Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 24b)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
24b. Phương pháp thứ hai mươi bốn: Thiết kế và thực thi công tác tăng cường và phát triển Hội Thánh
b. Làm thế nào để phát triển Hội Thánh
Có thế nói, Chúa Cứu Thế đã truyền cho Hội Thánh một kế hoạch, một chương trình tổng quát trong sách Công vụ 1:8 “Khi Đức Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng, làm chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới. Sứ đồ Phao-lô được xem là nhà truyền giáo lớn nhất trong lịch sử, đã không làm việc bốc đồng hay ngồi chờ xem thế sự xoay vần đến đâu rồi mới tùy cơ ứng biến mà truyền bá Phúc Âm. Trái lại, Phao-lô đã tìm cầu ý Chúa đế phát triển Hội Thánh theo một kế hoạch hẳn hoi.
1. Giai đoạn dầu: Truyền bá Phúc Âm tại quê hương
Trong kế hoạch phát triển Hội Thánh của Phao-lô là giai đoạn truyền bá Phúc Âm tại quê hương xứ sở. Sau khi tiếp nhận Chúa và học riêng với Chúa 3 năm trong vùng sa mạc Á-rập, Phao-lô bắt đầu thi hành kế hoạch truyền giáo cho đất nước ông là xứ Si-li-si.
2. Giai đoạn thứ hai: Huấn luyện để phát triển tương lai
Đang truyền giáo hăng say ở quê hương, Phao-lô được Ba-na-ba mời qua hợp tác giảng dạy ở An-ti-ốt, xứ Sy-ri. Phao-lô vui lòng nhận lời vì do sự soi sáng của Thánh Linh, ông nhận biết đây là giai đoạn thứ hai trong chương trình của Chúa; giai đoạn huấn luyện Hội Thánh ở nước Sy-ri để thành lập căn cứ truyền giáo và phát triển Hội Thánh trong tuông lai. Có lẽ Phao- lô không ngờ rằng nước Sy-ri sẽ có hai trung tâm truyền giáo quan trọng nhất thế giới sau này; một là An-ti-ốt, căn cứ truyền giáo hướng về phương tây qua vùng Tiếu Á, các xứ cục tây của Á châu và Âu châu, nhất là Đông Âu và Nam Âu; và căn cứ truyền giáo thứ hai là Ê-đết-xa hướng về phương đông qua I-rắc, Ba-tư, Ân độ, Trung hoa, Mông cố, Si-bê-ri, v.v..
3. Giai đoạn thứ ba: Đặt kế hoạch truyền giáo “lan rộng”
Đối với Phao-lô, giai đoạn thứ ba trong chương trình phát triến Hội Thánh là đặt kế hoạch truyền giáo cho đảo Sip, cho các xứ Bam-phi-ly, Bi-si-đi và Ga-la-ti.
4. Giai đoạn thứ tư đã có hai đoàn truyền giáo; một do Phao- lô và một do Ba-na-ba lãnh đạo
Đoàn truyền giáo của Phao-lô đặt một kế hoạch đơn giản gồm hai điểm:
a. Tăng cường các Hội Thánh cũ tại quê hương, tức là thành phố Tạt-sơ và các Hội Thánh xứ Si-li-si, tại các thành phố Đẹt-bơ, Lý tra, và Y-cô-ni trong xứ Ga-la-ti.
b. Phát triến Hội Thánh qua Âu châu bắt đầu với hải cảng Phi-líp đến Tê-sa-long-ca, Bê-rê, lan rộng khắp xứ Ma-xê-đoan rồi tràn xuống Hy-lạp đến thủ đô Athen, dành nhiều thì giờ thành lập một Hội Thánh mạnh mẽ tại hải cảng Cổ-linh đế làm căn cứ truyền bá Phúc Âm khắp nước Hy-lạp theo chiến thuật vết dầu loang.
5. Giai đoạn thứ năm Phao-lô đặt kế hoạch ba điếm
a. Truyền giáo và phát triển Hội Thánh tại xứ A-si, tức là Tiểu Á bằng cách tập trung hoạt động gần ba năm tại Ê-phê-sô, là trung tâm y tế, thương mãi và tôn giáo của xứ này. Ông huấn luyện tín hữu biến mỗi nhà riêng của tín hữu thành một lớp học Kinh Thánh. Chẳng bao lâu, ông đã gây dựng các lớp học Kinh Thánh thành những Hội Thánh nhánh trong khi đó các nhà riêng của các tín hữu mới cũng lần lượt trở thành các lớp Kinh Thánh thu hút nhiều đồng bào đến với Chúa. Vì thế, tuy Phao-lô chi lo giảng dạy lời Chúa và huấn luyện tín hữu tại Ê-phê-sô, nhưng nhiều Hội Thánh đã mọc lên nhan nhãn ở Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi, Lao-đi-xê, Cô-lô-se, Hy-a-ra- bô-lít.. Chung quanh mỗi Hội Thánh lớn có nhiều Hội Thánh nhánh, chung quanh mỗi Hội Thánh nhánh có hàng chục, hàng trăm lớp học Kinh Thánh tư gia, đến nỗi. nhân dân cả xứ A-si tức là vùng Tiếu Á đều được nghe Phúc Âm.
b. Quay lại thăm viếng và tăng cường các Hội Thánh ở xứ Ma-xê-đoan và Hy-lạp.
c. Chuẩn bị đẩy mạnh công cuộc phát triển Hội Thánh đến thủ đô La-mã, bán đảo Ỷ và Tây-ban-nha.
Trước hết Phao-lô viết một bức thư bất hủ gởi cho người La-mã, và sau là hết lòng đi theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh đế đạt đến mục tiêu La-mã theo lộ trình, thời điểm và phương pháp của Ngài.
6. Giai đoạn thứ sáu: Phao-lô bị bắt và giam cầm
Phao-lô bị bắt bớ tại Giê-ru-sa-lem, bị giam cầm hai năm tại Sê-sa-rê và bị áp giải qua giam lỏng tại thủ đô La-mã. Đối với người khác, có lẽ phải buộc lòng tạm ngưng chức vụ, nhưng ngay trong những năm tháng tù đày, Phao-lô đặt kế hoạch mới.
a. Truyền giáo cho các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cả La-mã lẫn Do-thái.
b. Viết các thư tín gây dựng Hội Thánh thường được gọi là các thư tín trong tù.
c. Hướng dẫn một nhóm môn đệ trẻ trở thành những nhà truyền giáo tương lai.
Trong số đó có bác sĩ Lưu-ca, người sưu khảo tài liệu trong thời gian Phao-lô bị tù ở Sê-sa-rê để viết sách Phúc Âm Lưu-ca và phần lớn sách Công vụ các sứ đồ.
7. Giai đoạn thứ bảy: Trang bị cho tín hữu khí giới thuộc linh
Sau khi được trả tụ do một thời gian ngắn, Phao-lô lại thực thi kế hoạch tăng cường Hội Thánh để mỗi tín hữu đều được trang bị tất cả các khí giới thuộc linh của Thượng Đế, sẵn sàng chiến đấu lúc bị tiến công và chiến thắng cho đến cuối cùng, chuẩn bị Hội Thánh sẵn sàng trước cuộc bắt bớ toàn diện, vừa đẫm máu dữ dội, vừa tế nhị và khoa học. Phao-lô và Hội Thánh đã thành công rực rỡ. Sau loạt bắt bớ sát hại tàn nhẫn ấy, Hội Thánh lại phát triển mạnh mẽ gấp trăm lần.
Tuy trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, Phao-lô đặt kế hoạch phát triển Hội Thánh tại các xứ, các vùng ông muốn đi nhưng chính ông không thể nào đặt chân đến. Qua một lớp truyền giáo trẻ trung mà ông đã huấn luyện trong các giai đoạn trước, ngồi trong ngục tối, chờ ngày ra pháp trường cho thú dữ của Nê-rôn xé thây ăn thịt, Phao-lô sung sướng vì thấy kế hoạch tăng cường và phát triển Hội Thánh của Chúa do ông thực thi đã kết quả hoàn toàn tốt đẹp.
Viết những dòng cuối cùng của bức thư cuối cùng cho Ti-mộ-thư, một người học trò cũng là một nhà truyền giáo thanh niên do ông huấn luyện, Phao-lô giải bày tâm sự của một người đã hoàn thành kế hoạch lớn cho Hội Thánh. Phao-lô viết: Riêng phần ta, ta biết gần đến ngày từ giả trần gian về thiên đàng, ta đã chiến đấu anh dũng, chạy xong cuộc đua, giữ vững niềm tin. Từ đây mão miện công chính đã dành sẵn cho ta. Chúa là chánh án công bằng sẽ ban cho ta trong ngày Ngài trở lại, cũng như cho tất cả những người yêu mến trông đợi Ngài. Khi ta ra tòa lần thứ nhất, chẳng có ai bênh vực, mọi người đều bỏ rơi ta, xin tội ấy đừng đổ về họ, nhưng Chúa đã bảo vệ, bổ sức để ta tích cực phổ biến Phúc Âm cho các dân tộc nước ngoài. Ta vừa được cứu khỏi nanh vuốt sư tử.
Chúa sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác, đưa ta vào nước Trời. Cầu xin Ngài được vinh quang mãi mãi vô cùng. Thành tâm sở nguyện. Ta gửi lời chào thăm Bích-sinh-la, A-quy-la và gia đình Oanh-siêu-pha. Ê-rát còn ở lại Cổ-linh, Trô-phim bị bệnh phải ở lại Mỹ-lê. Con nên cố gắng đến đây trước mùa đông. Ưu-ba, Phu-dan, Lý-nhu; Cơ-lưu và các anh chị em đều gởi lời thăm con.”
Đọc kỹ đoạn văn này, ta nhận thấy tuy có một môn đệ bỏ cuộc vì ham mê thế gian và một môn đệ khác bị bệnh tạm nghỉ tại Mỹ-lê, nhưng còn nhiều môn đệ trung kiên đang tăng cường và phát triển Hội Thánh khắp nơi. Ti-mộ-thư ở Tiếu Á, Cơ-ra-sen ở Ga-la-ti, Tích đi truyền giáo ở Nam-tư, bác sĩ Lưu-ca cộng tác với Phao-lô trong tù tại La mã, Ty-chi-cơ đi hoạt động ở Ê-phê-sô, Ê-rát ở Cổ-linh, Hy-lạp. Đó là những người lãnh đạo cao cấp, sau lưng họ còn có hàng ngàn trưởng lão, hay lãnh đạo trung cấp và hàng vạn người hướng dẫn các trung tâm học Kinh Thánh, phát triển Hội Thánh và thu hút hàng triệu người đến với Chúa Cứu Thế Jê-sus, bảo Phao-lô không nức lòng mừng rỡ, ca ngợi Chúa làm sao được?
Một số hệ phái và Hội Thánh địa phương gần đây đã phát triển nhanh chóng trong sự hướng dẫn của Chúa. Năm 1972, được mời thuyết trình cho hội nghị thường niên của một hệ phái nhỏ, một nhà truyền giáo được nghe các đại biểu làm chứng về các ân phước đặc biệt và hi hữu của Chúa, đến phiên phát biểu, nhà truyền giáo của chúng ta đặt ngay vấn đề: Quý Hội Thánh có định đặt kế hoạch phát triển Hội Thánh hay không? Ông lấy các bản thống kê cũ của hệ phái ấy, phát cho mỗi đại biểu mỗi người một tờ giấy kẻ ô để yêu cầu họ làm đồ biểu, xem trong các năm trước Hội Thánh đã tăng trưởng theo mức độ nào. Khi các đại biểu vẽ xong các đồ thị, họ đều buồn bả nhìn nhận rằng: Suốt những năm 61, 66 và 71, hệ phái này đều có 46 chi hội và tổng số tín hữu suýt soát là 4500 trong suốt 10 năm trời. Các nhà lãnh đạo Hội Thánh đều cầu nguyện và lấy đức tin đặt kế hoạch phát triển trong 10 năm tới. Năm 1981, kiếm kê lại thành quả, họ nức lòng tạ ơn Chúa, vì trong 10 năm qua đã có thêm 1205 người tin Chúa và chịu báp-tem.
Chúng ta đã nhiều lần đề cập đến kế hoạch phát triển Hội Thánh của Mục sư Triệu Dung Cơ (Paul Yongi Cho). Ông vốn là một người Phật giáo, vừa trở lại tin Chúa liền đi học Kinh Thánh và tốt nghiệp trường Kinh Thánh năm 1958. Ông bắt đầu truyền bá Phúc Âm ở một khu phố nghèo nàn. Suốt 6 tháng đầu, không một ai tin Chúa. Nhưng ông bắt đầu được Chúa cho khải tượng về công cuộc truyền bá Phúc Âm và xin Chúa cho có 150 người tin Chúa. Bắt đầu tù cái trại nhỏ để mở Hội Thánh mới từ con số không, Hội Thành của ông đã phát triển lên đến 150, 300, 600 rồi 1000. Năm 1962, ông xây một nhà thờ có 1500 chỗ ngồi, nhưng đến năm 1964 lại có đến hơn 2000 tín hữu. Chúa hướng dẫn ông đặt kế hoạch phát triển Hội Thánh bằng từng nhóm nhỏ mà ông gọi là các tế bào của Hội Thánh.
Năm 1973 ông mời Mục sư Tiến sĩ Billy Graham đi đến khánh thành nhà thờ có 10 ngàn chỗ ngồi, nhưng chi một năm sau số tín đồ đã tăng lên đến 23 ngàn người. Cuối năm 1979 vượt quá mức 100 ngàn tín hữu. Qua năm 1987 vượt quá mức: nửa triệu tín hữu. Có người nói Hội Thánh của ông hiện nay có trên 800 ngàn tín hữu. Ông theo kế hoạch chia từng nhóm nhỏ đế sinh hoạt cầu nguyện, học Kinh Thánh, huấn luyện tín hữu. Trong các buổi nhóm ấy, các tín hữu mời các thân hữu chưa tin Chúa đến dự nhóm, học Kinh Thánh và tương giao, tương trợ. Hội Thánh gồm nhiều ngàn nhóm nhỏ như thế, phần lớn do các nữ tín hữu hướng dẫn, vì một khi nam giới khước từ thì Chúa bảo ông không ngần ngại gì mà cử các nữ tín hữu vào chức vụ lãnh đạo nhóm nhỏ. Nhiều nhóm nhỏ họp thành nhóm lớn do các Mục sư truyền đạo phụ tá hướng dẫn. Tuy nhiên tất cả các nhóm lớn nhỏ đều được chính Mục sư Triệu Dung Cơ hướng dẫn, huấn luyện và kiếm soát chặt chẽ để khỏi đi sai lệch đường lối Phúc Âm.