Chương 11-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh

CHƯƠNG 11: ĐÊ-BÔ-RA CA TỤNG KẺ SÁT NHÂN GIA-ÊN

images (5)

Người ta thường dẫn chứng để chống lại nguồn gốc của Thánh Kinh vốn từ Đức Chúa Trời rằng bộ sách ấy bênh vực và đề cao việc Gia-ên đã lừa dối để giết Si-sơ-ra, và rất bất cứ một quyển sách nào bênh vực cho một hành động tàn ác và lường gạt như thế đều không thể có tác giả là Đức Chúa Trời.

Câu trả lời thật đơn giản cho thắc mắc này, là Thánh Kinh chẳng bênh vực cũng chẳng đề cao hành động của Gia-ên. Thánh Kinh chỉ ghi lại hành động ấy với tất cả chi tiết mà thôi. Bộ sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra, vị nữ tiên tri đang làm quan xứ cho dân Y-sơ-ra-ên vào thời đó (Cac Tl 4:4) đã nói tiên tri rằng Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một phụ nữ (4:4). Sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra và ông Ba-rác, trong hoan ca tán tụng Đức Giê-hô-va của họ sau khi họ được giải phóng khỏi ách áp bức tàn bạo của Si-sê-ra, đã nói rằng “Nguyện cho Gia-ên, vợ Hê-be, người Kê-nít. Được phước giữa các người đàn bà! Nguyện người được phước giữa các đàn bà ở trong trại!” (Cac Tl 5:4)

Tuy nhiên, đã chẳng có chỗ nào khác trong phần ký thuật của Thánh Kinh nói bóng gió gì về việc Đê-bô-ra và Ba-rác đã nói như thế là do Đức Chúa Trời cảm thúc (linh cảm) trong bài ca cảm tạ và tán tụng ấy. Khi Thánh Kinh đề cập bà Đê-bô-ra với cương vị nữa tiên tri thì bộ sách ấy đã chẳng hề phải chịu trách nhiệm về mọi hành động và lời nói của bà Đê-bô-ra nhiều hơn là phải chịu trách niệm về mọi hành động và lời nói của Ba-la-am, người cũng đã được đề cập là “mọi tiên tri” (IIPhi 2Pr 2:16). Trong tất cả các khúc sách mà Thánh Kinh đề cập Ba-la-am như một nhà tiên tri, thì đều đề cập việc ông ta đã bị quở trách vì các tội lỗi mình.

Thánh Kinh không hề dạy rằng mọi lời nói ra của tất cả các nhà tiên tri đều là lời được linh cảm của Đức Chúa Trời. Trái lại, Thánh Kinh dạy rằng một nhà tiên tri có thể nói dối (xem IVua 1V 13:11-18). Chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh biện minh cho hành động của Gia-ên. Sách ấy chỉ ghi lại hành động đó mà thôi. Thánh Kinh ghi lại lời của Đê-bô-ra và Ba-rác ca tụng hành động ấy nhưng đã không có chỗ nào nhận trách nhiệm về lời ca ngợi ấy. Do đó, chúng ta không nhất thiết phải cố tìm cách biện minh cho tất cả các chi tiết của cách ăn ở cư xử của Giô-ên, và lẽ tất nhiên cũng chẳng cần chi phải biện minh cả cho cách ăn ở cư xử nói chung của bà nữa.

Thế nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên phê phán bất công đối với Gia-ên. Chúng ta không thể phê phán bà bằng ánh sáng của đạo đức học trong Tân ước kinh, vì bà đã sống khoảng ba trăm năm trước Chúa Cứu Thế. Bà đã sống trong một thời đại của sự bạo tàn. Hơn nữa, bà phải đối phó với một kẻ áp bức tàn ác đang gây tàn hại trong dân sự. Đây là một thời kỳ chiến tranh – một trận chiến tranh không diễn ra với các ý niệm hiện đại về chiến tranh – nên chúng ta phải phê phán bà dưới làn ánh sáng của các hoàn cảnh trong đó bà đang sống. Tuy nhiên, cho dù cách hành xử của bà có lẽ không thể biện minh đi chăng nữa, nó vẫn không hề ảnh hưởng chút nào đến sự kiện đã được kiểm chứng về nguồn gốc của Thánh Kinh là từ Đức Chúa Trời. Bộ sách ấy đã tuyệt đối không tìm cách bênh vực cho bà; nó chỉ mô tả cách hành xử của bà mà thôi.