Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 6)

Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm

tulip5

Phần 6: Nguyên tắc thứ sáu: Chu toàn công tác truyền bá Phúc Âm là trách nhiệm chung của mỗi tín hữu

Các môn đồ đầu tiên đã ý thức rõ rệt ý nghĩa đại mệnh lệnh truyền bá Phúc Âm của Chúa Cứu Thế “Tất cả uy quyền trên trời dưới đất đều giao về tay Ta. Vậy các con hãy đi dìu dắt tất cả các dân tộc làm môn đệ Ta, làm báp-tem nhân danh Cha, Con và Thánh Linh, và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh Ta. Chắc chắn Ta ở với các con luôn luôn, từ nay cho đến ngày tận thế!’ (Mã-thi 28:18-20) là mệnh lệnh chung cho mọi người tin Chúa, và mệnh lệnh này đi đôi với hai lời bảo đảm về quyền năng: Thứ nhất, Đấng sai họ ra đi là Đấng nắm trong tay uy quyền tuyệt đối trên trời dưới đất, và thứ hai, Đấng đó ở với con cái của Ngài bất cứ nơi nào bất cứ lúc nào cho đến ngày Chúa tái lâm. Chẳng những họ có ý thức, mà họ cũng đem ra thục hành liền mạng lệnh-của Chúa với quyền năng siêu nhiên của Thánh Linh.

Khi Hội Thánh Giê-ru-sa-lem bị bắt bớ dữ tợn, các sứ đồ còn ở lại Giê-ru -sa-lem, nhưng “tín đồ đi tản khắp nơi, đi đâu cũng truyền bá Phúc Âm” (Công vụ 8:4). Phi-líp, một trong bảy chấp sự đã được cử đế làm công tác cứu tế, “phân phối lương thực” cho người tàng thiếu (Công vụ 6:1-6), không nói rằng: trách nhiệm Chúa giao cho tôi là cứu tế xã hội. Nhưng ông đến Sa-ma-ri truyền giảng về Chúa Cứu Thế và được Chúa dùng để dắt đưa nhiều người đến vói Chúa, chữa lành nhiều người bệnh tật. Sau đó, Thánh Linh huống dẫn ông đến gặp viên thái giám Ê-thi-ô-pi và mở đường cho công cuộc truyền giáo Phi-châu (Công vụ 8). Bốn con gái của Phi-líp, là nhũng thiếu nữ tin Chúa, cũng được Chúa ban cho ân tứ nói tiên tri để truyền bá Phúc Âm (Công vụ 21:9).

Sau-lơ đã “lập tức đến các hội trường công bố Chúa Jê- sus là Chúa Cứu Thế, Con Thượng Đế,” mấy ngày sau khi ông gặp Chúa trên con đường đến thành Đa-mách, tức là khi ông mới vừa trò thành môn đệ của Chúa, chưa có “chức tước” gì trong Hội Thánh mà còn bị một số tín hữu nghi ngờ (Công vụ 9:20-26).

canh_dong_hoa_tulip_8

Việc truyền bá Phúc Âm không bị hạn chế vì chức phận mà cũng không bị hạn chế vì tuổi tác, vì Chúa đã dùng người thuộc mọi hạng tuổi để đưa tội nhơn đến với Ngài. Thomas Johannes Bach, nhà truyền giáo người Đan-mạch đã làm giáo sĩ tiền phong ở Nam Mỹ và là chủ tịch Hội truyền giáo The Evangelical Alliance Mission có kế câu chuyện thật sau đây: Lúc đó, Bacch còn là một sinh viên kỷ sư ở Copenhagen, thủ đô Đan- mạch.

Khi đang đi dạo phố, Bach thấy một cậu bé người gầy ốm, cầm đưa biếu một truyền đạo đơn Phúc Âm, và nói: Xin ông cầm lấy giấy này. Trong đó có một sứ điệp cho ông: Bach xẳng xớm trả lời: Sứ điệp, sứ điệp gì? Tại sao các người cứ đem tôn giáo quấy rầy người khác vậy? Tôi có thể tụ lo, đâu cần gì đến các người giúp đỡ. Mặc dù Bach tỏ thái độ giận dữ, cậu bé vẫn đứng yên và vẫn đưa tờ truyền đạo đơn lên. Bach chụp lấy tờ giấy, bóp lại và bỏ vào túi. Mặc dù còn đang giận, Bach đã bắt đầu ngạc nhiên vì thái độ yên lặng bình tĩnh của câụ bé, nên để mắt theo dõi xem thử cậu làm gì.

Lúc đó, cậu bé bước vào bên đường, đứng dưới cổng một nhà gần đó, vòng hai tay và cúi đầu cầu nguyện, hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má. Bach không thế hiếu được tại sao cậu bé có thể yêu thương một người cộc cằn thiếu lịch sự như anh ta, yêu thương đến nổi có thế đổ nước mắt cầu thay cho anh ta. Bach về nhà lấy tờ truyền đơn ra đọc và đã tiếp nhận Chúa, rồi dâng hiến đời sống mình cho Chúa, để được Chúa dùng đem Phúc Âm đến cho hàng trăm ngàn người ở Nam Mỹ và ở nhiều quốc gia khác.