Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương I – Phần 2)
Chương I: Cơ Bản Truyền Bá Phúc Âm
Phần 2: Lý Do Truyền Bá Phúc Âm
B. LÝ DO NỘI TÂM
2. Lòng trung tín
Người đầy tớ phải vâng phục chủ, con cái phải vâng phục cha mẹ. Chúng ta là con cái và tôi tớ của Chúa Hằng Hữu, của Chúa Cứu Thế Jê-sus, bổn phận chúng ta là phải vâng phục Ngài. Chúng ta thường tự nhận mình là con cái Chúa, thì không lý do gì chúng ta từ khước lời dạy của Ngài, và là tôi tớ Chúa, chúng ta cần phải tuân hành cách trung thành mệnh lệnh của Chúa chúng ta đã truyền phán. Mệnh lệnh của Chúa trong sách Phúc Âm Mã-thi 28:18-20, Mác 16, Lưu-ca 24 và Công vụ 1:8 vẫn còn đó. Chúng ta có sẵn sàng vâng theo mà không quản ngại khó khăn không? Cứu Chúa chúng ta đang bị loài người khinh dễ, sỉ nhục, lên án và tìm cách loại trừ. Chúng ta rất cần phải ra đi để tôn vinh Ngài, để bày tỏ quyền uy và vinh quang tuyệt đối của Ngài, bách Công vụ 2:22-24, 32,36; 3:6,13-16; 4:10-12, 26-30.
3. Lòng biết ơn
Công lao cứu chuộc của Chúa Cứu Thế đối với chúng ta thật là vĩ đại. Bổn phận chúng ta là phải khắc ghi vào lòng công ơn cao cả ấy. Nhiều lúc tôi tự nhủ rằng tại sao Chúa cứu tôi mà không cứu những bạn hữu tôi? Tại sao tôi không sinh ra trong một gia đình của một tên nô lệ? Tại sao tôi không sinh ra là một tên thổ dân khốn khổ, luôn luôn bị áp bức, chà đạp như nhiều nước ỏ Phi Châu? Tại sao tôi không sinh ra trong một hải đảo hoang vắng chuyên ăn thịt người ở Nam Thái-bình-dương?
Có phải vì tôi xứng đáng hơn người khác hay không? Tuyệt đối không. Đây hoàn toàn là do Ân Phúc của Thượng Đế ban cho tôi. Chúa cứu tôi khỏi cảnh ghê gớm của tội ác, và đặt tôi vào địa vị con cái của Ngài, và như thế chắc hẳn Chúa có một chương trình cho đời sống tôi và Ngài đang trông chở sự đáp ứng của tôi đối với tiếng gọi của Ngài. Bởi lòng biết ơn của tôi đối với Chúa, tôi phải ra đi truyền bá Phúc Âm cho những người chưa biết đến Chúa.
Khi nghĩ đến sụ chết của Chúa Cứu Thế trên cây thập tự, là công việc vĩ đại nhất mà Ba Ngôi Thượng Đế đã thực hiện, vĩ đại hơn cả việc tạo dựng muôn loài vạn vật, chúng ta biết ơn Chúa, tạ ơn Chúa và nhắc nhở công ơn Chúa bằng cách “công bố sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài trở lại” (I cổ-linh 11:26). Công bố sự chết của Chúa trước tiên là tôn vinh Ba Ngôi Thượng Đế, là chia sẻ Ân Phúc cứu rỗi cho đồng bào đồng loại và là hành động đổ đem chính mình đến gần Chúa hơn, gần với thập tự giá hơn.
Nhưng có một điểm quan trọng chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác là: chúng ta chi có thế biết ơn,, tạ ơn và nhắc ơn, chứ không thế nào “trả ơn.” Ý muốn trả ơn bắt đầu là một điểm tốt trong đạo làm người, trong mối tương quan giữa người với người, nhung tuyệt đối không thể nào đem vào mối tương quan giữa chúng ta vói Thượng Đế. Có người kể câu chuyện tưởng tượng này: Khi đến thăm thác nước Niagara, một thanh niên thấy trên dòng nước, cách chỗ thác đố khá xa có một cành cây đang trôi, trên cành cây có một tổ kiến, với mấy chú kiến bò qua lại nhởn nhơ như không có chuyện gì xả ra.
Nhưng khi dòng nước kéo cành cây càng gần thác thì tốc độ càng nhanh. Thanh niên này biết chắc rằng nếu mình không nhảy xuống nước vớt tổ kiến lên thì thế nào mấy chú kiến cũng chết chìm. Không ngần ngừ, thanh niên lột giày, nhảy xuống nước. Nhưng trước khi với được cành cây có tổ kiến, dòng nước càng chảy xiết làm thanh niên hụt tay mấy lần và chính thanh niên cũng suýt bị dòng nước cuốn đi. Cuối cùng thanh niên đã lên được một tảng đá lớn, trong tay cầm chặt cành cây có tổ kiến. Đang ngồi thớ hổn hến, thanh niên thấy một chú kiến hì hục tha một hột gạo mốc đến bên chân và nói: “Cám ơn ông đã cứu mạng tôi, tôi xin đền ơn ông!” Con kiến không thế trả ơn hay đền ơn cho thanh niên, vì ơn quá vĩ đại.
Nhưng cả thanh niên và con kiến đều là loài thọ tạo, sự cách biệt giữa công ơn của thanh niên và khả năng đền đáp của con kiến tuy quá chênh lệch thật, nhung cũng chỉ là cái cách biệt giữa loài thọ tạo này với loài thọ tạo khác. Ngược lại, giữa Chúa Cứu Thế và chúng ta có cái cách biệt giữa Đấng Tạo Hóa và con người do Chúa dụng nên, giữa Chúa Tể của vũ trụ đã hy sinh chịu chết và con người tội lỗi phản nghịch Ngài. Như vậy, làm sao chúng ta dám nghĩ đến việc trả ơn, đền ơn Chúa được?
Tác giả Thi Thiên 116 cũng đã từng có ý định muốn trả ơn Đức Giê-hô-va khi hỏi trong câu 12: “Tôi sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi?” Rồi như sực tỉnh, tác giả biết rằng điều duy nhất mình có thế làm là nhắc nhở công ơn cứu rỗi của Chúa nên đã nói tiếp trong câu 13: “Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi mà cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va ,, “như thầy tế lễ tối cao, mỗi năm một lần, bưng bình huyết con sinh tế vào Nơi chí thánh đế đố trên nắp thi ân của hòm giao ước “Cầm chén cứu rỗi” đối với chúng ta là “nhờ huyết Chúa Jê-sus được dạn dĩ vào Nơi chí thánh” (Hy-bá 10:19) để cầu nguyện, cảm tạ và cầu thay cho người chưa biết Chúa, là đi ra “công bố sự chết của Chúa” cho đồng bào đồng loại. Đó là cách nhớ ơn, tạ ơn và nhắc nhở ơn cứu rỗi của Chúa mà chúng ta đã nhận được.