Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 2.1

Chương 2.1: Hội Thánh Phi-líp

131230hinh-nen-nhung-bong-hoa-cuc-trang-khoe-sac

Xã hội ở Phi-líp, xứ Ma-xê-đoan gổm các chiến sĩ giải ngũ, xoay sang canh tác và sản xuất, một số thợ thuyền chuyên đào mỏ vàng, một số con buôn các loại hàng Âu Á, kể cả các hành tơ lụa quý giá của Tiểu Á, một số đông nô lệ, và một Hội thánh của Chúa Cứu Thế, được hình thành và phát triển nhanh chóng dưới quyền điều khiển của Chúa Thánh Linh và sự chăm sóc của hai người truyền bá Phúc Âm Phao-lô và Si-la.

Hội thánh Phi-líp trong giai đoạn đầu chỉ gồm có gia đình bà Ly-đi và một số tín hữu. Nhưng từ khi Phao-lô nhân danh Chúa Cứu Thế giải phóng tầm hồn của cô gái nô lệ thì nhiều biến cố dồn dập xảy ra, vui buồn lẫn lộn, đem lại sỉ nhục và thương tích cho hai người truyền bá Phúc Âm, đồng thời cũng đem lại cho Hội thánh Phi-líp một thành phần mới mẻ và một ảnh hưởng ngày càng sâu rộng. Chúng ta lưu ý đến hai điểm chính trong giai đoạn phát triển Hội thánh Phi-líp.

anh-dep-canh-dong-hoa-tuyet-dep-11

I CUỘC VU CÁO, TRA TẤN VÀ GIAM CẦM NGƯỜI TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM TẠI PHI – LÍP

Chúng ta hãy nghe bài tường thuật sau đây, Công vụ 16:16- 24: Khi cô gái nô lệ được giải thoát, cô không còn bói toán nữa, tức là không làm tiền được nữa. Bỗng nhiên các chủ nô thấy mình mất nguồn lợi lớn, liền phản ứng một cách hiểm độc: họ quyết định đưa những người giải phóng nô lệ vào vòng tù tội, nghĩa là bắt họ làm một thứ nô lệ, cho ở từ mọt gông. Dù hành động không đem lợi lộc gì cho họ, nhưng ít nhất là họ đã cơn giận, hại được những người mà họ cho là phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc giải phóng cô nô lệ, hoàn lại cho cô nhân phẩm xứng đáng của con người.

Dĩ nhiên với sự ủng hộ của các chủ nổ La-mã và Hy-lạp khác cùng lo sợ cho quyền lợi chủ nhân ông, chống đối cuộc giải phóng những người nô lệ khốn khổ, các chủ nô của cô nô lệ tại thành Phi-líp đã dùng vũ lực bắt hai người truyền bá Phúc Âm, điệu hai ông ra tòa. Quan tòa là hai thị trưởng kiêm chức thẩm phán của thành phố. Bọn chủ nô tố cáo hai người truyền bá Phúc Âm những tội gì? Thứ nhất: tội làm rồi cuộc trị an thành phố, thứ hai, tội đặt ra những thói tục mới mà họ gọi là bất hợp pháp, và thứ ba, tội không phải là người La-mã, không phải là công dân Phi-líp, mà dám xâm nhập vào thành phố để truyền giáo. Xét cho cùng thì có lẽ họ cho tội thứ ba nặng nhất và là nguồn gốc của hai tội kia. Chúng ta không quên rằng dân thành phố Phi-líp đều có quốc tịch La-mã, dù là người gốc La-mã hay Hy-lạp. Họ kiêu hãnh tự tôn tự đại về quốc tịch La-mã và thói tục La-mã.

hoa-dao

Phao-lô và Si-la bị cáo đã làm rối loạn thành phố vì họ truyền bá Phúc Âm; tin mừng của Chúa Cứu Thế đem lại bình an hạnh phúc cho người tin nhận, nhưng đối với người không tin, Phúc Âm đã làm cho họ bối rối, Phúc Âm đã đảo lộn bảng giá tự cao của họ, Phúc Âm đã quấy rầy lương tâm họ.

Phao-lô và Si-la bị cáo đã đặt ra những thói tục mới có tính cách bất hợp pháp. Phúc Âm đem lại cho người tin nhận một nếp sống mới. Điều ấy không ai chối cãi. Nhưng nếp sống mới ấy có gì đặc biệt, và có bất hợp pháp không? Đó là vấn đề then chốt. Phúc Âm rao truyền tình bác ái nhân đạo cho người tin nhận Chúa Cứu Thế. Vì bác ái, nhân đạo nên trong cuộc sống hằng ngày, họ coi những người nô lệ như anh em ruột thịt, trong khi xã hội La-mã coi nộ lệ là vật sở hữu, có thể mua bán, lợi dụng, khai thác hay giết chết tùy ý. Chấp nhận và thực hành nguyên tắc bình đẳng, bác ái giữa người với người, tết nhiên là trái hẳn nguyên tắc xã hội La-mã, pháp lý La-mã thời ấy.

0136838-1388-1385095047

Sau khi nghe lời tố cáo của bọn chủ nô, các quan tòa còn đang cứu xét, một đám đông dân chúng kéo vào ủng hộ phe chủ nô và chống nghịch các người truyền bá Phúc Âm. Bị áp lực quần chứng đông đảo, các quan tòa không còn lưu ý cán cân công lý nữa, mà chiều theo đám đông. Các quan tòa ra lệnh xé áo hai người truyền bá Phúc Âm, dùng roi tra tấn, hình phạt hai ông về một tội họ vẫn chưa định rõ là tội gì. Xé áo một người giữa công chúng là một hình phạt sĩ nhục, bởi vì người thời ấy phần đông chỉ có một tấm áo che thân, chứ không mặc quần.

Trận đòn vọt tra khảo của người La-mã thật là khủng khiếp, thường tội nhân phải bị đánh 39 roi, thịt bị bầm nát. Các lý hình La-mã là nhân viên phụ tá quan tòa thường vác theo một bó gậy lớn, một số gậy có đính lưỡi rìu. Các quan tòa ra lịnh cho giám ngục giam chặt hai người truyền bá Phúc Âm trong một thứ xà lim thời đó, đã giam kỹ như thế mà hai chân của họ còn bị cùm lại nữa.