Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 3c)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

hoa-tulip-o-ha-lan-dep-me-ly-039-2

 

Phần 3c: Phương pháp thứ ba: Cầu nguyện truyền giáo

Đó cũng là điểm chúng ta nhận thấy trong tất cả các ngươi thánh của Đức Chúa Trời suốt trong lịch sử Hội Thánh, nhất là những người được Chúa đặt trên lòng gánh nặng để cầu thay cho Phục Hưng. Điều đầu tiên đến với lòng họ là họ có lòng khát khao khắc khoải ước muốn biết Đức Chúa Trời cách sâu nhiệm. Đây là những người đã được cứu rỗi, đã được sự bảo đảm về sự cứu rỗi nhiều năm rồi. Nhung bây giờ họ cảm thấy đói khát một điều vĩ đại hơn, sâu nhiệm hơn. Họ suy gẫm lời Chúa và thấy Chúa hứa cho họ một sự biết Chúa và một tình yêu sâu xa nhiệm mầu hơn, và họ bắt đầu khao khát. Họ không còn thỏa lòng với tình trạng bình thường của Hội Thánh nữa, nhưng muốn có cái gì phi thường. Trong một bản Thánh ca, William Williams có viết rằng: “Xin phán với con Chúa là của con, xin ban cho con một sự bảo đảm chắc chắn rõ ràng.” Ước muốn đó chính là ước muốn của Mai-sen, của người đã biết Chúa yêu thương mình, nhưng vẫn còn cầu xin một điều gì cao cả hơn vĩ đại hơn. Điều cao cả, vĩ đại phi thường đó là sự hiện diện của Thánh Linh trong Hội Thánh, sự bày tỏ quyền năng phi thường của Ngài như Ngài đã bày tỏ trong sách Công vụ, và trong các cuộc Phục Hưng.

Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng xuống cách mạnh mẽ dồi dào trên Hội Thánh, Cơ-đốc-nhân được Chúa ban cho ý thức rõ rệt về sụ hiện diện của Chúa, tất cả mọi phân vân nghi ngại được tiêu tan, tình yêu của Chúa trở nên thực tế cụ thế. Đó là ý nghĩa của lời Mai-sen cầu nguyện “xin cho con được biết Chúa,” và cũng là lời cầu nguyện của những người được Chúa đặt gánh nặng Phục Hưng trên lòng.

Khi Mai-sen cầu xin: “xin cho con biết đường của Chúa” ông muốn đề cập đến ý chỉ và kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ông xin Chúa cho biết cách chắc chắn tuyệt đối là chính Đức Chúa Trời sẽ đi với ông và dâm chúng khi họ tiến lên hướng về Ca-na- an, và khi họ vào chiếm đất hứa. Trước đó, Chúa đã phán với Mai-sen là Ngài không đi với họ nữa mà chỉ sai một thiên sứ dẫn dắt họ thôi. Nhưng ở đây, Mai-sen quả quyết cầu xin Chúa đi với họ, và xin Chúa cho ông biết con đường của Chúa, tức là xin Chúa cho ông được nhìn vào kế hoạch vĩ đại của Chúa, thấy được mục đích của Chúa.

Đó là lời cầu nguyện của Mai-sen, và ông bắt đầu cầu nguyện cách dạn dĩ táo bạo: Xin cho con biết đường của Chúa, xin Chúa cho con biết Chúa tin cậy mà tiết lộ cho con biết những điều bí mật của Chúa, để con được bảo đảm chắc chắn rằng Chúa cùng ở với chúng con, trước khi con tiến tới. Thái độ của Mai-sen khác hẳn với thái độ thông thường của chúng ta là “cho rằng,” như: “cho rằng chúng ta có sự hiện diện của Chúa,” “cho rằng Chúa đến với Hội Thánh.” Chúng ta không dám làm như Mai-sen để thưa với Chúa: “căn cứ trên lời hứa của Chúa, trên các điều Chúa đã phán với con, con dạn dĩ bước vào trong sự hiện diện của Chúa đế xin Chúa phán trực tiếp với con, để con nghe trực tiếp tù miệng Ngài lời bảo đảm là Chúa sẽ cùng đi với con.” Đó là căn bản của sự cầu nguyện Phục Hưng. Chúng ta biết ơn Chúa về các ân lành của Chúa chúng ta đã và đang hưởng.

Nhưng chúng ta vẫn chưa thỏa lòng vì Chúa còn những ân phước vĩ đại mà Chúa sẵn sàng ban cho chúng ta, nếu chúng ta khát khao mong muốn và tha thiết cầu xin. Tinh thần của Mai- sen là tinh thần của con đối với Cha. Chỉ có đứa con mới dám bạo dạn xin những điều mà người tôi tớ không bao giờ dám đề cập đến. Chỉ có đứa con mới dám thưa vói Cha: “Xin Cha con nói thẳng với con, đế con có lòng bình an, vui mừng.” Vì vậy Đức Chúa Trời nhậm lời Mai-sen “Chính mình Ta sẽ đi cùng con và Ta sẽ cho con an nghỉ, Ta sẽ cất bỏ khỏi con sự lo lắng sợ hãi. Ta sẽ cho con biết những điều Ta sẽ làm đế con không ưu tư e ngại.” Đó là cách chúng ta phải cầu xin đế được Chúa ban cho sự hiếu biết rõ ràng dứt khoát về tình yêu của Chúa, về đường lối, kế hoạch, ý định, ý muốn, ý tưởng của Chúa. Chúng ta có bao giờ cảm thấy mình khát khao muốn biết những điều này, muốn được Chúa bày tỏ lòng tin cậy của Ngài và cho chúng ta được hé nhìn các sự bí mật của Chúa hay không?

bo-suu-tap-nhung-loai-hoa-dep-nhat-hien-nay-8

Điều thứ hai mà Mai-sen cầu xin là quyền năng của Đức Chúa Trời, và điều này phải đi liền theo điều thứ nhất. Sau khi Chúa phán: “chính mình Ta sẽ đi cùng ngươi, chính sự hiện diện của ta sẽ đi với ngươi và Ta sẽ cho ngươi an nghỉ.” Mai-sen liền thưa với Chúa: “Nếu chính mình Ngài chẳng đi, xin đừng đem chúng con lên khỏi đây.” Đây là lời cầu nguyện xin Chúa bày tỏ quyền năng, và cũng là lời cầu nguyện luôn luôn có trong Hội Thánh khi Chúa sắp ban Phục Hưng.

Mai-sen thấy được các nan đề của dân mình và biết rõ lực lượng của quân thù đang chờ đợi trước mặt, dân A-ma-lét, các giống dân khổng lồ v.v…Ngoài ra còn bao nhiêu nan đề trong việc chiếm xứ và định cư, trong khi dân Y-sơ-ra-ên chỉ là một đoàn dân du mục. Vì vậy, Mai-sen kêu cầu với Đức Chúa Trời đế Chúa bày tỏ quyền năng phi thường của Ngài. Mai-sen chẳng những thấy quân thù mạnh mẽ và thấy các khó khăn lớn lao đang chờ đợi mình mà còn nhận thức mình quá yếu đuối bất năng. Kinh Thánh cho biết Mai-sen là người “khiêm hòa hơn mọi người khác trên thế gian.” Vì vậy ông thưa với Chúa: nếu Chúa không bảo đảm Chúa sẽ đi vói con thì con là ai mà dám đối phó với tình hình này? Chúa đã ban cho con sự khôn ngoan, nhưng vẫn không đủ. Con muốn sự bảo đảm tuyệt đối, con xin Chúa tỏ sức mình và quyền năng tối thượng của Ngài. Rõ ràng là Mai-sen sợ phải ra đi một mình, không có Chúa cùng đi. Ông không dám đi nếu không biết cách chắc chắn tuyệt đối về sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời.

Đó là điều chúng ta có thế thấy rất rõ rệt trong lịch sử Hội Thánh, ngay trước khi được Chúa ban Phục Hưng. Nhưng chúng ta bây giờ thì sao? Chúng ta còn quá tự tin, quá hãnh diện về các họat động của mình chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của các nan đề nên chúng ta không thế nào cầu nguyện như Mai-sen đã cầu. Chúng ta bảo nhau: cứ xem các con số trên báo cáo đi, cứ nhìn các sinh hoạt thường xuyên đi, lãnh vực nào cũng phát triển, hoạt động nào cũng tăng trưởng cả mà! Nhưng nhìn chung tất cả các con số thống kê của các giáo phái, chúng ta thấy gì? Số hội viên sa sút, số người tham dự Trường Chúa Nhật sa sút, số nhóm thờ phượng sa sút, trong khi đó ở bên ngoài trộm cướp, giết người, xì ke ma túy, v.v… đều gia tăng kinh khủng.

Ở những nước mang danh Tin Lành từ mấy thế kỷ nay, như Anh quốc, Hoa Kỳ, Đức, v.v… chỉ có chừng năm phần trăm dân số di nhà chờ đều đặn, nhưng trong số này có bao nhiêu người đã được cứu rỗi? Bao nhiêu người đã biết Chúa và nhận được sự sống đời đời như lời chính Đức Chúa Jê-sus cầu nguyện trong Giăng 17:3 “Họ được sự sống vĩnh cửu khi nhận biết Cha là Chân thần duy nhất và nhìn nhận Chúa Cứu Thế Jê-sus là Sứ giả của Cha.” Còn dân tộc Việt Nam ta thì sao? Chừng ba phần ngàn dân số là tín hữu Tin Lành, trong số đó có bao nhiêu người sẽ được Chúa tiếp đón nếu Chúa tái lâm hôm nay?

Xin Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta đế chúng ta thấy thực trạng của Hội Thánh, thấy các khó khăn, thấy số linh hồn đồng bào đang hư mất và thây mình hoàn toàn yếu đuối bất năng như Mai-sen đã thấy, đế chúng ta cũng cầu nguyện xin Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng tối thượng của Ngài. Chúng ta có thể cố công gắng sức tổ chức sinh hoạt này, hoạt động nọ, nhưng càng làm chúng ta càng tuyệt vọng. Phục Hưng chi bắt đầu khi chúng ta ý thức và tin quả quyết rằng: Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ quyền năng của Ngài, chúng ta không thế làm gì được cả. Chúng ta phải làm như sứ đồ Phao-lô, là luôn luôn trở lại điểm căn bản này: “Tôi: có vẻ yếu đuối, sợ sệt và run rẩy khi đến thăm anh em.

Lời giảng dạy của tôi chẳng do tài biện luận khôn khéo nhưng thể hiện Thánh Linh và quyền năng. Như thế đức tin của anh em không dựa vào khôn ngoan của loài người, nhưng xây dựng trên quyền năng Thượng Đế” (I cổ-linh 2:3-5). Đây cũng là tinh thần của một số người được Chúa dụng trong quá khứ, và với tinh thần này họ không bao giờ dám bước lên tòa giảng nếu không được Chúa bảo đảm chắc chắn rằng Thánh Linh cùng bước lên tòa giảng với họ và ban cho họ quyền năng phi thường của Ngài. Mai-sen thấy mình không thế làm trọn chức vụ Chúa giao phó nếu không có quyền năng tối thượng của Chúa, vì vậy ông cầu xin: “Nếu chính mình Ngài chẳng đi, xin đừng đem chúng con lên khỏi đây.”