Chương 4-Lịch Sử Truyền Giáo (P2)
II. HỘI TRUYỀN GIÁO LUÂN ĐÔN
Khi Carey vừa đặt chân lên đất Ấn-độ thì ở Luân-đôn có nhiều cuộc họp được tổ chức với sự tham dự của nhiều người thuộc các nhóm Độc-lập, Trưởng-lão, và nhóm “Phúc Âm” (Evangelical) của Anh Quốc Giáo Hội. Lúc đầu, tổ chức mới này lấy tên là “Hội Truyền Giáo” (The Missionary Society) để giữ đặc tính liên giáo phái, và để cho đúng nguyên tắc căn bản của Hội.
“Nguyên tắc căn bản của Hội Truyền giáo không phải là phổ biến giáo lý của Hội Trưởng-lão, của nhóm Độc-lập, của Hội Giára-lý hay của bất cứ một hình thức tổ chức Giáo hội nào cả, nhưng là để Phổ biến Tin Lành Vinh Hiển của Đức Chúa Trời cho người chưa tin, rồi để thực sự những người mới tin nhận Chúa muốn gia nhập vào tổ chức nào họ thấy là thích hợp với Lòi Chúa hơn cả.
Vào ngày 10 tháng 8 năm 17%, ba mươi giáo sĩ đầu tiên của Hội Truyền giáo Luân-đôn đáp chiếc tàu riêng của Hội qua Tahiti. Thủy thủ đoàn của tàu này gồm toàn những người được lựa chọn theo hai tiêu chuẩn: Lòng tin kính Chúa và Kinh nghiệm hải hành. Viên thuyền trưởng James Wilson tình nguyện làm việc không lương. Ông này vốn là tay vô thần, nhưng đã được Chúa thăm viếng và bắt phục trong một chuyến du hành hết sức nguy hiểm và ông đã quyết định phải làm một việc gì để góp phần vào việc truyền bá Tin Lành.
III. HỘI TRUYỀN GIÁO GIÁO HỘI (CHURCH MISSIONARY SOCIETY)
Hội này được sáng lập ở Luân-đôn vào ngày 13 tháng 4 năm 1799. Lúc đầu Hội muốn chọn lựa giáo sĩ trong số các Mục sư Truyền đạo, vì thấy một số “Giáo sĩ tín hữu” của Hội Truyền giáo Luân-đôn đã bỏ cuộc quá sớm. Nhưng lúc đầu rất khó khăn tìm được người tình nguyện. Mãi đến mấy năm sau Hội mới tuyển được hai giáo sĩ người Đức, thuộc giáo phái Luther, và gởi họ đi Tây Phi. Với một bước đầu khá khiêm tốn như vậy, Hội Truyền giáo Giáo hội đã lần lần trở thành một trong những Hội Truyền giáo lớn nhất của Giáo hội Cải Chánh.