Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 5.3
Chương 5.3 Bố Cục Tổng Quát Và Đặc Điểm Thư Phi-líp
Tuy nhiên, ý nghĩa tình yêu của Phao-lô và các tín hữu không phải chỉ giới hạn trong mấy câu vừa trích dẫn. Người đọc thư Phi-líp nhận thấy tình yêu của Chúa Cứu Thế dào dạt trong tâm hồn người viết thư, thu hút người đọc thư tại thành phố Phi-líp ngày xưa, cũng như người đọc thư ấy khắp thế giới ngày nay.
Đặc điểm nổi bật nhất của thư Phi-líp là niềm hân hoan của người theo Chúa. Nổi vui mừng ấy có tính chất hồn nhiên, tự phát, trường tồn, không tùy thuộc nơi tình thế đổi thay.
Muốn diễn tả niềm hân hoan ấy, thư Phi-líp dùng danh từ tiếng Hy-lạp, nghĩa là “nỗi vui mừng”, “niềm hỉ lạc”; danh từ tiếng Hy-lap là: vui mừng sung sướng đến bảy lần, và động từ tiếng Hy-lạp là “vui mừng hãnh diện” một lần, và động từ tiếng Hy-lạp là “chia xẻ niềm vui” hai lần,. Bức thư ngắn ngủi đã nói lên niềm vui mừng 16 lần.
Mở đầu bức thư tác giả viết: “Mỗi khi tưởng nhớ anh em, tôi luôn ca ngợi Chúa. Mỗi lần cầu nguyện cho anh em, lòng tôi tràn ngập vui mừng.” Hội thánh Phi-líp đã được thành lập giữa niềm hân hoan khác thường của hai nhà truyền bá Phúc Âm, vui trong cảnh xiềng xích cũng như tự do hoạt động. Nhớ lại quá trình tươi đẹp ấy, tác giả Phao-lô thấy lòng mình tràn ngập niềm vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em Phi-líp, và miệng mình bật tiếng ca ngợi Chúa mỗi khi tưởng nhớ đến họ.
Đến câu 25- 26 chương thứ nhất, tác giả cho biết ông có cơ bị xử tử vì danh Chúa, nhưng ông xác nhận:
“Tôi biết chắc tôi sẽ còn ở lại với anh em một thời gian nữa, để giúp anh em tăng trưởng và vui sống trong đức tin. Nhờ đó, khi tôi trở lại viếng thăm, anh em sẽ càng vui mừng ca ngợi Chúa Cứu Thế”
Niềm vui mừng luôn luôn đi đôi với việc ca ngợi Chúa Toàn Năng, vui mừng giữa cảnh tù đày, và mối đe dọa của bản án tử hình. Tất nhiên, con người vui mừng ấy truyền niềm vui cho tất cả tín hữu ông gặp gỡ.
Có thể nói Phao-lô đi đến đâu, người quanh ông cũng cảm thấy niềm vui tươi ấm áp của Chúa Cứu Thế tỏa ra từ gương mặt và tâm hồn của Phao-lô.
Đến chương 2:15-18, Phao-lô khích lệ anh em tín hữu:
“sống trong sạch tinh khiết như con cái toàn hảo của Thượng Đế giữa thế giới gian ác băng hoại, đề cao đạo sống, chiếu rực như các vì sao sáng giữa bầu trời tối tăm, ngõ hầu khi Chúa trở lại, ông có thể tự hào rằng những gian khổ, đấu tranh của ông không phải là vô ích.”
Phao-lô viết tiếp:
“Dù huyết tôi có bị rưới làm lễ quán trên tế lễ mà anh em dâng cho Chúa trong niềm tin, tôi cũng vui mừng và chia vui với tất cả anh em. Anh em cũng nên chia xẻ niềm vui mừng với tôi như thế.”
Một nhà giải nghĩa Thánh Kinh đã viết:
“Nhiều biến chuyển dồn dập của tình thế có thể gây nên buồn chán, thất vọng cho Phao-lô, phá hỏng các chương trình tốt đẹp ông dự định thực hiện. Thêm vào đó là tình cảnh cô đơn, thiếu người thông cảm, ủng hộ, chỉ thấy những người xuyên tạc, phá hoại, còn các thân hữu thì ở quá xa không giúp đỡ được nhiều. Hằng ngày, xiềng xích mang nặng nơi tay chân nhắc nhở ông bản án tử hình hoàng đế La-mã muốn dành cho ông. Nhưng qua các lớp sương mù dày đặc đó, niềm vui của Chúa trong ông tỏa ra như mặt trời rạng đông, chiếu sáng thế giới của ông, chiếu sáng thế giới buồn thảm tuyệt vọng của những người ông gặp gỡ hằng ngày, của tất cả những người theo Chúa sau này như ông, đến nỗi Phao-lô cứ nhắc mái niềm hân hoan như một điệp khúc trong một bài ca khải hoàn, ‘hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi xin nhắc lại: cứ vui mừng đi’ “