Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 5)
Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm
Phần 5: Nguyên tắc thứ năm: Đặt Phương lược làm cho Phúc Âm ngày càng lan rộng khắp nơi
Phương lược truyền bá Phúc Âm bao gồm mọi chương trình hay kế hoạch làm cho đạo Chúa cứ tuần tụ lan rộng khắp nơi. Sứ mạng truyền bá Phúc Âm không bị hạn hẹp trong một biên giới nào vì chính Chúa Cứu Thế đã phán rõ ràng: “Đồng ruộng là cả thế giới” (Mã-thi 13:38), “hãy đi khắp thế giới giảng Phúc Âm cho mọi người” (Mác 16:15), và “hãy di cho đến tận cùng trái đất” (Công vụ 1:8). Song song với các lời phán bảo đó, Chúa Cứu Thế cũng đã làm gương cho chúng ta khi Ngài đi từ nơi này đến nơi khác, từ xứ Giu-đê, Ga-li-lê, qua xứ Sa-ma-ri đến bờ cõi Ty-rơ và Si-đôn. Chúa đã từng nhác nhờ các môn đệ: “Chúng ta hãy đi qua các làng chung quanh đây đế cũng giảng dạy nơi đó nữa, vì chính tại việc đó mà Ta đến” (Mác 1:38, 39; Mã-thi 9:35-38).
Một lần Chúa đã sai 12 sứ đồ, rồi lần khác Chúa sai 70 môn đồ ra đi từng nhóm thăm viếng mọi thành phố, mọi làng mạc là những địa điếm Chúa sẽ đi (Luu-ca 9:1-16; 10:1-20). Khi ở bên giếng Si-kha, Chúa bảo môn đệ nhướng mắt lên xem đồng ruộng đã vàng sẵn cho mùa gặt (Giăng 4:35). Trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhơn lành (Lưu-ca 10:25-37) Chúa nhấn mạnh rằng: Những “người lân cận” khốn khổ cần được cứu giúp bao gồm cả những người khác màu da chủng tộc. Sách Công vụ minh chứng cho điều ấy. Đại biểu của độ 15 dân tộc đến dự lễ Ngũ tuần và mỗi người đều được nghe Phúc Âm lần đầu tiên bằng tiếng mẹ, đế khi trở về quê hương xứ sở, họ liền truyền bá Phúc Âm cho gia đình, hàng xóm láng giềng.
Công cuộc truyền rao đạo Chúa được tiến triển như vết dầu loang và các biên cương trên thế giới đều bị xóa nhòa (Công vụ 1:8). Các môn đệ đầu tiên đã hiếu rõ phương lược đó. Tuy nhiên nhiều lúc họ đã trể nải và Chúa đã dùng nhiều cách, kế cả những cơn bắt bớ bức hại đế thúc dục họ đi xa hơn, hoạt động rộng rãi hơn. Trong khi chấp sự Phi-líp đang thành công rực rỡ ở Sa-ma-ri thì Chúa hướng dẫn ông chạy đến một nơi hoang vắng đế đem Phúc Âm cứu rỗi cho một vị thái giám người Ê-thi-ô-pi, và người này đã đem Phúc Âm truyền qua Phi-châu. Sứ đồ Phê- rơ vốn là nguời bảo thủ, nhưng các thành kiến sai lầm của ông đã bị Chúa phá tan bằng cách cho ông thấy một khải tượng từ trời (Công vụ 10:10-17).
Sau đó, ông đến nhà Cọt-nây, một sĩ quan La-mã đế truyền giảng và cầu nguyện cho một số người ngoại bang tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Đến lượt Phao-lô, sứ đồ của các dân ngoại bang đã mở dường cho công cuộc truyền giáo ngoại quốc, nhất là các nước quanh Địa trung hải. Thành An-ti-ốt, xứ Sy-ri đã thay cho Giê-ru-sa-lem làm trung tâm truyền bá Phúc Âm với một tinh thần cởi mở hơn và các người truyền bá Phúc Âm tù thành này đã đi xa hơn trong công cuộc truyền giáo. Trong cuộc hành trình thứ hai của Phao-lô, Chúa không cho ông tiếp tục đi trong vùng Tiểu Á, nhưng lại mở cửa giảng Phúc Âm qua Âu-châu, bắt đầu tù xứ Ma-xê-đoan, đến Hy-lạp và lần lần đến nhiều quốc gia khác. Tù thời đại các sứ đồ đến thời đại các giáo phụ, Phúc Âm bành trướng cách vô cùng nhanh chóng theo phương lược truyền giáo mà chính Chúa Cứu Thế đã từng dạy bảo.