Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 9a)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

hoa-tu-lip-ha-lan_01_resize

 

Phần 9a: Phương pháp thứ chín: Xin Chúa cho khải tượng và trang bị
để thực hiện khải tượng

Robert Jaffray, một nhà truyền bá Phúc Âm được xem như đã tự thuật kinh nghiệm bản thân như sau: Ông đang được Chúa dùng mỏ mang công việc truyền giáo tại Hoa-nam và một vài nước khác, thì được Chúa cảm động phải bắt đầu công cuộc truyền giáo tại In-đô-nê-xi-a, lúc bấy giờ thường gọi là Nam dương. Ông đã cố gắng vâng lời nhưng gặp nhiều trở ngại lớn. Một phần trở ngại do một tôn giáo lớn ở In-đô-nê-xi-a chống đối, một phần khác là các trở lực nội bộ của giáo hội càng làm ông nản lòng. Vì thế, ông quyết định viết thư cho các cấp lãnh đạo dứt khoát chối từ trách nhiệm truyền giáo ở In-đô-nê-xi-a. Thư viết xong, chưa kịp gởi bưu điện thì đã khuya, ông đi ngủ tưởng chừng như đã cất được một gánh nặng. Nhưng giữa đêm, Chúa cho ông thấy một khải tượng kỳ lạ. Ông thấy có người đuổi theo nên ông chạy trốn. Rốt cuộc, người ấy bắt kịp và ông nhìn biết người đuổi theo mình là chính Chúa Cứu Thế Jê-sus. Ông vô cùng kinh ngạc, ngay lúc ấy, nhìn xuống bàn tay mình, ông thấy cả hai bàn tay đều vấy máu. Ông vội chạy đi kiếm nước rửa tay, nhưng lửa mãi không sạch: Hai bàn tay mình vẫn vây máu. Trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Chúa Cứu Thế vẫn theo dõi ông, nhìn ông với đôi mắt buồn bã. Nhà truyền bá Phúc Âm hiếu ngay ý nghĩa khải tượng đó dưới ánh sáng Thánh Kinh mà ông đã học từ trước trong Ê-xê-kiên 33:1-9 “Có lời Chúa Hằng Hữu phán cùng tôi: Hỡi con người, hãy nói cùng con cái dân ngươi mà rằng: Khi Ta sai gươm đến trong một đất nào, nếu dân đất ấy chọn một người trong chúng nó đế đặt làm kẻ canh giữ. Nếu người thấy gươm đến trong đất thì thổi kèn để rao bảo dân sự. Bấy giờ, hễ ai nghe tiếng kèn mà không chịu răn bảo và nếu gươm đến bắt lấy nó thì máu của người ấy sẽ đổ lại trên đầu nó, vì nó có nghe tiếng kèn mà không chịu răn bảo. Vậy máu nó sẽ đổ lại trên nó. Nhưng nếu nó chịu răn bảo thì cứu được mạng sống mình. Nhưng nếu kẻ canh giữ thấy gươm đến mà không thối kèn, đến nỗi dân sự chẳng được răn bảo và gươm đến mà cất sự sống của người nầy hoặc người kia đi thì người đó sẽ chết trong sự gian ác mình, song Ta sẽ đòi máu nó nơi người canh giữ. Nầy, hỡi con người, Ta đã lập ngươi lên đặng làm kẻ canh giữ cho nhà Y-sơ-ra-ên. Vậy hãy nghe lời từ miệng Ta, và thay Ta răn bảo trước cho chúng nó. Khi Ta phán cùng kẻ dữ rằng: Hỡi kẻ dữ, mầy chắc chết. Nếu ngươi không răn bảo để cho kẻ dữ xây bỏ đường lối xấu của nó, thì kẻ dữ ấy sẽ chết trong sự gian ác mình, nhưng ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi. Nếu trái lại, ngươi đã răn bảo kẻ dữ đặng xây bỏ đường lối xấu của nó, mà nó không xây bỏ thì nó sẽ chết trong sự gian ác nó, còn ngươi đã giải cứu mạng sống mình.”

Vì được Chúa cho khải tượng ấy, ông đã quyết định vâng lời Chúa, hủy bỏ bức thư khước từ nhiệm vụ và bắt đầu tiến hành công cuộc truyền bá Phúc Âm tại In-đô-nê-xi-a. Vê sau, ông hy sinh tính mạng vì công cuộc truyền bá Phúc Âm tại đất nước này giữa đệ II thế chiến, nhưng kết quả công cuộc truyền bá Phúc Âm Chúa dùng ông sáng lập và hướng dẫn tại In-đô-nê-xi- a thật là vĩ đại: Bắt đầu từ số 0 năm 1929 đến năm 1990 đã thành lập được 1622 chi hội và 417 hội nhánh, với tổng số tín hữu 466.084 người. Trong số này, 173.179 người đã chịu báp-tem. Tổ chức truyền giáo do ông sáng lập cũng điều hành 78 Chẩn y viện, 73 trường Tiểu và Trung học, 23 Thần học viện và Trường Kinh Thánh.

Tiếng Hy-bá dùng 10 tù khác nhau để diễn tả các khải tượng. Trong số đó có 6 từ thường được dịch là: DỊ tượng, sự hiện thấy, mặc thị, hoặc khải tượng như Đa-ni-ên chương 2:19,28; 4:5,9,10,13; 7:1-15 đều dùng từ “chezev” có nghĩa là “trạng thái.” I Sử ký 17:15 “Na-than theo các lời này và sự mặc thị này mà tâu lại với Đa-vít;” Thi Thiên 89:19 “Chúa đã dùng khải tượng mà phán với Đấng thánh của Ngài” đó là từ “chazon.” Thứ ba là từ “chazoth” II Sử-ký 9:29 “Được chép trong sách khải tượng của đấng tiên kiến I-đô.” Từ thứ tư là từ “chazuth” Ê-sa 21:2 “Có sự hiện thấy hãi hùng đã tỏ ra cho tôi: kẻ gian dối ở gian dối, kẻ tàn hại làm tàn hại.” Từ thứ năm là tù “chizzayon” Giô-ên 2:28 “Thanh niên các ngươi sẽ thấy khải tượng.” Từ thứ sáu là “machazeh” trong Ê-xê-kiên 13:7 “Khi Ta chưa từng phán mà các ngươi nói rằng: Chúa Hằng Hữu có phán. Vậy, các ngươi há chẳng thấy khải tượng phỉnh phờ và nói sự bói khoa giả dối sao?” Có hai từ có nghĩa là “thấy” cũng; được dịch là khải tượng hoặc đị tượng là “raah” trong Ê-sa 28:7 ” Các thầy tế lễ và các tiên tri (đây là nói về các tiên tri giả) hễ xem thấy khải tượng thì giải nghĩa sai vì say rượu, và tù “raah” trong II Sử 26:5 Xa-cha-ri là người thông hiếu các dị tượng của Thượng Đế. Và hai từ có nghĩa là “sự xuất hiện.” “marah” Ê-xê-kiên 1:1 “Khi tôi đang ở giữa phu tù trên bờ sông Kêba, các tầng trời mở ra và tôi xem thấy những khải tuợng của Thượng Đế” và từ “mareh” Đa-ni-ên 8:26 “Những khải tượng về các buổi chiều và các buổi mai mà tôi đã nói đến đều là thật, nhưng anh hãy giữ kín các điều đó vì nó quan hệ với sau nhiều ngày.”

tulip5

Thánh Kinh Tân ước dùng 3 từ đế miêu tả khải tượng “Optasia” là “sụ xuất hiện” hoặc khải tượng: Lưu-ca 1:22 Ho nhận biết rằng Xa-cha-ri vừa thấy khải tượng trong Noi Thánh. “Horama” Công vụ 9:10 Chúa phán cùng người trong khải tượng: A-na-nia, và chuông 9:12 Sau-lo thấy trong khải tượng một người tên A-na-nia. Từ thứ ba là “Horasis” Công vụ 2:17 “Thanh niên các nguôi sẽ thấy khải tượng.”

Như thế, có một câu được ghi hai lần trong Thánh Kinh, một lần trong Cựu ước ở sách Giô-ên 2:28 và một lần trong Tân ước ở Công vụ 2:17 là: “Thanh niên các nguôi sẽ thấy khải tượng. Đó là câu Thánh Kinh rất quan trọng liên hệ với biến cố Chúa Thánh Linh giáng lâm và ngụ đầy dẫy trong lòng người, ban cho con người thấy khải tượng để đi truyền bá Phúc Âm.

Khải tượng là một hiện tượng Chúa cho con người thấy đang khi tinh thức ngoại trừ một số trường hợp được thấy trong giấc ngủ, nhằm mục đích báo cho con người biết ý định, chương trình của Chúa, để kêu gọi, thúc đấy người ấy thi hành chuông trình mệnh lệnh của Chúa đúng như Chúa đã bày tỏ.

Trong thời Cựu ước, mặc dù Thánh Kinh xác nhận là các khải tượng rất hiếm hoi như I Sa-mu-ên 3:1 đã nói, nhưng hai người được thấy khải tượng nhiều nhất và đáng lưu ý nhất là nhà tiên tri Đa-ni-ên và nhà tiên tri Ê-xê-kiên cũng thường được dịch là Ê-xê-kia. Đa-ni-ên từ lúc còn trẻ đã nổi danh về ân tứ giải nghĩa các khải tượng. Chính nhờ ân tứ đó mà Đa-ni-ên đã cứu lược các thân hữu, các bạn đồng lao và các nhà bác học Ba-by- luân khỏi chết, khi ông được Chúa cho biết khải tượng mà hoàng đế Nê-bu-cát-nết-sa đã quên mất hoặc giả bộ quên đế xem thử thũng nhà chuyên môn giải nghĩa khải tượng có thực tài biết việc tương lai hay không, hoặc chỉ nói mò, nói khéo đế lừa người va mà thôi. Sau đó Đa-ni-ên cũng được Chúa cho nhiều khải tượng về tương lai các nước lớn và tương lai dân tộc của mình theo Đa-ni-ên chương 2,4,7,8,9,10. Còn nhà tiên tri Ê-xê-kiên mặc dù bị lưu đày xa cố hương mà được Chúa cho thấy nhiều khải tượng đến nỗi ông biết rõ mặt trái về tình trạng thuộc linh của dân tộc và các tội lỗi bí mật của các cấp lãnh đạo dân Do-thái (Ê- xê-kiên 8,11,43).