Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 1.2

Chương 1.2: Bối Cảnh Lịch Sử

hoa-dao

Hội Thánh Phi-líp

Hội thánh được thành lập đầu tiên tại Phi-líp vào lúc nào, trong trường hợp nào và gồm những ai?

A. Nguồn sử liệu đầy đủ nhất về lịch sử hình thành Hội thánh Phi-líp được bác sĩ Lưu-ca ghi chép trong sách Công-vụ Các Sứ-đồ chương 16.

Năm 50 SCN, tức là độ 20 năm sau khi Chúa Cứu Thế hi sinh và sống lại, ngay sau Hội nghị Cộng đồng Hội thánh tại Gỉê-ru-sa-lem, sứ đồ Phao-lô và Si-la trong cuộc truyền giáo nước ngoài vòng thứ nhì, đã lìa căn cứ An-ti-ốt nước Sy-ri, hướng về phía bắc ghé thăm các Hội thánh Đạt-ba và Lý-trà xứ Ga- la-ti, tức là các Hội thánh Phao-lô đã sáng lập trong cuộc truyền giáo thứ nhất. Vùng này thường được gọi là trung bộ Tiểu Á. Tại Lý-trà, một thanh niên mới tin Chúa được Hội thánh làm chứng tốt, đã gia nhập đoàn truyền giáo. Thanh niên Ty-mộ- thư về sau đã trở thành một người cộng tác đắc lực nhất nhì của sứ đồ Phao-lô, và cũng là nhà truyền giáo có tâm hồn bừng cháy Thánh Linh giống như Phao-lô.

anh-dep-canh-dong-hoa-tuyet-dep-11

Đoàn truyền giáo theo đại lộ lát đá tiến về phía Tây. Phao- lô định trực chỉ qua hải cảng Ê-phê-sô, thủ phứ xứ A-si, nhưng Chúa Thánh Linh cho ông biết chưa phải lúc truyền giáo tại vùng A-si. Phao-lô quay lên phía bắc, định lên xứ Bi-thy-ni, nằm dọc Hắc Hải, nhưng Chúa Thánh Linh cũng ngăn cấm.

Đoàn truyền giáo liền đổi hướng đi về Tây bắc, đến hải cảng Trô-ách nằm bên bờ biển Égée, phân cách giữa Á châu và Âu châu. Phao-lô trông chờ Chúa hướng dẫn đoàn truyền giáo đến đung nơi, đúng lúc, đúng người Chúa muốn. Quả nhiên, Chúa chỉ dạy ông cách rõ rệt qua một khải tượng. Khải tượng là một trường hợp Chúa cho con người biết ý chỉ, đường lối, chương trình Ngài qua một câu chuyện đương sự nghe rõ ràng, hoặc một biến cố diễn ngay trước mắt đương sự, giữa lúc tĩnh táo như thường hay trong lúc xuất thần, hoặc một đôi trường hợp trong giấc mộng đặc biệt. Qua khải tượng, Phao-lô thấy một người Ma-xê-đoan đến đứng trước mặt, khẩn khoản: “Xin ông qua xứ Ma-xê-đoan cứu gíup chúng tôi!”

Trước thời vua Phi-líp II, là hoàng đế Á-lịch-sơn, Ma-xê- đoan là một xứ giáp ranh với Hy-lạp, tuy cùng một giống người và ngôn ngữ, nhưng xứ sở kém mở mang hơn. Tuy nhiên, từ thời vua Phi-líp thông nhất lãnh thổ bán đảo Hy-lạp, và nhất là từ khi hoàng đế Á-lịch-sơn đem quân Hy-lạp chiếm đóng cả đế quốc Ba-tư, thì Má-xê-đoan và Hy-lạp đã đồng hóa nước, dù vẫn còn vài điểm khác biệt. Họ di cư, lầm ăn, buôn bán, dạy học khắp Tây phương, nhất là vùng bờ biển Tiểu Á.

hoa-dep-2

Có lẽ đối với một người du lịch rộng, quen biết nhiều như Phao-lô, việc gặp người Ma-xê-đoan không phải là việc bất thường, hiếm có. Nhưng lần này trong khải tượng, người Ma- xê-đoan mang một ý nghĩa khác thường. Người Ma-xê-đoan đại diện cho các dân tộc Âu châu, các dân tộc da trắng, các dân tộc xưng là văn minh nhất, thường tự phong chức làm thầy khai phóng thiên hạ.

Xét về phương diện vật chất, họ giàu có hơn nhiều dân tộc; về phương diện văn hóa, họ được khắp thế giới Tây phương kính trọng, vì nể; về phương diện triết học, họ là bậc thầy thiên hạ. Về phương diện tôn giáo, họ đã có quá nhiều tôn giáo danh tiếng của cả Á đông lẫn Âu châu. Như thế họ còn cần gì nữa? Họ cần sự cứu giúp. Họ cần ân cứu rỗi. Họ cần Chúa Cứu Thế. Và năm 50 SCN, Phao-lô hướng dẫn đoàn truyền giáo từ Á châu vượt biển Égée đổ bộ lên bờ biển Hy-lạp – Ma-xê- đoan, tiến vào thành Phi-líp để truyền bá Phúc Âm.