Chức Vụ Chữa Lành- Vì Sao Có Người Không Được Chữa Lành; Chờ Đợi Phép Lạ

VÌ SAO CÓ MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH?

Thực tế, trong đời sống, có một số Cơ Đốc nhân đã tuân theo chính xác huấn thị của Gia Gc 5:1-20 và đã mời các trưởng lão đến xức dầu cho họ, cầu nguyện cho họ, và cũng tìm kiếm những cách chữa trị y học tốt nhất đang có sẵn, song họ vẫn mang bệnh. Joni Eareckson Tada là một trong những ví dụ sống nổi tiếng nhất. Không hề thiếu đức tin về phần bà, về phần những người trung gian, hoặc về phần những người đã đặt tay và xức dầu cho bà, tứ chi bà vẫn bất toại và ngồi liệt trong xe lăn.

tai-sao-co-nguoi-khong-duoc-chua-lanh

Vì sao vậy?

Khi tôi nói đến nếp sống của nước trời ở chương 4, tôi đã nói rằng không ai thật sự biết được câu trả lời của vấn đề này, và nếu như có người biết được, thì hẳn họ sẽ được giải thưởng Nô-ben về mặt thần học, nhưng có lẽ cũng chẳng ai cần giải thưởng ấy. Có lẽ Robert Wise đã đúng khi ông khuyên chúng ta đừng hỏi thậm chí vì sao, bởi vì “Việc biết rằng Đức Chúa Trời ở bên tôi có nghĩa là tôi thật sự không phải có một câu trả lời cho tất cả những câu hỏi tại sao đầy bí ẩn của cuộc đời tôi.” Ông khuyên chúng ta hãy đổi câu hỏi tại sao thành một câu tốt hơn: Điều gì? Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi và Đức Chúa Trời có thể sử dụng hoàn cảnh của tôi như thế nào? 19

Tôi luôn đối diện với vấn đề này. Mặc dầu một tỉ lệ phần trăm lớn đã được cải thiện ở mức độ này hoặc mức độ kia, dầu vậy, 71 phần trăm của những người tôi đã cầu nguyện cho họ hai năm qua vẫn đau ốm ở một mức độ nào đó sau khi đã được cầu nguyện. Chỉ có 29 phần trăm là hoàn toàn được lành, tôi không nghĩ điều này là lạ, nhưng tôi không có được các tỉ lệ phần trăm đối chiếu nơi những người khác, là những người cũng có ân tứ hoặc chức vụ chữa lành để kiểm tra. Tôi đã từng nghe John Wimber nói một lần nọ: “Trong số những người tôi cầu nguyện cho, những người không lành nhiều hơn những người được lành.” Nhưng, như tôi đã đề cập ở phần trước, hầu như tất cả những người đã nhận được sự cầu nguyện chữa lành đều được nâng đỡ bằng cách này hoặc các khác. Trong bảng phân tích cuối cùng, trích lời của Charles Kraft, việc gây dựng thậm chí còn quan trọng hơn việc chữa lành.

CHỜ ĐỢI PHÉP LẠ

Ở trong phần Phụ lục của George Eckart, bạn sẽ thấy một câu hỏi: Loại danh sách mục vụ gì được dành cho những người không nhận được sự chữa lành? Ông nói rằng ao ước của đội ngũ của ông là “phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, ân điển, và sự cam kết của Chúa Jê-sus đến một mức độ khiến cho bối cảnh chức vụ đem lại sự dịu dàng khỏe khoắn, thậm chí nếu như lời cầu xin cụ thể vẫn chưa được trả lời.” Bạn hãy để ý cụm từ chưa được. Việc đúng thời điểm là điều quan trọng, và những người chúng ta cầu nguyện cần phải biết rằng phép lạ có thể còn ở phía trước.

Tôi đã học được điều này cách đây ba năm, khi John Wimber cầu nguyện cho các nang mang bệnh khớp dịch nhờn ở cả hai vai bị sưng tấy mà tôi đã phải chịu đựng. Trong suốt ba năm, tôi không thể nhấc hai cùi chỏ lên cao bằng vai được. Tuy nhiên, khi ông cầu nguyện, chẳng có gì xảy ra cả. Nhưng một người phụ nữ ở đó đã nhận được một lời tri thức bảo rằng tôi hãy vươn hai vai đến chỗ đau mỗi ngày mỗi ít. Tôi đã làm, và trong ba tuần cơn đau kể từ đó đã hoàn toàn biến mất.

Robert Wise khuyên rằng trong khi bạn đang chờ đợi phép lạ, hãy cố gắng giữ một vị trí trung lập với một chân trong sự chờ đợi phép lạ sẽ xảy ra và chân kia đặt trong phép lạ sẽ không xảy ra. Ông nói: “Đừng ngần ngại khi phải nhìn thẳng vào chính mình” và bạn phải đối diện với những nỗi sợ hãi, bất an và tức giận của mình.20 Sau đó ông nói thêm những mẫu lời khuyên thực tiễn: Trước hết đừng thực hành sự suy nghĩ đầy mong ước. Đừng giống như đứa trẻ cầu nguyện rằng Chúa sẽ thay đổi cây bố xôi trở thành cây cà rem. Thứ hai, đừng cố gắng làm rối loạn tinh thần của chính mình. Việc chữa lành của bạn không lệ thuộc vào khuôn mẫu của tâm trí. Và thứ ba, đừng mặc cả với Đức Chúa Trời. Nếu bạn làm thế, bạn đang hậu thuẫn cho phù phép mà chúng ta đã nói ở phần trước.21

Chúng ta phải chờ đợi phép lạ xảy ra trong bao lâu? Vâng, Chúa đã hứa với Ápraham và Sara một đứa con, và họ đã phải chờ đợi 25 năm điều đó mới xảy ra. Họ đã phạm phải những lỗi lầm nhỏ mà họ không muốn lặp lại đang khi chờ đợi. Sứ đồ Phaolô đã cầu nguyện ba lần để chiếc giằm xóc trong xác thịt ông được cất khỏi. Sau đó, ông không cầu nguyện nữa, mà chấp nhận điều đó. Vì sao ông thôi cầu nguyện? Bởi vì Đức Chúa Trời đã phán cùng ông: “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi” (IICo 2Cr 12:9). Lời khuyên của tôi dành cho những người không được chữa lành lập tức đó là họ hãy tiếp tục cầu nguyện cầu xin, hoặc 3 lần hoặc 33 lần, cho đến khi Chúa phán với họ hãy thôi cầu xin, như Ngài đã làm với sứ đồ Phaolô.

Tôi không biết có người nào hoặc nhóm người nào tham gia vào các chức vụ chữa lành mà không thích nhìn thấy tính hiệu quả của mình được cải thiện không. Một số người như Francis MacNutt đã nhận ra những lý do cụ thể vì sao một số người không được lành bệnh. Ông liệt kê việc thiếu đức tin, sự chịu khổ mang tính cứu rỗi, một giá trị sai gắn liền với sự đau khổ, tội lỗi, chưa cầu nguyện cụ thể, chẩn đoán sai, từ chối nhìn nhận thuốc men là một phương cách để Chúa chữa lành, không sử dụng những phương cách giữ gìn sức khỏe tự nhiên, chưa đúng thời điểm, một người khác phải là công cụ cho việc chữa lành, và một bầu môi trường xã hội đã ngăn cản sự chữa lành không xảy ra.22 Tôi có thể kết hợp với ông trong việc đưa ra các minh họa từ chức vụ của chính tôi dành cho mỗi điểm của ông.

Nếu chúng ta làm theo lời đề nghị biến những câu hỏi tại sao thành những câu hỏi điều gì, chúng ta đang đi đúng đường, nói theo cách mục vụ, Joni Eareckson Tada đã đi đầu trong việc chấp nhận sự thật đó là “Chúa Cứu Thế là Đấng luôn đầy lòng thương xót, công bình, thanh sạch và thánh khiết đã và luôn luôn sẽ đối xử với các con cái Ngài theo những cách khác biệt, cá nhân và luôn thay đổi. Ngài vẫn không đổi, nhưng cách xử lý của Ngài với những người nam và những người nữ thì luôn luôn thay đổi. Chỉ vì Ngài chữa lành một lần thì không có nghĩa là Ngài bị bắt buộc phải luôn luôn chữa lành.” Vì vậy, khi bà đã bị giới hạn trong chiếc xe lăn tay và đối mặt với câu hỏi: “Liệu tôi sẽ bỏ phí thì giờ của mình hay sẽ sử dụng bất cứ điều gì tôi còn lại cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời?” Bà đã có một quyết định tốt và đã lựa chọn sử dụng thì giờ cho Chúa.23

Ít ai suy gẫm câu hỏi mà chúng ta đang thảo luận nhiều hơn Joni: Tại sao có một số người không được chữa lành? Kết luận của bà thật khôn ngoan và hợp lý. Trước hết, bà khẳng định: “ Ngày nay, Đức Chúa Trời nhất định có thể và nhiều lúc đã chữa lành con người một cách lạ lùng.” Sau đó, bà nói thêm: “Nhưng Kinh Thánh không dạy rằng Ngài sẽ luôn chữa lành những người đến cùng Ngài bằng đức tin. Bởi quyền phép tối thượng, Ngài có quyền để chữa lành hoặc không chữa lành tùy theo ý Ngài thấy phù hợp.” 24

Joni cũng sống trong hi vọng của thiên đàng khi bà sẽ được nghênh tiếp về nhà và sẽ có một thân thể mới. Bà nói: “Chính tôi sẽ có thể chạy đến với các bạn và ôm chầm lấy họ lần đầu tiên, tôi sẽ đưa bàn tay mới của mình lên trước các thiên sứ của thiên đàng – la lớn cho mọi người trong tầm nghe: “Chiên Con đã bị giết đáng nhận được ơn phước và sự tôn trọng. Bởi vì Ngài đã giải cứu linh hồn tôi khỏi sự cầm giữ của tội lỗi và sự chết, và bây giờ Ngài đã giải cứu tôi khỏi thân thể nữa!” 25

Đó là niềm hi vọng của Joni, của tôi và của mỗi một Cơ Đốc nhân mà tôi biết. Đó là lý do quan trọng vì sao mặc dù vẫn có những lúc, không gì quan trọng hơn trong đời này là việc chia sẻ Tin Lành cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Jê-sus với những người chưa tin. Như Chúa Jê-sus đã phán cùng các môn đồ, sự vui mừng lớn nhất của chúng ta sẽ đến khi biết rằng tên của chúng ta được ghi trên thiên đàng (xem LuLc 10:20). Chúng ta có thể được chữa lành hiện nay; nhưng chúng ta sẽ được chữa lành vào lúc bấy giờ.

Ghi chú

  1. Rex Gardner: “Các Phép lạ chữa lành bệnh ở tại Northumbria của ngươì Xen-tơ gốc Anh được ghi nhận bởi Venerable Bede và những người đồng thời với ông: Việc Đánh giá Lại Trong Ánh Sáng Kinh nghiệm của Thế kỷ Thứ Hai mươi,” Tờ Báo Y Khoa Anh quốc (British Medical Journal), số tháng 12, 1983, trang 6. Cũng xin xem Healing Miracles của Gardner (London: Darton, Longman and Todd, 1986), chương 1 and 2.
  2. Rene Laurentin, Miracles in El Paso? (Ann Arbor, MI: Servant Books 1982), p. 91.
  3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw Publishers, 1983), pp. 43-45. Thật thú vị, hành trình thuộc linh của Michael Harper tiến đến chức vụ chữa lành cũng đã được sự giúp đỡ tuyệt vời qua một buổi nhóm của bà Kathryn Kulman khi ông chứng kiến một thanh niên trẻ tuổi được chữa khỏi chứng khí thũng. Xem The Healings of Jesus (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1986), trang 13,14.
  4. Byrd, Randolph C.: “Những Tác Dụng Điều Trị Tốt của Sự Cầu Nguyện Cầu Thay trong một Đơn Vị Điều Trị Nhóm Những Người Bị Chứng Nghẽn Động Mạch Vành.” Circulation, Part II, Vol. 70, No. 4, Oct. 1984, Abstract số 845, trang 211 -212. Cuốn Abstract viết như sau:

Sự cầu thay, (IP), một trong những hình thức chữa bệnh xưa cũ nhất, ít được lưu ý trong các tài liệu y khoa. Để đánh giá các kết quả của liệu pháp cầu nguyện (IP) trong một đơn vị chăm sóc chứng ngẽn động mạch vành (CCU)

Tuân theo một nghi thức lựa chọn ngẫu nhiên mà bệnh nhân lẫn người điều trị đều không được cho biết. Qua một khoảng thời gian là 10 tháng, 393 bệnh nhân CCU đã được tiến hành,sau khi ký tên đồng ý với một nhóm cầu thay (IPG), 192 bệnh nhân (pts), hoặc với một nhóm không cầu thay (NPG), 201 bệnh nhân. Nhóm IPG, trong lúc nằm viện, nhận sự cầu thay của các Cơ Đốc nhân tham gia cầu nguyện bên ngoài bệnh viện; còn nhóm NPG thì không. Khi đăng ký theo dõi, không có sự khác biệt nào về mặt thống kê giữa hai nhóm về bất cứ 34 trường hợp biến thiên nào. Phân tích chi tiết không phân biệt được hai nhóm dựa trên những biến thiên vào lúc đăng ký. Nhưng sau đó, nhóm được cầu thay được thống kê là ít bị phù các động mạch phổi, 6 bệnh nhân so với 18 (p ……. . . 0,03); ít bị đặt các ống thở hơn, 0 so với 12 bệnh nhân pts (p … 0,002), và ít phải dùng kháng sinh hơn, 3 so với 16 bệnh nhân (p … 0,007). Kết luận là, liệu pháp cầu nguyện dường như có tác động bổ ích trên các bệnh nhân trong một đơn vị điều trị các bệnh nhân bị nghẽn động mạch.

  1. Timothy M. Warner, “A Response to Wagner,” Trinity World Forum, Spring 1986, p. 5.
  2. Richard Lovelace, “Countering the Devil’s Tactics,” Charisma, Dec. 1984, p. 10.
  3. C. Peter Wagner, Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow (Ventura, CA: Regal Books, Div. of Gospel Light Publications, 1979), p. 261.
  4. Michael Green, I Believe in Satan’s Downfall (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1981), p. 133.
  5. Harper, Healings, P. 130.
  6. Cited in Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), p. 57.
  7. Paul G. Hiebert, “Discerning the Work of God,” Charismatic Experiences in History, Cecil M. Robeck, Jr., ed. (Peabody, MA: Henderson, 1985), pp. 151-159.
  8. Warner, “A Response to Wagner,” p. 5.
  9. Kate Semmerling with Andres Tapla, “Haiti,” U magazine, Feb. 1987, p. 13.
  10. Ken Blue, Authority to Heal (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1987). pp. 21-22.
  11. Francis MacNutt, The Power to Heal (Notre Dame, IN: Ave Maria Press 1977), p. 139.
  12. Francis MacNutt, Healing (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1974), pp. 106-107.
  13. Peter H. Davids, “Suffering: Endurance and Relief,” Frist Fruits, July/Aug. 1986, pp. 8,9.
  14. A. B. Simpson, The Gospel of Healing (Harrisburg, PA: Christian Publications, 1915 rev.), pp. 57,58.
  15. Robert L. Wise, When There Is No Miracle (Ventura, CA: Regal Books, Div. of Gospel Light Publications, 1977), p. 99.
  16. Cùng tác phẩm, trang 151.
  17. Cùng tác phẩm, trang 153.
  18. MacNutt, Healing, pp. 249-260.
  19. Joni Eareckson Tada, “His Strength Made Perfect,” Christian Life, July 1986, pp. 17,18.
  20. Joni Eareckson Tada and Steve Estes, A Step Further (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1978), p. 127.
  21. Cùng tác phẩm, trang 184,185.