Chức Vụ Chữa Lành- Phụ Lục (Kết thúc)

Phần Phụ Lục

Những Câu Hỏi Phổ Thông Liên Quan Đến Chức Vụ Chữa Lành trong Hội Thông Công 120 Người của Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue Pasadena, California.

George W. Eckart

Bạn hiểu thế nào về bệnh tật?

Chúng ta tin rằng tật bệnh là sự vận động sai chức năng về mặt thuộc thể hoặc tình cảm của một cá nhân. Những trường hợp cụ thể về bệnh tật có thể do bất cứ một hoặc một sự kết hợp nào về những rối loạn hoặc tổn thương về cơ quan, về tâm lý hoặc về tâm linh gây ra. Chúng tôi tin rằng một chức vụ chữa lành hiệu quả cần phải có một cái nhìn bao quát về những nguyên nhân cũng như sự chữa trị bệnh tật.

Ngày nay, Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Jê-sus có nên có chức vụ chữa lành không?

Nên! Chúng tôi tin rằng ngày nay Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Jê-sus phải thi hành chức vụ chữa lành. Các ân tứ của việc chữa lành không bao giờ bị rút khỏi Hội Thánh. Vì vậy, cùng với những nỗ lực tốt nhất của chúng ta trong việc khích lệ sự chăm sóc thuốc men thích đáng, sự cầu nguyện hi vọng thay cho người bệnh phải là một yếu tố quan trọng trong chức vụ của Hội Thánh đối với những người có cần.

Chức vụ chữa lành có liên quan thế nào với các chức vụ khác trong Hội Thánh?

Chúng ta tin rằng việc rao giảng Tin Lành cho người hư mất, chữa lành kẻ đau, đuổi các quỷ, chăm sóc người nghèo và đeo đuổi sự công bình, tất cả đều là những phương diện của chức vụ mà Chúa Cứu Thế Jê-sus đã chuyển giao cho Hội Thánh Ngài. Chúng tôi tin rằng mỗi chức vụ đều chứng tỏ sự thâm nhập của các quyền phép nước trời đối với một thế giới sa ngã đang cần sự cứu chuộc trong mọi phạm vi hoạt động.

phu-luc

Có phải bất cứ Cơ Đốc nhân nào cũng có thể cầu nguyện cho người bệnh và trông mong người bệnh được lành không?

Đúng! Chúng tôi tin rằng bất cứ người Cơ Đốc nào cũng có thể cầu nguyện cho người bệnh và ít nhất là đôi khi chứng kiến người bệnh được lành.

Theo sứ đồ Phaolô, không phải tất cả các Cơ Đốc nhân đều có cùng một ân tứ như nhau. Nếu mỗi Cơ Đốc nhân không có ân tứ chữa lành, thì làm thế nào mà mọi Cơ Đốc nhân đều có thể cầu nguyện cho người đau và hi vọng người ấy được lành?

Không phải mọi Cơ Đốc nhân đều có ân tứ chữa lành. Tuy nhiên chúng tôi không tin rằng một Cơ Đốc nhân cần có ân tứ chữa lành mới chứng kiến người đau được khỏe. Chúng ta phân biệt giữa các ân tứ và các vai trò. Chúng tôi tin rằng mọi ân tứ thuộc linh đều có một vai trò tương ứng. Cũng như một người không cần có ân tứ truyền giáo để đưa dắt người khác đến với Chúa, chúng tôi cũng tin rằng một người không cần có ân tứ chữa lành để cầu nguyện hiệu quả cho người bệnh. Người gây dựng trong ân tứ sẽ nhất định hiệu quả hơn trong lãnh vực cụ thể của sự phục vụ so với người phục vụ chỉ vì vai trò là một Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên, tôi tin rằng hoặc người có ân tứ chữa lành hoặc người chỉ cầu nguyện là vì vai trò của mình với tư cách Cơ Đốc nhân đều có thể hữu hiệu trong việc chứng kiến kẻ đau được lành.

Có cần thiết để người ấy phải nói tiếng lạ thì mới có hiệu quả trong việc cầu nguyện cho người đau không?

Không! Mặc dầu chúng tôi tin rằng tiếng lạ là một ân tứ hiện thời của Đức Thánh Linh, chúng tôi không công nhận nó như là bằng chứng đầu tiên của cái gọi là “Báp tem bằng Thánh Linh.” Chúng tôi cũng không tin rằng việc nói các thứ tiếng là điều cốt lõi để được hiệu quả trong việc cầu nguyện cho người bệnh.

Đức Chúa Trời có luôn chữa lành người bệnh khi chúng ta cầu xin Ngài không?

Chúng tôi không tin rằng Chúa luôn chữa lành mọi lúc chúng ta xin Ngài. Chúng tôi cũng không tin rằng Kinh Thánh dẫn chúng ta đến chỗ mong đợi Ngài ban sự chữa lành mỗi khi chúng ta cầu xin. Kinh Thánh khẳng định rằng trong thời kỳ hầu đến, Chúa sẽ lau ráo mọi nước mắt khỏi mắt chúng ta. Tất cả sự chữa lành sẽ được trọn vẹn và bền vững. “Sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (KhKh 21:4). Mặc dầu chúng ta đã nếm biết quyền phép của thời kỳ hầu đến, sự nhận biết trọn vẹn của các ơn phước của thời kỳ hầu đến vẫn thuộc về cõi tương lai. Chỉ lúc đó chúng ta mới quả quyết sự chữa lành trọn vẹn và cuối cùng chứ không phải bây giờ.

Quyền phép chữa lành nằm ở đâu?

Quyền phép để chữa lành ở với một mình Đức Chúa Trời. Chúa Jê-sus chỉ làm điều Cha Ngài làm (xem GiGa 5:19-21) và chỉ nói điều Cha ban cho Ngài nói (xem 12:49, 50). Kết quả là, đã có những phước hạnh và ích lợi nơi lời nói và việc làm của Ngài. Cũng như Chúa Jê-sus, chúng ta tin rằng trách nhiệm của chúng ta là phải nuôi dưỡng một sự lệ thuộc thân mật vào Đức Thánh Linh cũng như phải sẵn sàng để bước đi trong những việc tốt lành mà Đức Chúa Trời “đã chuẩn bị trước.” Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện. Chính trách nhiệm của Đức Chúa Trời là chữa lành.

“Phải có đức tin để chữa lành” hàm ý gì?

Bằng “đức tin”, chúng ta hàm ý một sự sẵn lòng để đến trước mặt Chúa Jê-sus và cầu xin Ngài với tấm lòng mong đợi sự chữa lành của Ngài rờ đụng trong khi gieo mình vào trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài, tin cậy Ngài làm điều tốt nhất cho chúng ta. Chúng tôi không tin rằng đức tin là một công cụ để buộc Đức Chúa Trời phải chữa lành. Đó cũng không phải là mức độ cả tin được gia thêm bởi xúc cảm quá mấu, là điều tìm cách phủ nhận thực tế của các triệu chứng.

Mối liên hệ giữa việc chữa lành và đức tin là gì?

Nói chung, chúng ta tin rằng đức tin cần phải có để việc chữa lành xảy ra (xem Mac Mc 6:1-6). Nói một cách lý tưởng, đức tin phải có mặt trong người đang cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng “đức tin chữa lành” cũng có thể có mặt cách hiệu quả nơi người đang cầu nguyện hoặc ở trong cộng đồng vây quanh chức vụ.

Liệu Cơ Đốc nhân có cần phải “tuyên bố” sự chữa lành của họ và không màng đến các triệu chứng có thể vẫn còn sau khi được cầu nguyện không?

Mặc dầu có thể Đức Chúa Trời thỉnh thoảng truyền cho một cá nhân phải “tuyên bố” sự chữa lành trước khi thật sự nhận được điều đó, điều này không phải là “sự vâng lời của đức tin” chúng tôi khuyến khích giữa vòng những người cầu xin cho người bệnh. Đức Chúa Jê-sus không bao giờ yêu cầu bất cứ ai “tuyên bố” sự chữa lành của họ trong chính chức vụ của Ngài trên đất. Vì vậy, chúng ta tin rằng không khôn ngoan khi tập một thói quen làm như vậy giữa vòng chúng ta.

Người được cầu nguyện chữa bệnh có nên ngưng dùng thuốc đã được chỉ định như là một bước đức tin hay không?

Bác sĩ điều trị là người duy nhất có thẩm quyền để thay đổi lượng thuốc chỉ định cho một bệnh nhân. Những người tin rằng mình đã nhận được sự chữa lành đang trong điều kiện phải dùng thuốc phải kiểm tra với bác sĩ của họ trước khi thay đổi cách điều trị đã được chỉ định.

Một người đã được cầu nguyện để chữa lành mà vẫn còn tìm kiếm những sự trợ giúp của bác sĩ hoặc những việc tương tự có phải rõ ràng là thiếu đức tin không?

Chúng ta tin rằng thuốc men hiện đại (kể cả liệu pháp tâm lý) là một trong những phương cách Đức Chúa Trời sử dụng để giúp cho sự chữa lành của những người có cần. Chúng ta không tin rằng việc tìm kiếm sự cầu nguyện chữa lành và tìm kiếm sự chăm sóc của các bác sĩ y tế là loại trừ lẫn nhau hoặc mâu thuẫn nhau. Đã có lần Chúa Jê-sus ám chỉ chính mình Ngài là một thầy thuốc (xem 2:17) và dường như Ngài có khuynh hướng ủng hộ đối với sự phục vụ mà họ cung ứng (xem Mat Mt 9:12).

Như vậy tại sao bạn không điều động “các buổi nhóm chữa lành” ưu tiên cầu nguyện cho những cá nhân một cách riêng tư qua việc sử dụng các tổ chức vụ nhỏ hơn?

Chúng tôi thích các đội ngũ chức vụ nhỏ hơn là các buổi nhóm chữa lành lớn vì ba lý do:

– Một tổ chức vụ nhỏ cung cấp một môi trường thân gần hơn, tại đó tính riêng tư của các cá nhân xin cầu nguyện có thể được giữ một cách dễ dàng hơn.

-Các tổ chức vụ nhỏ thường là thích hợp hơn để khuyến khích chức vụ có chiều sâu trong bối cảnh của các mối quan hệ chăm sóc cá nhân.

-Một tổ chức vụ nhỏ thường có sẵn một số lượng kinh nghiệm và ân tứ thuộc linh đa dạng hơn là những gì thường có ở một cá nhân duy nhất.

Hầu hết những sự chữa lành xảy ra tức thì hay phải qua một thời gian?

Trong chức vụ của Chúa Jê-sus, hầu hết những sự chữa lành đều xảy ra tức thì. Tuy nhiên, đã có những trường hợp, trong đó sự chữa lành dường như xảy ra qua một thời gian (xem 8:22-26; 5:8). Trong chức vụ của chúng tôi, hầu hết sự chữa lành dường như xảy ra qua một thời gian, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thì sự chữa lành xảy ra tức thì.

Có phải tất cả bệnh tật là hậu quả cụ thể của sự chèn lấn của ma quỷ không?

Không! Mặc dầu Kinh Thánh cho thấy bệnh tật có thể là do những ảnh hưởng của ma quỷ (xem LuLc 13:11; Mat Mt 8:28). Chúng ta tin rằng khi xem tất cả hay phần lớn những sự sai chức năng trong thân thể hoặc tâm trí như là có nguồn gốc từ ma quỷ là không đúng. “Quỷ chiếm hữu” là hình thức cao độ nhất của tình trạng quỷ ám, ngày nay có thể xảy ra nhưng trường hợp đó là vô cùng hiếm. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, Cơ Đốc nhân là người thắng hơn nhờ Chúa Cứu Thế Jê-sus Christ là Chúa chúng ta (xem RoRm 8:37).

Sự chăm sóc mục vụ gì được dành cho những người không được chữa lành?

Dường như phải đúng thời điểm cả trong sự cứu rỗi lẫn trong việc chữa lành. Kết quả là, chúng ta hãy khuyến khích những người không nhận được sự chữa lành hãy để chúng ta cầu nguyện cho họ một lần nữa vào lúc khác. Điều quan trọng đối với chúng ta là phải quả quyết với những người chưa nhận được sự chữa lành để họ không bị đè nặng bởi một cảm nhận thất bại hoặc mặc cảm tội lỗi. Là một đội ngũ giúp đỡ, mục tiêu của chúng ta là phải phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, ân điển và sự cam kết của Chúa Jê-sus ở một mức độ làm cho bối cảnh của chức vụ là một sự nâng đỡ nhẹ nhàng thậm chí nếu như lời cầu xin cụ thể vẫn còn đó chưa được trả lời.

Bệnh tật có thể được Đức Chúa Trời sử dụng cho sự vinh hiển của Ngài không?

Có! Mặc dầu bệnh tật không phải là ý muốn hoàn hảo của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta, chúng tôi tin rằng sự chịu khổ và những hoạn nạn thuộc mọi hình thức, kể cả tật bệnh dai dẳng, có thể được Đức Chúa Trời sử dụng để kiện toàn đức tin chúng ta và đem vinh hiển đến cho danh Ngài (IPhi 1:6, 7).