Chương 2-Lịch Sử Truyền Giáo (P3)

III. CÁC BUỚC TIẾN LẺ TẺ CỦA GIÁO HỘI TỪ NĂM 500 ĐẾN NĂM 1500

hummingbird-flower

Mặc dù trong khoảng 1000 năm Giáo hội bị hủ hoá trên hầu hết mọi phương diện, lịch sử cũng có ghi nhận được 6 phong trào truyền giáo: 3 phong trào ở Âu Châu, 2 ở Á Châu và 1 ở Bắc Phi. Chỉ có 3 phong trào ở Âu Châu là còn để lại ảnh hưởng đến bây giờ còn 3 phong trào sau đều đã biến hẳn khi thời đại trung cổ chấm dứt (năm 1500).

A. Ba Phong Trào Truyền Giáo ở Âu Châu

1. Phong Trào Ái-nhĩ-lan

Vào thế kỷ thứ 6 và thứ 7, các tu sĩ Ái-nhĩ-lan và môn đê do họ huấn luyện đã gây được một ảnh hường truyền giáo rất quan trọng ở Âu Châu. Trong số những người này có Columba là nhà truyền giáo chẳng những đã đem Cơ-đốc giáo đến cho dân tộc Scots ở Tô-cách-lan và còn thiết lập được một trung tâm huấn luyện truyền giáo nổi danh nhất lịch sử Giáo hội tại đảo Iona. Chính những vị giáo sĩ do trung tâm Iona đào tạo đã dẫn dắt phần lớn Anh quốc gia nhập Giáo hội, và từ Anh quốc phong trào truyền giáo lan tràn qua lục địa Âu châu, đến Đức quốc, Pháp quốc, Ý-đại- lợi và Trung Âu.

Trên thực tế, các vị tu sĩ Ái-nhĩ-lan này không phát động một phong trào truyền giáo rộng lớn, vì họ chẳng những không có tổ chức chặt chẽ mà cũng không có kế hoạch hoạt động nữa. Nhiều khi họ còn đi kiếm những chỗ xa vắng hoang vu để tu tâm dưỡng tính và xa lánh những cảnh thối nát trong thế gian. Nhưng khi tiếng tăm về đời sống thanh bạch đạo đức của họ truyền ra, nhiều người liền tìm đến và đời sống thanh bạch của những người này đã thuyết phục người ta tiếp nhận Phúc Âm.

2. Phong Trào Truyền Giáo của Giáo hội La-mã Hướng về Bắc Âu.

Các vị giáo sĩ Ái-nhĩ-lan thường truyền giáo tùy theo sự thúc giục và sáng kiến cá nhân, giống như các người Cơ- đốc vào buổi ban đầu của Hội Thánh. Nhưng đến năm 596, Giáo hoàng Gregory chính thức phái một phái đoàn truyền giáo đại diện cho Giáo hội để đến vương quốc Kent, thuộc miền nam Anh quốc. Phái đoàn này gồm có 40 người và do tu sĩ Augustine đứng đầu.

Lúc đầu các người trong phái đoàn này lo ngại vì nghe đồn dân Anglo-Saxons rất hung dữ, và chính phái đoàn cũng bị nhà vua nghi kỵ. Nhưng trong khi đó, hoàng hậu là người Frank đã theo Cơ-đốc giáo khuyên nhà vua tiếp đón các nhà truyền giáo. Chỉ trong vòng một năm sau, nhà vua đã chịu báp tem và Giáo hội đã có chân đứng ở vùng Canterbury.

Mặc dù lúc đầu các giáo sĩ do Giáo hội La-mã sai phái không thành công mấy trong việc thuyết phục dân chúng theo đạo như các giáo sĩ Ái-nhĩ-lan, nhưng các giáo sĩ La- mã có lợi thế hơn nhiều vì họ là đại diện của một Giáo hội lớn, có thế lực, có tổ chức và tự cho mình thuộc Giáo hội do chính sứ đồ Phê-rơ thành lập. Các giáo sĩ Ái-nhĩ-lan thường bất đồng ý kiến với các giáo sĩ La-mã về cách truyền giáo, nhưng lần nào các giáo sĩ La-mã cũng được La-mã xử thắng, cho nên đến cuối cùng, giáo hội Ái- nhĩ-lan phải đi đến quyết định hoàn toàn chấp nhận đường lối của La-mã. Quyết đinh này đưa đến điều kiện buộc các giáo sĩ Ái-nhĩ- lan từ Anh quốc qua truyền giáo ở Friesland và Đức quốc hoạt động phải được La-mã cho phép. Tuy nhiên việc La- mã cho phép cũng phải còn-tùy thuộc vào sự ủng hộ của các vua dân Franks.

Ví dụ điển hình nhất của sự cấu kết giữa chính quyền và giáo quyền là trường hợp của hoàng đế Charlemagne (768- 814). Charlemagne đánh bại dân Saxons và buộc họ phải gia nhập Cơ-đốc giáo, chịu báp-tem. Nhưng vừa khi quân đội của Charlemagne rút đi thì dân Saxons lại bỏ đạo, và Charlemagne lại phải kéo quân chinh phạt, gây ra bao nhiêu cuộc đổ máu nữa, cho đến khi dân Saxons bị bắt phục hoàn toàn và chịu gia nhập giáo hội vĩnh viễn.

Đến cuối thế kỳ thứ 11, vùng Scandinavia cũng trở thành vùng “có đạo” vì vua của họ đã gia nhập Giáo hội. Dân chúng thấy vua mình gia nhập thì họ cũng gia nhập theo. Như vậy hầu hết Âu Châu đã trở thành những vùng, “có đạo” và ảnh hưởng của giáo hội trên vùng này được duy trì khá lâu.

Xin lưu ý những thành ngữ ”gia nhập Giáo hội” và “có đạo” dùng ở trên đây, vì thực ra không ai biết trong số những người bị Charlemagne ép theo đạo, và những người về hùa theo vua mình gia nhập Giáo hội, có mấy người đã thật sự nhận biểt mình là người có tội, đã nhận lấy sự cứu rỗi của Chúa Jê-sus và đã được Thánh Linh tái sanh? Căn cứ trên sử liệu, ta có thể tin rằng phần lớn các “tín đồ” trên đây là tín đồ hữu danh vô thực. Những phong trào gia nhập Giáo hội cách tập thể, hoặc vì “về hùa” hay vì bị chánh quyền ép buộc, như chúng ta đã thấy từ thời hoàng đế Constantine đến nay, đều ngược với Phúc Âm thuần túy của Chúa Jê-sus. Trong Giăng 3:16 chính Chúa Cứu Thế Jê-sus nói: “Hễ ai tin con Đúc Chúa Trời,” tức là “bất cứ người nào, bất cứ cá nhân nào tin”, chứ không phải “tập thể, tập đoàn” nào.

3. Các Phong Trào Truyền Giáo của Giáo hội Chính Thống (Hy-lạp) Hướng về Đông Âu

Hai phong trào truyền giáo Âu-châu mà ta vừa nghiên cứu trên đây, một bất nguồn từ Ái-nhĩ-lan và một từ La-mã, đã liên kết với nhau duới sự kiểm soát của La-mã và hoạt động ở vùng Bắc Âu, cho đến tận bờ biển Baltic. Phong trào truyền giáo Âu Châu thứ ba bắt nguồn từ Constantinople thuộc Thổ-nhỉ-kỳ bây giờ, đã đạt được kết quả mỹ mãn giữa vòng dân Slaves, và không chịu ảnh hưởng của La-mã.

Hai tu sĩ Hy-lạp là Cyril (cũng gọi là Constantine) và Methodius (năm 863-885) đã đến truyền giáo cho dân Slaves ở Trung Âu (hiện nay là nước Tiệp-khắc CZECH và nước SLOVAK). Họ đặt ra mẫu tự, lối viết và dịch Kinh Thánh. Sau đó có cuộc tranh chấp với La-mã về thứ ngôn ngữ chính thức được dùng trong các buổi lễ tôn giáo. Cuối cùng dân Slaves ở Trung Âu đã thuận phục La-mã, nhưng dân Slaves Đông Âu nhất quyết trung thành với Constantinope. Vào thế kỳ thứ mười hoàng đế Vladimữ của đế quổc Nga-la-tư hướng dẫn thần dân mình gia nhập Giáo hội Chính Thống (Orthodox) và cho đến ngày nay Giáo hội này vẫn là giáo hội quan trọng nhứt ở Nga, Lỗ-ma-ni, Bảo- gia-lợi.

B. Hai Phong Trào Truyền Giáo ở Á Châu

1. Phong Trào Truyền Giáo Nestorian ở Á Châu

Nhóm Cơ-đốc giáo chấp nhân thuyết của Nestrorius hoạt động hướng về phía đông, qua đế quốc Ba-tư, vào Ấn- độ và vào cả Trung quốc. Phong trào truyền giáo này rất ít được thế giới tây phương biết đến, và cũng không có nhiều sử liệu chính xác ghi nhận. Rất có thể nhóm Cơ-đốc giáo này đã đến Trung-hoa vào khoảng năm 635, đã thâu đạt được một số kết quả, đã tồn tại trên lục địa Trung-hoa chừng 7 thế kỷ, và được gọi là “Cảnh Giáo” trong các sách vở bằng tiếng Trung-hoa. Trong khi người Mông-cổ, tức là triều đại nhà Nguyên, thống trị Trung-quốc, Cảnh Giáo có nhiều liên hệ với chánh quyền nên khi người Hán nổi lên đuổi được quân ngoại xâm, xây dựng nhà Minh thì Cảnh Giáo cũng tiêu tan gần hết.

2. Phong Trào Truyền Giáo Francisco ở Trung-hoa

Một tu sĩ Francisco tên là “Giăng người Monte Corvino” đến Bắc Kinh năm 1294 là năm Hốt Tất Liệt Kublai Khan băng hà. Mặc dù gặp nhiều khó khăn vì bị nhóm Nestorian ghen tị gièm pha, phong trào truyền giáo Franciscan cũng thâu lượm được một ít kết quả, nhưng cũng như nhóm Nestorian, nhóm Franciscan đã bị quét sạch khi người Hán đuổi được quân xâm lăng Mông-cổ ra khỏi bờ cõi.

C. Phong Trào Truyền Giáo Bắc Phi

Như ta đã thấy ở mấy chương trên đây, vùng Bắc Phi Châu tiếp nhận Cơ-đổc giáo rất sớm và Alexandria ở Ai-cập là một trung tâm thần học không thua kém gì An-ti-ốt, Constantinople hay La-mã. Nhưng khi Hồi-giáo dấy lên thì Cơ-đốc giáo bị quyét sạch khỏi Bắc Phi và quân đội Hồi- giáo chiếm đóng cả bán đảo Tây-ban-nha (nước Tây-ban- nha và Bồ-đào-nha). Từ đó trở đi Cơ-đốc giáo, hay nói cho đúng hơn là những quốc gia mệnh danh là quốc gia Cơ-đốc, chỉ “nói chuyện” với người Hồi-giáo bằng gươm dao thù hận, điển hình nhất là những cuộc viễn chinh của những đạo quân mang dấu chữ thập.

Nhưng Raymond Lull, một thanh niên Tây-ban-nha quê ở đảo Majorca lại có ý nghĩ khác hẳn. Thanh niên này thuộc thành phần khá giả, nhưng đồi sống đã được biến đổi và đã có một đời sống thuộc linh vững chãi. Ông ta nghĩ rằng: dao kiếm chỉ gây ra thù hận, nhưng lẽ phải sẽ thuyết phục được người Hồi-giáo. Ông ta liền nghiên cứu lý thuyết Hồi- giáo, soạn ra một phương pháp hội thảo, và đề nghị lập một ban nghiên cứu văn hóa tôn giáo Á-rập để chuẩn bị một số giáo sĩ hoạt động ở Bắc Phi. Khi Raymond Lull đặt chân đến Tunis để thực hiện chương trình và đường lối truyền giáo của mình thì ông ta đã khá cao tuổi. Mặc dù ông thảo luận rất xuất sắc, lập luận rất sắc bén về Đạo Chúa, nhưng ông đã làm phật lòng các lãnh tụ Hồi-giáo. Đáng lẽ họ đã xử tử ông, nhưng vì kính nể tuổi tác của ông, họ chỉ trục xuất và cấm ông trở lại Bắc Phi. Ông không chịu tuân hành lệnh này, đã tìm cách trở lại nhiều lần. Lần cuối cùng ông bị bắt và bị xử tử, lúc ông được 80 tuổi (năm 1315).

Mặc dù Raymond Lull không thu lượm được kết quả nào đáng kể, nhưng đường lối truyền giáo cũng như gương can đảm và kiên trì của ông đã ảnh hưởng sâu xa trên những nhà giáo sĩ cho các dân tộc Hồi-giáo thời đó và sau này.