Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 1)

Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm

hoa-tu-lip-ha-lan_01_resize

Trên đây, chúng ta đã thấy khung cảnh Chúa truyền mệnh lệnh Truyền bá Phúc Âm rất trang nghiêm cảm động. Khi tai các môn đồ nghe mệnh lệnh Truyền bá Phúc Âm của Chúa thì mắt của họ được thấy vết gai trên trán Chúa, vết đinh trên tay và chơn Chúa, vết giáo nơi hông Chúa.

Khi nhận mệnh lệnh của Chúa, các môn đệ không phải nhu một đoàn quân nhận mệnh lệnh của tuớng tu lệnh, cũng không phải nhu thần dân nhận mệnh lệnh của một ông vua theo tinh thần “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung,” hay lệnh truyền của một ông chủ nô bảo đám nô lệ làm việc này việc nọ.

Mệnh lệnh của ông tuớng, ông vua hay ông chủ nô đều là mệnh lệnh “ngoại cảnh,” có tính cách pháp lý, độc đoán và hàm ý có hình phạt nếu mệnh lệnh không được thi hành. Ngược lại, mệnh lệnh của Chúa Cứu Thế, như lời Chúa trong Công vụ 1:8 “Khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới,” là mệnh lệnh “nội tâm,” vì mệnh lệnh này đi kèm với lời bảo đảm quyền năng tối thượng của Thánh Linh. Quyền năng này biến đổi tri thức, cảm tình và ý chí của con người, làm cho người tin Chúa có kiến thức mới sức sống mới, tình yêu thương mới, mục đích sống mới, cái nhìn mới và tình yêu thương mới. Với sự biến đối toàn diện đồ và với Chúa Thánh Linh là Ngôi Ba Thượng Đế làm Chúa tể trong lòng, người tin Chúa tụ nhiên đi ra “công bố sự chết của Chúa và cứ tiếp tục cho đến lúc Ngài trở lại” (I cổ-linh 11:26).

Nói cách giản lược, có ít nhất chửi nguyên tắc truyền bá Phúc Âm được trình bày trong Thánh Kinh:

1-thien-duong-hoa-tulip

Phần 1: Nguyên tắc thứ nhất: Nhằm một mục đích cao cả là giới thiệu Chúa Cứu Thế duy nhất của nhân loại

Đây là mục đích rõ rệt, vì truyền bá Phúc Âm không phải là một công cuộc thương mãi, chính trị và cũng không phải là một cuộc cải cách xã hội, mặc dù tính chất khai phóng của Phúc Âm luôn luôn gây ảnh hưởng rất lớn đối với các từng lớp xã hội và thường đem lại nhiều cải cách sâu rộng trong nhân dân. Nhưng mục đích trọng đại và rõ rệt của người truyền bá Phúc Âm là luôn luôn rao giảng Chúa Cứu Thế Jê-sus và đem đồng loại đến trực tiếp vói Chúa.

Đây là mục đích duy nhất. Trong thư I Cổ-linh 2:1-4, sứ đố Phao-lô minh định mục đích truyền bá Phúc Âm của mình cách dứt khoát rằng: “Thưa anh em, khi đến thăm anh em, tôi không dùng lời lẽ hoa mỹ hay triết lý cao xa để truyền giảng huyền nhiệm của Thượng Đế, vì tôi đã quyết đinh không nói gì với anh em ngoài Chúa Cứu Thế Jê-sus, Đấng chịu đóng đinh trên cây thập tụ. Tôi có vẻ yếu đuối, sợ sệt và run rầy khi đến thăm anh em. Lời giảng dạy của tôi chẳng do tài biện luận khôn khéo, nhưng thể hiện Thánh Linh và quyền năng. Như thế, đức tin của anh em không dựa vào khôn ngoan loài người nhưng xây dựng trên quyền năng Thượng Đế.”

Chúng ta đều biết rõ sứ đồ Phao-lô rất uyên bác về văn chương và triết lý Hy-lạp và về thần học Do-thái. Nhưng từ khi gặp Chúa trên con đường đến Đa-mách và dấn thân vào công việc truyền bá Phúc Âm, sứ đồ Phao-lô không lo giảng triết lý Hy-lạp, thần học Do-thái hay bất cứ môn tôn giáo học nào của loài người mà chi rao giảng Chúa Cứu Thế và sự hy sinh mạng sống của Ngài trên cây thập tụ để cứu chuộc nhân loại. Thánh Kinh quả quyết rằng: mọi người đều phạm tội, hu hoại trong tâm hôn, và chỉ có Chúa Cứu Thế Jê-sus là nguồn hy vọng duy nhất của loài người mà thôi. Vì thế, mục đích của người truyền bá Phúc Âm không phải là giải bày một nền Thần học hấp dẫn hơn, một tôn giáo cao siêu hơn với tổ chức khéo léo hơn các tôn giáo khác, hoặc học thuyết tinh vi hơn các học thuyết khác, nhưng là giới thiệu Chúa Cứu Thế Jê-sus và chỉ giới thiệu một mình Ngài mà thôi.

Đây là mục đích quyết định. Một số người coi việc truyền bá Phúc Âm là một việc quan trọng, nhưng cũng chỉ là một trong các việc quan trọng của họ mà thôi. Trong bản thứ tự ưu tiên của số người này họ xếp truyền bá Phúc Âm lên một hàng khá cao, nhưng chưa phải là mục đích duy nhất, mục đích sống chết của họ. Một số người khác coi việc truyền bá Phúc Âm chỉ là bốn phận, một thứ bổn phận mà mỗi người tin Chúa phải cố gắng thi hành được phần nào hay phần nấy. Có người lại cho rằng mục đích truyền bá Phúc Âm là đề ra và thục hiện những sáng kiến, những chương trình mới mẽ, hay những phương pháp thích hợp với trào lưu hiện đại hoặc quan niệm tiền tiến. Một số người khác nữa chủ trương rằng mục đích truyền bá Phúc Âm là tố chức giáo hội cho có đông hội viên, có thế lực, có tài chánh dồi dào. Lịch sử đã cho biết rằng có nhiều nhà truyền giáo đã đạt được mục đích này, tức là tổ chức được những giáo hội đồng đảo, tài chánh dồi dào và có thế lực lớn, nhung rất tiếc là những giáo hội, hay những tổ chúc đó không có chính Chúa Cứu Thế, khối giáo đồ đông đảo ấy chưa bao giờ biết Chúa Cứu Thế và chưa bao giờ kinh nghiệm quyền năng cứu rỗi đổi mới của Ngài.