Chương 24-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh
CHƯƠNG 24: CHÚA JÊ-SUS CÓ VÀO CHỖ Ở CỦA KẺ CHẾT KHÔNG?
Tôi nghĩ là chưa bao giờ trong “hộp thư thắc mắc” tôi đặt trong một thành phố nào mà lại không có một ai đó đặt câu hỏi. IPhi 3:18-20 ngụ ý dạy gì khi viết rằng Chúa Jê-sus đã đi giảng cho các linh hồn bị tù? Một giải đáp rất đơn giản cho thắc mắc này, là câu ấy ngụ ý dạy chính điều câu ấy dạy, nhưng có điều là chúng ta phải cẩn thận lưu ý xem đúng ra thì câu ấy dạy gì.
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta vào đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người đuợc cứu bởi nước, là chỉ có tám người” (3:18-20)
Với nhiều người điểm khó hăn của khúc sách này là dường như nó gợi ý rằng ChúaJê-sus đã thật sự vào tận chỗ ở của những người chết, và truyền giảng cho các (tâm) linh bị tù ở đó. Với số người này, ý niệm ấy dường như hàm ý là vẫn còn có một cơ hội cho người ta ăn năn sau khi đã chêt rồi. Nhiều người đã cố tìm cách giải thích mấy câu này để né tránh cách kết luận ấy, bằng cách bảo rằng phần (tâm) linh được (làm cho) sống của Ngài ở đây, là Đức Thánh Linh. Họ bảor ằng trong Đức Thánh Linh, Chúa Cứu Thế Jê-sus đã truyền giảng qua trung gian Nô-ê (lúc ông đóng chiếc tàu) cho các (tâm) linh bấy giờ đã không chịu vâng lời nên hậu quả là giờ đây, đang bị cầm tù.
Một tác giả là ông William Kelly đã lý luận bênh vực cho cách lý giải này bằng nhiều tài năng và sự khôn khéo đồng thời với một phần phô trương kiên thức rộng rãi về văn phạm Hi-văn của mình. Về sự hiểu biết Hi-văn hiếm có của ông Kelly thì chẳng có gì để thắc mắc, tuy nhiên, tôi nghĩ là ông đã thất bại trong việc giữ cho luận cứ của ông có thể đứng vững. Sau tất cả những gì đã được nói, theo tôi thì dường như cách lý giả này là cượng giải.
Từ ngữ linh hồn (tâm linh, spirit) trong câu 18 không thể có nghĩa là Đức Thánh Linh. Một nét tương phản đã được vạch ra giữa hai phần của bản tính của Chúa Cứu Thế: phần xác thịt trong đó Ngài đã bị xử tử, và phần linh hồn (tâm linh) trong đó Ngài đã được (làm cho) sống lúc xác thịt của Ngài bị xử tử. Trong khi thân xác Ngài nằm bất đồng vì đã chết, thì phần tâm linh được (làm cho) sống của Ngài đã đi truyền giảng cho các tâm linh bị tù. Theo tôi thì dường như đây là cách lý giải thích đáng duy nhất cho các từ ngữ ấy; và nếu cần hiểu đúng Kinh điển ngụ ý ấy; và nếu cần hiểu đúng Kinh điển gnụ ý nói gì, thì chúng ta phải hiểu là Kinh điển đã ngụ ý muốn nói như thế.
Cho dù có là như thế, thì phải chăng việc này dẫn đến một “giai đoạn học tập” thứ hai cho những người đã chết torng sự không vâng lời Đức Chúa Trời, mà hậu quả là đã phải đến nơi chịu trùng phạt và đau đớn? Cho dù nếu có là như thế đi chăng nữa, chúng ta không nên gán ép điều đó cho phần ký thuật này. Trái lại, chúng ta phải công minh với Kinh điển cho dù sách ấy có khớp đúng với các lý thuyết của chúng ta hay không.
Nhưng sự thật là cách hiểu này không hề dẫn đến một giai đoạn học tập thứ hai nào cho những người đã chết trong sự không vâng lời, mà hậu quả là phải vào nơi chịu trừngphạt và đau đớn cả. Điều này sẽ được làm sáng tỏ nêú chúng ta lưu ý đến ba việc: một là nếu chúng ta chú ý xem Chúa Jê-sus đã đi truyền giảng cho ai; hai là nếu chúng ta chú ý xem Ngài đã truyền giảng gì cho họ; và ba là nếu chúng ta chú ý xem các kết quả của công tác truyền giảng đó của Ngài.
CHÚA JÊ-SUS ĐÃ TRUYỀN GIẢNG CHO AI?
Trước hết, Chúa Jê-sus đã truyền giảng cho ai? Bạn sẽ trả lời: “Cho các tâm linh (linh hồn) bị tù”. Những những người bị tù đó là ai? Phải chăng đó là linh hồn (tâm linh) của những người đã chết rồi, những kẻ gian ác? Đã chẳng có gì cho thấy họ là những người như thế cả. Từ ngữ tâm linh (spirits) đã chẳng bao giờ được dùng theo cách bất định tính để chỉ các linh hồn (tâm linh) của những người đã chết, mà nó luôn luôn được dùng để chỉ các thiên sứ hay các hữu thể siêu nhiên (xem He 1:7,14; Mat 10:1; Mac 3:11; Lu 6:18; 7:21; Cong 19:12; IGi 4:1 và nhiều chỗ khác nữa). Chỗ duy nhất trong Kinh điển mà các tâm linh đã được dùng để chỉ loài người không giống như thế là He 12:23., Chắc chắn rằng nó thường được sử dung suy nhất hơn để chỉ các thiên sứ hoặc các hữu thể siêu nhiên khác.
Nếu ở đây, chúng ta lý giải là nó ám chỉ các hữu thể siêu nhiên, thì lẽ dĩ nhiên việc truyền giảng kia không hề dùng cho loài người vốn là những kẻ gian ác vào thời Nô-ê, nhưng là dành cho các hữu thể siêu nhiên đã không vâng lời vào thời ấy và hiện đang bị tù do hậu quả của sự không vâng lời đó. Có những khúc sách nào trong Kinh điển nói bóng gió rất có những hữu thể siêu nhiên không vâng lời vào thời cả Nô-ê mà hậu quả là hiện đang bỏ tù không? Có đấy?
Trong Sa 6:2 chúng ta được bảo cho biết là “các con trai của Đức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ” . Nhiều nhà giải kinh hiểu “các con trai của Đức Chúa Trời” trong khúc sách này là con cháu của Sết, một nhân vật tin kính; nhưng nếu cần phải lý giải Kinh điển bằng Kinh điển, thì dường như đó phải là các thiên sứ. Dường như điều này vốn được Giu 1:6 đề cập rõ ràng, khi chúng ta được bảo cho biết về “các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình” thì hậu quả là đã bị cầm giữ bằng “dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời…..để chờ ngày phán xét”. Và trong câu tiếp theo đó, chúng ta được bảo cho biết cũng như những kẻ (nghĩa là các thiên sứ) ở trong các thành phố Sô-đôm và Gô-mô-rơ cũng buông theo sự dâm dục và sắc lạ (bản Anh văn là Strange flesh: xác thịt lạ)
Vậy, căn cứ vào đây thì dường như đã rõ ràng tội của các thiên sứ là tội buông theo xác thịt lạ, cũng chính là tội đã được đề cập ở Sa 6:1-3. Hơn nữa, chúng ta còn đọc thấy “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét” (IIPhi 2:4). Điều hàm ý trong tất cả những chỗ vừa kể trên đây rõ ràng là các tâm linh mà Chúa Jê-sus giảng đạo cho lúc Ngài đến chỗ ở của kẻ chết, là các thiên sứ đã phạm tội vào thời Nô-ê, và hiện đang bị cầm tù do hậu quả của tội ấy.
NGÀI ĐÃ GIẢNG GÌ?
Điều tiếp theo chúng ta cần lưu ý, là động từ được dịch ra là “giảng” trong IPhi 3:18-20 có nghĩa gì. Có hai từ ngữ thường được dùng trong Tân ước kinh và đều được dịch ra là “giảng”. Một có nghĩalà “giảng Phúc âm”. Chữ kia có nghĩa “thông báo” (to herald: rao loa để thông báo một nhà vua sắp giáng lâm, hay về vương quốc của vua ấy). Chữ đã được dùng trong khúc sách này là chữ thứ hai.
Trong khúc sách này, đã không có sự gợi ý nào là Phúc âm ban sự cứu rỗi đã được truyền giảng cho bất kỳ một người nào. Nhà vua và vương quốc của nhà vua ấy đã được thông báo. Thế thì, cho dù chúng ta có hiểu “các tâm linh bị tù” có nghĩa là linh hồn của những ngưtời đã chết trong tội lỗi, thì cũng chẳng có chút ám chỉ bóng gió nào về một giai đoạn học tập khác cả. Chúng ta chỉ đơn giản được bảo cho biết rằng Nhà Vua và vương quốc của nhà vua ấy đã được thông báo cho họ đều biết mà thôi. Chúa Cứu Thế đã từng được thông báo là Vua trên trời, trên đất, và cả trong hoả ngục nữa.
CÁC KẾT QUẢ CỦA CỘNG TÁC RAO GIẢNG CỦA NGÀI
Thứ ba, xin lưu ý các kết quả của công tác rao giảng này. Đã chẳng có một chữ nào gợi ý rằng có bất kỳ một linh hồn (tâm linh) nào bị tù đã nhờ đó mà ăn năn quy đạo. Nếu có, chắc chúng ta phải được cho biết từ nhiều nguồn khác hơn là khúc sách này; nhưng đã chẳng có một khúc sách nào ở bất cứ chỗ nào khác trong Kinh điển gợi ý rằng đã có một người nào ăn năn quy đạo hay được cứu rỗi và kết quả của lần truyền giảng này. Rõ ràng chủ đích của cuộc truyền giảng này vốn không phải là nhằm cứu rỗi những kẻ đã bị diệt vong rồi nhưng chỉ là thông báo về Nước Trời và Nhà Vua cho toàn thể vũ trụ.
Rồi đây sẽ có lúc “mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jê-sus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi 2:10-11)
Thế nhưng việc những con người và các thiên sứ không vâng lời này bị bắt buộc phải tôn xưng Chúa Cứu Thế, sẽ chẳng đem được sự cứu rỗi đến cho họ. Toàn thể chúng ta phải chọn hoặc là tôn xưng và tiếp nhận Chúa Cứu Thế bằng chính ý chí tự do của mình ngay bây giờ để nhờ đó mà được cứu rỗi, hoặc là sẽ phải tôn xưng và công nhận Ngài trái với ý của chúng ta trong đời hầu đến.
Sẽ có một lúc nào đó, chúng ta phải tôn xưng Ngài. Sẽ có một ngày chúng ta phải quì gối xuống trước mặt Ngài. Phước thay cho người nào chịu vui vẻ quì gối xuống trước Chúa Jê-sus ngay bây giờ, đúng lúc còn có thể học tập để biết ton xưng rằng Chúa Cứu Thế Jê-sus là Chúa Tể để tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha. Phước thay cho người nào chẳng đợi cho đến lúc bị bắt buộc rồi mới chịu làm việc ấy, và khi sự tôn xưng ấy sẽ chẳng đem được sự cứu rỗi đến cho mình.