Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 8a)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 8a: Phương pháp thứ tám: sử dụng và phố biến Lời Chúa
Tính đến năm vừa qua Thánh Kinh đã được dịch ra 1485 ngôn ngữ, hoặc toàn bộ, hoặc mới được một phần và do các hội Kinh Thánh ấn hành và phổ biến khắp các nước trên thế giới. Trong số đó có 1015 ngôn ngữ đã có toàn bộ Tân Ước và một phần Cựu Ước, 305 ngôn ngữ đã có toàn bộ Tân Cựu Ước, 710 ngôn ngữ chỉ mới có Tân Ước mà thôi, 200 ngôn ngữ có nhũng bản dịch mới thay thế các bản dịch cũ. Số các ngôn ngữ đã có ít nhất một quyến Phúc Âm, tính đến giữa năm qua đã lên đến 2500 ngôn ngữ, đồng thời Thánh Kinh cũng đang được dịch ra 1180 ngôn ngữ mới, phần lớn là ngôn ngữ của các dân tộc ít người (tưởng cũng cần lưu ý trên thế giới có đến 3000 ngôn ngữ chưa dùng hoặc không dùng mẫu tự La tinh như tiếng Việt ta, một số lớn trong 3000 ngôn ngữ ấy chưa bao giờ có chữ viết và đang chờ các nhà truyền bá Phúc Âm đến đặt chữ viết cho họ và dạy họ biết đọc, biết viết).
Các sự kiện trên đây nhắc người học lịch sử truyền giáo nhớ một phương pháp truyền bá Phúc Âm vô cùng quan trọng là sử dụng và phổ biến Lời Chúa. Dù nhiều loại sách xuất bản cách đây 3,4 trăm năm được kế là quý theo luật cung cầu. Khi mới xuất bản, số lượng các sách này chắc chắn phải nhiều, và do đó giá trị tính bằng tiền tệ không thế nào cao được, nhưng đến nay, các loại sách này hiếm đi, có loại chỉ còn vài ba cuốn nên sách trở thành đắt giá. Nhưng Thánh Kinh có giá trị khác hẳn các loại sách quý trong đời này. Giá trị của Thánh Kinh không phải ở nơi số ít hay ở nơi giấy in, hoặc bìa đóng sách mà ở nơi nội dung. Thánh Kinh chẳng những đã được dịch ra trên 2500 ngôn ngữ, mà mỗi năm xuất bản hằng trăm triệu cuốn. Vì Thánh Kinh chép lại Lời phán của Đấng Tạo Hóa nên giá trị của Thánh Kinh không theo thời gian mà thay đổi. Nhiều người thù ghét Thánh Kinh đã tìm cách thiêu đốt, hủy diệt Thánh Kinh, nhiều nhà văn vô tín, trong số đó có cả Voltaire, tuy không dùng bạo lực để tiêu diệt Thánh Kinh, nhưng lại viết sách đả kích Thánh Kinh và tiên đoán rằng: Thánh Kinh sẽ lỗi thời và tự đào thải. Nhưng sau khi Voltaire chết đã hơn 200 năm, nhà xuất bản sách của Voltaire lại phải đóng cửa và sau đó bán lại cho một nhà xuất bản Thánh Kinh. Thánh Kinh không lỗi thời, cũng không tự đào thải, nhưng cứ mỗi năm Thánh Kinh lại càng được in ra nhiều ngôn ngữ mới. Ngay trong Anh ngữ, loại ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới lại có hàng vài chục bản dịch Thánh Kinh. Bản dịch cổ kính và được nhiều người đọc nhất là bản King James, dịch vào năm 1611. Gần đây có nhiều bản dịch mới, tức là bản Tin Mừng, bản Giê-ru-sa- lem, bản dịch quốc tế, bản dịch của viện đại học Oxford, bản diễn ý… v.v. Bản nào cũng được hoan nghênh, bán rất chạy và được tục bản nhiều lần.
Mặc dù, Thánh Kinh chứa đựng rất nhiều triết lý cao siêu, ghi chép nhiều sự kiện lịch sử xác thực, có nhiều bài thơ tuyệt tác, nhiều huấn từ thâm thúy, giá trị tuyệt đối của Thánh Kinh chính ở nơi quyền năng của Lời Đấng Tạo Hóa phán ra. Quyền năng này được vững lập đời đời trên trời và không bao giờ thay đổi theo lời chính Chúa Jê-sus đã xác nhận: Trời đất sẽ qua đi, nhung Lời Ta phán sẽ không bao giờ qua đi. Người truyền bá Phúc Âm phải biết sử dụng Lời Chúa và phổ biến Lời Chúa.