Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 14)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

hoa3-332572-1368253320_500x0

 

Phần 14: Phương pháp thứ mười bốn: Viết thư

Một phương pháp truyền bá Phúc Âm khác là viết thư. Người truyền bá Phúc Âm có thể viết thư đế giới thiệu hạnh phúc thật và niềm an ủi vô biên trong Chúa Cứu Thế cũng như những lời quí báu của Ngài mà chính người truyền bá Phúc Âm đã có kinh nghiệm bản thân khi đem những lời của Chúa dạy mà áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của mình. Khi viết thư hàng loạt, cần xếp đặt theo đề tài theo thứ tự mạch lạc cũng như theo các việc xảy ra trong gia đình hay đời sống cá nhân của người nhận thư. Khi viết thư giới thiệu Chúa Cứu Thế, người truyền bá Phúc Âm nên khéo léo gợi tò mò và hứng cảm cho người nhận thư để người ấy mong mỏi nhận lá thư kế tiếp.

Một cựu giáo sư trường Cao đẳng Kỹ thuật Phú thọ đã có nhiều kinh nghiệm truyền bá Phúc Âm bằng thư từ, ông đã viết trong một bức thư dài như sau:

Tôi viết thư này gửi đến quý ông bà anh chị em nhằm mục đích làm chứng về quyền năng mà Chúa đã thể hiện cho tôi và ân sủng mà Ngài đã ban cho tôi.

Thưa quý thân hữu, mỗi người trở thành tín đồ của Chúa Cứu Thế trong một trường hợp khác nhau. Riêng tôi, tôi đến với Chúa và Chúa đến với tôi không phải vì tôi xúc động mạnh mẽ sau khi nghe một mục sư giảng luận Lời Chúa một cách linh động và hấp dẫn. Tôi cũng không phải tiếp nhân Chúa sau khi nghe một bài thuyết giáo hùng hồn của bất cứ một diễn giả nào, tôi cũng không được nghe bất cứ một tín hữu Tin Lành nào làm chứng về Chúa và chia sẻ đức tin của họ khiến tôi tin nhận Chúa. Chúa đến với tôi vào một đêm thanh vắng, không trăng sao, giữa cảnh cực kỳ nguy hiểm. Tôi cầu nguyện và Chúa đã nhậm lời cầu xin của tôi. Thưa quý vị, tôi thường đem kinh nghiệm tin Chúa của tôi, kể cho các bạn tôi chưa biết Chúa. Sau khi nghe, người thì nói đó là sự may mắn của tôi, người khác thì nói có sự trùng hợp, họ giải thích rằng biết đâu trong lúc cầu nguyện xin Chúa can thiệp cũng là lúc xảy ra những việc người khác đã quyết định làm. Nhưng tôi không nghĩ như thế mà tôi cho rằng Chúa đã nhậm lời cầu xin của tôi.

flowers-3

Sau khi tin Chúa, tôi viết thư khuyên cháu tôi, con của người anh ruột tôi tin nhận Chúa, tôi không quên cầu nguyện cho cháu tôi được Chúa cứu chuộc. Sau đó, tôi nhận được thư cháu tôi cho biết cháu đã đầu phục Chúa. Tôi viết thu cho nhiều người thân trong gia đình, và lần lượt tôi nhận được thư gia đình cho biết các cháu tôi cũng, đã ăn năn trở lại tin nhận Chúa.

Ngoài các thân nhân, tôi cũng chia sẻ niềm tin cho một người bạn họ Đinh, tôi khuyên anh tìm hiểu về Đấng Cứu Thế Jê-sus và mỗi đêm tôi vẫn nhớ cầu nguyện cho bạn tôi. Một ngày nọ, tôi nhận được thư bạn tôi với lời lẽ mà tôi biết chắc chắn rằng chi có người đến với Chúa bằng tấm lòng mới viết được lá thư như vậy.

Nhờ tôi tin Chúa trước mà nhiều thân nhân của tôi được biết Chúa. Từ ngày tôi tiếp nhận Chúa đến nay, tôi nhận biết Chúa luôn luôn ở cùng tôi, chăm sóc lo liệu cho tôi, làm tâm hồn tôi ổn định, không xao xuyến, bối rối như trước. Lúc trước tôi cảm thấy như mình có xác mà không có hồn, ngày nay, tôi luôn luôn thỏa lòng vui sống trong Chúa. Chúa đã biến đổi lòng tôi từ một con người sống ích kỷ, chỉ biết lo cho tương lai hạnh phúc của mình và gia đình, trở thành một người lo nghĩ nhiều cho tha nhân hơn bản thân mình. Chúa cũng thay đổi tính nóng nảy, hờn giận, tự ái và hay phàn nàn than thở của tôi, v.v… Qua cảm nhận của bản thân tôi, tôi ước mong quý vị nào có tâm hồn bất ổn, lo âu, hãy đến với Chúa từ ái, Chúa sẽ cho sức sống mối vì Ngài đã phán: Hỡi ai đang mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các con được yên nghi. Và khi đã thành tâm đặt niềm tin nơi Chúa, Chúa sẽ xóa hết tất cả tội lỗi trong đòi sống cũ và ban cho một đời sống mới đầy ý nghĩa.

Tạ ơn Chúa, tôi viết thư làm chứng cho ai là sớm muộn người đó cũng trở lại tin nhận Chúa Cứu Thế.

Văn chương dưới các thể thơ, văn được in thành tài liệu, được chép tay hay truyền miệng đã là một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong việc truyền bá Tin Mừng của Chúa Cứu Thế. Các văn phẩm Phúc Âm, từ các tác phẩm lớn, đến các tài liệu Phúc Âm ngắn ngủi dưới hình thức như một bài báo đã có thể cảm động lòng nhiều người đến mức họ đã quyết định tin nhận Chúa Cứu Thế. Do đó, chúng ta nói đến phương pháp thứ 15 là viết báo.