Chương 1-Lịch Sử Truyền Giáo (P1)
THỜI ĐẠI THƯỢNG CỔ
(Từ năm 30 đến thế kỷ thứ 5)
CƠ-ĐỐC GIÁO LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN SUỐT NĂM THẾ KỶ ĐẦU TIÊN
I. BỐI CẢNH
Vào thời đại này (30-500), Giáo hội phần lớn phát triển trong các quốc gia nằm quanh Địa trung hải, là vùng chịu ảnh hưởng của ba nền văn minh lớn đang ở vào thời kỳ cực thịnh: Ну-lạp, La-mã và Do-thái. Cả ba nền văn minh này đều đóng những vai trò tương đối quan trọng trong sự phát triển của Cơ-đốc giáo vào mấy thế kỷ đầu tiên.
Các yếu tố của nền văn minh Ну-lạp rất dễ nhận thấy và gồm có nghệ thuật, kiến trúc, văn học, ngôn ngữ, khoa học và triết học. Người Ну-lạp đã biết áp dụng khoa học vào việc tổ chức du hành và nghiên cứu địa lý nên ta có thể dựa vào các tài liệu khá chính xác của họ để nghiên cứu sách Công vụ các Sứ đồ về phương diện địa hình, địa lý.
Ngôn ngữ Ну-lạp được coi là phong phú uyển chuyển nhất thế giới và đã được dùng làm ngôn ngữ chính trong việc giao tế giữa các dân tộc khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Âu và Tây Âu thời bấy giờ. Toàn bộ Thánh Kinh Tân Uóc được viết bằng Hy văn và vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, toàn bộ Cựu Ước cũng đã được dịch ra tiếng Hy-lạp.
Khi đế quốc Ну-lạp do Á-lịch-sơn Đại đế (Alexander the Great) khai sáng đã bị suy sụp thì La-mã đã thay thế Hy-lạp và nắm quyền bá chủ một đế quốc rộng lớn bao quanh Địa trung hải. Đế quốc La-mã rất bao la, từ bán đảo Tây-ban-nha về phía Tây đến dòng Phát-giang (Euphrates) về phía đổng, từ Bắc Hải về phía bắc đến sa mạc Sahara về phía nam. Đế quốc La-mã có một dân số đa chủng đông đến một trăm triệu người và gồm các chủng tộc La-mã, Hy-lạp, Ai-cập, Đức, Celts, Anh, Pháp v.v… Quân đội La-mã đi đến đâu là mở mang đường sá đến đó để tiện việc chinh phạt, phòng thủ và dễ dàng giao thông thương mại.
Đế quốc La-mã rất chú trọng đến pháp luật và trật tự. Nhờ có đường sá tiện lợi, các quân đoàn La-mã có thể kéo đi chinh phục và bảo vệ An ninh cách dễ dàng và hễ (hoặc xứ) nào An ninh được tái lập thì chính quyền La-mã liền đặt các tổng trấn kiêm thẩm phán tối cao trong xứ để phòng thủ biên cương và duy trì luật pháp. La-mã thống tận toàn đế quốc với bàn tay sắt, thu thuế không chừa vùng nào và trừng phạt nặng nề những ai nổi lên chống đối chính quyền. Nhưng về phương diện tín ngưỡng thì triều đình La-mã lại có thái độ khá khoan dung. Nhờ đó Do-thái giáo (thờ phượng YAHWEH là Chân Thần duy nhất, theo Thánh Kinh Cựu Ước) được tự do hoạt động và các nhà hội được thiết lập không những ở xứ Palestine mà còn ở trên khắp đế quốc nữa.
Trong ba nền văn minh lớn nói trên, nền văn minh Do-thái gần với Cơ-đốc giáo hơn cả, vì Thánh Kinh Cựu Ước là nền tảng của nền văn minh Do-thái và cũng là sách loan báo trước việc Chúa Cứu Thế vào đời để thực hiện công cuộc cứu rỗi nhân loại. Lúc đó người Do-thái sinh sống rải rác khắp đế quốc La-mã nên đã dự phần rất quan trọng vào việc chuẩn bị nhiều dân tộc tiếp đón Chúa Cứu Thế và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Cơ-đốc giáo trong mấy chục năm đầu của lịch sử Giáo hội. Đi đến đâu, người Do-thái cũng mang theo Thánh Kinh Cựu ước bằng tiếng Hy-lạp để truyền bá các khái niệm của họ về Chúa Hằng Hữu và các lời tiên tri về Chúa Cứu Thế. Họ đã thành công trong việc thuyết phục một số người ngoại quốc gia nhập Do-thái giáo và cũng qui tụ được nhiều cảm tình viên, thường được sách Công vụ gọi là “những người kính sợ Thượng Đế”.
Với những điều kiện khách quan thuận lợi đó, các môn đệ của Chúa Cứu Thế, sau khi nhận lãnh Thánh Linh là quyền năng từ trời đã thi hành mệnh lệnh tối hậu của Chứa trong Mác 16:15 “Hãy đi khắp thế giới, công bố Phúc Âm cho cả nhân loại” với một mục đích bất di bất dịch và một tình thương bùng cháy.
Đối với người Cơ-đốc, tinh thần truyền bá Phúc Âm không thể nào tách rời ra khỏi đức tin. Ta có thể thấy những đoàn thể mang danh Cơ-đốc đang ứ đọng như một ao tù, tức là chỉ biết nghĩ đến mình, quây quần với đoàn thể của mình chứ không muốn đem Phúc Âm đến cho nguời khác. Cũng có những đoàn thể khác hăng hái truyền giáo, nhưng động lực thúc đẩy họ lại nặng tham vọng cá nhân, tham vọng chính trị, tham vọng văn hoá, hay chỉ nhằm mục đích kiếm cho nhiều hội viên, tổ chức giáo hội cho đông đảo, gây thế lực cho to lớn mà không đem người khác đến với Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi, được đổi mới. Nhưng hễ khi nào người tin Chúa hết lòng trở về với niềm tin thuần tuý của Phúc Âm thì tinh thần truyền giáo chân chính do tình thương bất diệt của Chúa thúc đẩy, lại bùng cháy mãnh liệt. Những người này đem Phúc Âm chia sẻ với người khác một cách tự nhiên, vì làm nhân chứng cho Chúa Cứu Thế Jê-sus là sức sống tự nhiên của họ.