Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 24a)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

image[1]

24a. Phương pháp thứ hai mươi bốn: Thiết kế và thực thi công tác tăng cường và phát triển Hội Thánh

Cần đề ra và thực thi kế hoạch tăng cường và phát triển Hội Thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Thư Ê-phê- sô 6:10-20 ghi rằng: “Sau hết, anh em hãy mạnh mẽ trong Chúa, nhờ năng lực vô hạn của Ngài. Hãy trang bị đầy đủ khí giới của Thượng Đế đế có thế đối phó với mọi mưu kế của quỷ vương. Vì chúng ta không chiến đấu với người trần gian, nhưng với quyền lực vô hình đang thống trị thế giới tới tăm này, và với các tà linh trên trời. Vậy, hãy mặc toàn bộ áo giáp của Thượng Đế đế anh em có thể chiến đấu lúc bị tiến công và khi chiến cuộc đã qua, anh em là kẻ chiến thắng. Muốn được như thế, anh em phải thắt lưng bằng Chân lý, mặc sự công chính làm giáp che ngục, mang giày Phúc Âm hòa bình, luôn luôn dùng một đức tin đế gạt đỡ mọi tên lửa của Sa-tan, đội nón sắt cứu rỗi, cầm gươm Thánh Linh là Lời Thượng Đế, luôn luôn cầu nguyện trong mọi trường hợp, nài xin mọi điều theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, cảnh giác và kiên nhẫn cầu thay cho tất cả các tín hữu. Nhiều tín hữu chỉ cầu nguyện mà không chịu bắt tay vào công tác của Hội Thánh, nhiều tín hữu khác có khải tượng truyền giáo, nhưng chỉ thỏa lòng vì khải tượng mà không bao giờ có kế hoạch thực hiện khải tượng đó. Nhiều tín hữu lại sẵn sàng học tập mà Hội Thánh chưa có kế hoạch động viên toàn lực để củng cố và phát triển Hội Thánh đúng như ý muốn của Chúa Thánh Linh.

hoa3-332572-1368253320_500x0

Đặt kế hoạch và thực thiện kế hoạch đó không những là trách nhiệm cấp-thiết của những bậc lãnh đạo Hội Thánh toàn quốc, toàn giáo phận, hay địa hạt. Nhưng đây cũng là phận sự cấp thiết của những người hữu trách trong một chi hội hay của tùng nhóm tín hữu, từng gia đình tín hữu. Cố nhiên, hoàn cảnh và điều kiện mỗi cấp và mỗi nơi một khác, nên phải có sáng kiến, dùng những phương pháp thích ứng với điều kiện đặc biệt của khu vực và địa phương mình. Nhưng nguyên tắc tăng cường và phát triển Hội Thánh vẫn là một và đã được đề ra trong Kinh Thánh. Vấn đề thực thi kế hoạch tăng cường và phát triển Hội Thánh gồm hai phần:

Làm thế nào đế tăng cường Hội Thánh ngày nay?

Làm thế nào để phát triển Hội Thánh ngày nay?

images (2)

a. Làm thế nào đế tăng cường Hội Thánh ngày nay?

Câu trả lời của Thánh Kinh là huấn luyện tín hữu, hay nói theo mệnh lệnh tối hậu của Chúa Cứu Thế là dạy tín hữu vâng giữ mọi mệnh lệnh của Chúa Cứu Thế, tức là những điều Chúa truyền bảo (Mã-thi 18:20). Sứ đồ Phao-lô đã huấn luyện Hội Thánh Ê-phê-sô theo một kế hoạch chương trình toàn bích. Phao-lô nhắc lại chương trình huấn luyện đó trong một buổi họp từ giả các cấp lãnh đạo Hội Thánh Ê-phê-sô trong Công vụ 20:18b-21,15-31. Phao-lô nói: “Thưa anh em, từ ngày tôi đặt chân lên Tiếu Á, anh em biết tôi đã sống với anh em như thế nào. Tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, đố nhiều nước mắt, chịu bao thử thách gian khố do người Do-thái âm mưu hãm hại. Tôi chẳng bao giờ từ chối truyền dạy anh em những điều hữu ích. Tôi đã huấn luyện anh em nơi còng cộng cũng như tại các tư gia, tôi kêu gọi cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp ăn năn quay về Thượng Đế và tin cậy Chúa Cứu Thế Jê-sus là Chúa chúng ta. Bây giờ tôi biết chắc anh em, những người đã nghe tôi truyền giảng nước Trời không còn ai thấy mặt tôi nữa nên hôm nay tôi xác nhận: Nếu trong anh em có ai bị hư vong, tôi không còn chịu trách nhiệm nữa, tôi không hề từ chối công bố mệnh lệnh của Chúa cho anh em. Anh em phải giữ mình và chăn bầy chiên mà Thánh Linh đã giao cho anh em chăm sóc, là Hội Thánh mà Thượng Đế đã mua bằng chính máu Ngài, thì tôi biết sau khi tôi đi, sẽ có phần tử giả mạo trà trộn phá hoại anh em như lang sói độc ác chẳng tiếc gì bầy chiên. Trong anh em cũng sẽ có người xuyên tạc chân lý để lôi cuốn tín hữu. Vậy, anh em hãy đề cao cảnh giác, đùng quên tôi đã đố nước mắt khuyên bảo mọi người, ngày cũng như đêm ròng rả 3 năm trời.

cc3bac-he1bb8da-mi-2014-11

Mục đích của Phao-lô khi viết các thư tín cho các đoàn thế tín hữu như Cổ-linh, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, Tê- sa-long-ca là đế huấn luyện thêm các tín hữu cũ và hướng dẫn các tín hữu mới học tập chương trình của Chúa. Thí dụ: Thư Ê- phê-sô chương 1 huấn luyện tín hữu học biết về công vụ của Chúa Cha, Chúa Con va Chúa Thánh Linh trong chương trình cứu chuộc (1:3-14). Từ câu 15-23 Phao-lô vừa cầu nguyện vừa dạy dỗ cho anh em tín hữu biết rõ Chúa Cứu Thế qua những điều Ngài tiết lộ, ông cũng xin Thượng Đế cho tâm trí họ sáng suốt đế biết được hy vọng của nguời đã được Chúa lựa chọn và cơ nghiệp vinh quang phong phú Ngài dành cho con cái Ngài. Chúng ta lưu ý động từ Phao-lô dùng: Biết được và biết rõ. Động từ biết này không có nghĩa là chỉ hiểu biết bằng trí óc mà còn biết trong kinh nghiệm bản thân. Phao-lô cố gắng thực thi chương trình huấn luyện bằng lời giảng dạy và cuộc đời gương mẫu của mình, nhưng ông phải cầu nguyện xin Chúa mở lòng, mở trí cho tâm linh và tâm hồn anh em tín hữu hiếu đúng, biết rõ và có kinh nghiệm bản thân về Chúa Cứu Thế và các chân lý của Ngài vì chỉ có Chúa Thánh Linh mới có thể thực hiện điều đó.

Hội Thánh chi thực sự tăng cường khi Hội Thánh được huấn luyện đầy đủ và rút được sức mạnh từ nơi Chúa Cứu Thế đế sinh hoạt đúng theo ý nghĩa là thân thể của Chúa Cứu Thế như Phao-lô đã diễn tả trong Ê-phê-sô 3:16-19: “Tôi cầu xin Cha, do vinh quang vô hạn của Ngài, ban quyền năng Thánh Linh làm cho tâm hồn anh em vững mạnh, cầu xin Chúa Cứu Thế nhân đức tin ngự vào lòng anh em, cho anh em đâm rễ vững gốc trong tình yêu thương. Cầu cho anh em cũng như mọi con cái Chúa có khả năng hiếu thấu tình yêu sâu rộng bao la của Chúa Cứu Thế. Cầu cho chính anh em kinh nghiệm được chính tình yêu ấy dù lớn lao vô hạn, vượt quá tri thức loài người, nhờ đó, anh em được đầy dẫy Thượng Đế.”

waterfall-for-desktop-background-wallpaper

Một số tín hữu than thở rằng: Chi hội tôi yếu đuối quá, ít người quá, thiếu khả năng và phương tiện. Nhưng trong chương trình huấn luyện của Chúa, mỗi cá nhân tín hữu đều phải được tăng trưởng nhanh chóng dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, thì Hội Thánh chung và các đoàn thế tín hữu địa phương mới được tăng cường. Theo thư Ê-phê-sô 4:13 Chúa muốn mỗi người đề đạt đến bực trưởng thành trong Chúa, tức là có Chúa Cứu Thế đầy dẫy trong tâm hồn. Phao-lô giải thích ở chương 4:4-7,12: Chúng ta cùng thuộc về một thân thế, cùng nhận lãnh một Thánh Linh, cùng chia xẻ một niềm hy vọng về tương lai vinh quang. Chúng ta chỉ có một Chúa, một đức tin, một lễ báp-tem, một Thượng Đế là Cha mọi người, cao quý hơn mọi người, tác động trên mọi người và sống trong mọi người. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta nhận lãnh một ân tứ khác nhau tùy theo sự phân phối của Chúa Cứu Thế. Ngài phân phối công tác như thế để chúng ta phục vụ đắc lực cho Ngài, cùng nhau xây dựng Hội Thánh là thân thế Ngài.

Đến chương 6, Phao-lô lại giải thích tỉ mi hơn như chương 6:10-18. Chúng ta lưu ý đến chương trình huấn luyện tín hữu mà Phao-lô mượn hình ảnh của một chiến sĩ thời xưa đế diễn tả:

tranh-son-dau2

1. Mặc áo giáp của Thượng Đế cũng gọi là áo giáp công chính

2. Thắt lưng bằng chân lý

3. Mang giày Phúc Âm hòa bình

4. Dùng mộc đức tin để gạt dỡ tên lửa của Sa-tan

5. Đội nón sắt cứu rỗi

6. Cầm gươm Thánh Linh là Lời Thượng Đế

7. Luôn luôn cầu nguyện trong mọi trường hợp

Thật là diệu kỳ, mỗi tín hữu là một chiến sĩ, nhưng là một chiến sĩ cầu nguyện, chiến sĩ chiến đấu chống Sa-tan chớ không phải chống con người dù là người đang bắt bớ hãm hại mình. Chiến sĩ đi cứu người chớ không phải giết người. Khi mới đến Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô chỉ gặp 12 tín hữu yếu đuối, chưa hiếu biết về Chúa, nhưng ông đã đặt ngay kế hoạch thực thi chương trình tăng cường và phát triến Hội Thánh tại Ê-phê-sô gần 3 năm trời. Hội Thánh Ê-phê-sô được tăng cường và phát triển nhanh chóng trong 3 năm ấy, đến nỗi các tín hữu đều đầy sức sống của Chúa, mỗi tín hữu trở thành một chiến sĩ Phúc Âm, mỗi gia đình tín hữu trở thành một trung tâm Phúc Âm, các chi hội mới mọc lên nhan nhãn quanh Hội Thánh Ê-phê-sô và cả xứ Tiếu Á và với số nhân dân đông đảo đều được nghe đạo Chúa. Phao-lô đã đặt kế hoạch như thế nào, và thực thi chương trình huấn luyện Hội Thánh và cá nhân tín hữu ra sao, chúng ta sẽ học qua trong loạt bài Lịch sử Truyền giáo phát thanh hằng tuần trên làn sóng này. Trong sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, dưới ánh sáng của Lời Thánh Kinh, chúng ta lắng lòng tụ hỏi:

Chúng ta có ý thức trách nhiệm tăng cường Hội Thánh của Chúa Cứu Thế chưa? Chúng ta đã đặt kế hoạch tăng cường Hội Thánh chưa? Chúng ta đã thực thi kế hoạch phát triển Hội Thánh chưa? Chi hội chúng ta đã có chương trình huấn luyện tín hữu để đáp ứng tinh thần sốt sắng học tập của các tín hữu như thế nào? Quý vị tín hữu có thúc đẩy các bậc lãnh đạo hướng dẫn đoàn thế địa phương đặt kế hoạch và thực thi chương trình huấn luyện và tăng cường Hội Thánh Chúa không? Quý vị tín hữu đang sống lẻ loi, hay đang sinh hoạt từng nhóm nhỏ ở các vùng xa Hội Thánh, có theo học các chương trình hàm thụ của Hội Thánh hay chưa? Quý vị tín hữu có học lồi Chúa qua chương trình phát thanh Nguồn sống hay chưa? Quý vị và các bạn cũng có thế tự học lời Chúa và áp dụng lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày.

images (6)

Phương pháp truyền giáo thứ 7 là đề ra những kế hoạch tăng cường và phát triển Hội Thánh. Hai điêu này đi song song với nhau như hai đường rầy xe lửa. Chúng ta đã đề cập phần đầu tức là kế hoạch tăng cường Hội Thánh. Bây giờ, chúng ta tìm hiếu về kế hoạch phát triển Hội Thánh.