Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 20)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 20: Phương pháp thứ hai mươi: Dùng các phương tiện truyền thông hiện đại
Ngày nay người ta phát thanh, truyền hình và dùng phim ảnh đế truyền bá Phúc Âm. Từ nhiều năm nay việc sử dụng các phương pháp truyền thông, đặc biệt là phát thanh để rao giảng tin mừng cho đồng bào đồng loại đang được xúc tiến mạnh mẽ. Đó là một trong những mối quan tâm bậc nhất của giáo hội Công giáo và Tin Lành.
Đài Nguồn sống được thành lập vào năm 1945 vối mục đích rao giảng Tin mừng cho các nước Á châu, đặc biệt là Trung hoa. Ban đầu các sáng lập viên dự định lập đài ở Trung hoa nhưng không thành công. Ngày 4-6-1948 một số các nhà truyền giáo Tin Lành họp nhau đế hát bài Tôn vinh danh Chúa Jê-sus trên đài KZAS sau đổi là DZAS ở Manila. Sau 2 giờ ngắn ngủi, máy phát 1000 Watt của đài bị cháy, nhưng đó là giai đoạn mở màn cho đài Nguồn sống ỏ Á đông. Với thời gian, các máy phát của đài được tăng cường và các chương trình lần lần được phát triển, trong đó có chương trình Việt ngữ, khởi đầu vào năm 1951. Hiện nay đài Nguồn sống phát thanh bằng 90 ngôn ngữ và thố ngữ tại 100 quốc gia trên thế giới. Mỗi tháng, đài nhận được trên 300 ngàn thư từ của các thính giả khắp nơi gởi về. Về phương diện kỹ thuật, đài Nguồn sống có 33 máy phát, đặt tại đảo Sezu, một hải đảo ngoài khởi Triều tiên, Saipan trong quần đảo Marianna, Phi luật tân và Seychelles. Máy phát có công suất lớn nhất cho các làn sóng ngắn của đài là 250 ngàn VVatt. Đài Nguồn sống có các phòng ghi âm tại 14 nước trên thế giới và trụ sở đặt tại Canada, Hoa kỳ, úc, Tân-tây-lan, Anh quốc, Hòa-lan, Singapore, Hồng-kong, Phi-luật-tân, Triều tiên v.v. về phương diện tài chính, đài Nguồn sống hoạt động do các quà tặng và các số tiền dâng của các tín hữu. 650 nhân viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đang hoạt động cho đài. Chương trình Việt ngữ của đài Nguồn sống được phố biến tại Việt Nam ngày càng rộng rãi hơn. Trong số các thính giả của đài, không những chỉ có các tín hữu Tin Lành nhưng còn có cả Công giáo và nhiều người chưa biết Chúa. Chủ trương chính của đài Nguồn sống là rao giảng Phúc Âm của Chúa Cứu Thế, vì thế mọi câu chuyện, mọi bài Thánh ca hoặc tin tức đều có mục đích dìu dắt thính giả đến chỗ tin và học biết về cuộc đời cũng như về giáo huấn của Chúa Cứu Thế Jê-sus. Với 3 giờ 30 phút mỗi ngày, sáng và tối, đài Nguồn sống có số giờ phát nhiều nhất trong ba đài tôn giáo hướng về Việt Nam hiện nay. Đài Nguồn sống thường nhận được thư các thính giả, những người chua tin Chúa kế cho biết sau khi thường xuyên theo dõi các buổi phát thanh về Kinh Thánh họ đã quyết định tin nhận Chúa Cứu Thế. Nhân viên của đài thường hướng dẫn họ đến với Chúa và liên lạc với các Hội Thánh địa phương. Ngoài các chương trình Việt ngữ, đài Nguồn sống còn có chương trình đọc Kinh Thánh bằng 22 thứ tiếng dân tộc ít người tại Việt Nam nhu Bana, Thái đen, Bru, Chrau, Chàm, Hà-lan, ơrê, Yeh, Jơrai, Katu, Kơho, Mnong, Mường, Nùng, Rade, Jangau, jangai, Xêđăng, Stiêng và Thái trắng.
Các chương trình phát thanh, truyền hình của các ngành truyền bá Phúc Âm ngày nay đang đem tin mừng của Chúa đến cho 4200 dân tộc và sắc tộc qua 3500 ngôn ngữ. Số thính giả và khán giả thường xuyên của các chương trình phát thanh, truyền hình truyền bá Phúc Âm lên đến 1 tỷ 300 triệu người trong 250 nước. Tuy nhiên các đài phát thanh, truyền hình của các Hội Thánh Chúa Cứu Thế ngày nay còn có khả năng truyền bá Phúc Âm cho 4 tỷ 473 triệu người. Tính trung bình mỗi năm có thêm 133 triệu người được nghe Phúc Âm, phần lớn do các chương trình phát thanh khắp thế giới. Số người được xem phim ảnh Jê-sus, tóm lược cuộc đời Chúa Cứu Thế hằng năm lên đến 3 tỷ người.