Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XIII -Phần 3)

Chương XIII: Những Điều Nên Tránh

images (2)

Phần 3

Ngoài những “nguy cơ” hay “cám dỗ” trên đây liên hệ đến người giảng, chúng ta cũng cần nêu ra một số” sai lầm hay khuyết điểm liên hệ đến sứ điệp (bài giảng).

Bài giảng phải giữ để khỏi trở thành “quá trí thức”, tức là bài giảng đừng nên đòi hỏi quá nhiều trí năng của thính giả. Mục sư Lloyd-Jones kể lại rằng khi mới bắt đầu chức vụ Mục sư, ông được cơ hội giảng chung một nhà thờ với một Mục sư cao niên. Theo chương trình, Chúa nhật đó Mục sư cao niên giảng buổi sáng, Mục sư Lloyd-Jones giảng bụổi chiều, và cả hai Mục sư giảng vào buổi tối. Sau khi Mục sư Lloyd-Jones giảng xong bài giảng buổi chiều, Mục sư cao niên, là một nhà trí thức, một thần học gia và là tác giả nhiều sách giải kinh nổi tiếng, đã phê bình Mục sư Lloyd-Jones như sau: “Khuyết điểm quan trọng nhất của bài giảng ông giảng chiều nay là: ông bắt trí năng thính giả làm việc quá nhiều, ông cho họ nhiều thứ quá”. Rồi Mục sư cao niên nói tiếp: “Tôi nói cho ông biết điểm quan trọng này, là điểm ông nhớ suốt đời: tỉ lệ người thông minh trong hội chúng chỉ có một phần mười_hai (1/12). Đại đa số không đủ trí năng để tiếp nhận khi ông giảng quá cao. Khi ông giảng như vậy, ông không giúp ích gì họ mà chỉ làm cho họ “choáng váng”. Ông nghe tôi giảng tối nay. Tôi chỉ trình bày một vấn đề, nhưng trình bày bằng các cách khác nhau”. Tốì hôm đó, Mục sư Lloyd-Jones được nghe Mục sư cao niên giảng đúng như lời ông nói, và bài giảng đó hết sức hữu hiệu.

Các Mục sư trẻ thường có khuynh hướng “quá trí thức”, nhưng chúng ta cần phải nhớ lời khuyên này: Đừng giảng quá ca0, đừng bắt trí năng thính giả làm việc quá nhiều. Nhưng đồng thời cũng phải tránh khuynh hướng “giảng, quá thấp”, chỉ nhắm vào tình cảm và sự xúc động của thính giả. Có người chỉ đọc một đoạn văn Thánh Kinh rồi kể toàn những câu chuyện thương tâm, hoặc chuyện của người khác hay chuyện của cá nhân và gia đình Mục sư. Đó là việc nên tránh, cũng như nên tránh việc giảng quá cao vậy.

Việc “khuyến cáo”, tức là ứng dụng những giáo lý, những điều dạy dỗ trong bài giảng để khuyến khích thính giả làm theo lời Chúa dạy, cũng không nên quá nhiều hay quá ít. Có Mục sư mới bắt đầu bài giảng đã khuyến cáo, rồi liên tục khuyến cáo suốt bài giảng. Cũng ció Mục sư khác chỉ giảng như trình bày một bài bình luận hay một bản luận văn đánh vào trí thông minh của người nghe, nhưng không có một lời nào để khuyến khích họ đem các điều học hỏi ra áp dụng. Chúng ta phải trình bày chân lý của Thánh Kinh cho rõ rệt rồi khuyến khích thính giả đem chân lý ấy áp dụng cho cuộc sống. Vì nếu chỉ hiểu biết chân lý bằng lý trí mà không nhờ Thánh Linh đưa chân lý đó vào tấm lòng rồi đem ra thực hành, thì là một điều rất nguy hiểm. Học phải có hành, học mà không hành chẳng những không ích lợi gì mà còn làm cho người hiểu biết bằng lý trí trở thành cứng lòng và về sau, khi nghe ai giảng chân lý ấy nữa, người này sẽ có thái độ: “tôi biết rồi mà!”.

images

Giảng theo lối “luận chiến” là một vấn đề đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng, nhất là để tránh việc “luận chiến” quá nhiều. (Luận chiến gần giông như bút chiến, nhưng bút chiến thường có hai phe dùng bút để đấu lý nhau, còn “luận chiến khi giảng luận” là một việc làm đơn phương. Mục sư đưa ra các lý thuyết, các truyền thông, hay cách giải kinh mà Mục sư cho là sai lầm để mổ xẻ, rồi dùng lý luận bác bỏ những điều ấy, cho thính giả thấy những điều ấy là sai lầm, không đáng chấp nhận). Luận chiến cần được dùng để vạch trần những âm mưu sâu độc của Sa-tan, những lý thuyết với nhãn hiệu hấp dẫn nhưng kỳ thực là những thứ thuốc độc có thể giết chết linh hồn. Có những người được Thượng Đế dùng trong chức vụ này, như các tiên tri trong đời Cựu Ước, là những người thẳng thắng vạch trầm âm mưu đen tối của các tiên tri giả. Hiện nay cũng có những người như Mục sư A.W.Tozer (được nhiều người coi là “tiên tri của thế kỷ 20), người đã viết nhiều bài báo và sách để cảnh cáo chúng ta về tình trạng hủ hoá thuộc linh, về sự bình an giả tạo, tự thị tự mãn v.v… Trách nhiệm của mỗi Mục sư là báo động, là cảnh cáo đàn chiên mình có trách nhiệm chăn giữ khi có thú dữ đến gần, bằng nhiều cách, và một trong các cách cảnh cáo đó là “luận chiến”. Nhưng nếu luận chiến quá nhiều chúng ta trở thành tiêu cực, trong khi trách nhiệm chính của người công bố Phúc Âm là xây dựng và tích cực.

Một lần nọ, Mục sư Lloyd-Jones nói chuyện suốt ngày với một Mục sư rất nổi tiếng về luận chiến. Khi nghe Mục sư này tỏ lòng thán phục Mục sư Joseph Parker (cuối thế kỷ thứ 19) và nói rằng: “Tôi rất thích thú khi thấy Mục sư Joseph Parker “bằm nát” những người tân phái vào thời đó”. Nhưng Mục sư Lloyd-Jones hỏi lại: “Mục sư Joseph Parker đã thu lượm được kết quả gì sau khi “bằm nát” những người tân phái đó?” Mục sư Lloyd-Jones ghi lại ba điểm chính trong cuộc chuyện trò với Mục sư nổi tiếng luận chiên kia. (1) Mục sư Lloyd-Jones nhỏ nhẹ khuyên Mục sư kia nên trở về với lối công bố Phúc Âm của Tân Ước và giảm bớt việc liên tục vào mỗi tối Chúa nhựt giảng những bài giảng đả kích các tà thuyết, nhất là tà thuyết của một giáo hội lớn kia, và các thuyết tân phái của một số người Cải Chánh (Protestants). Mục sư kia đáp: “Ông nói như vậy là sai Thánh Kinh. Ông có nhớ trong thư Ga-la-ti chương 2, Phao lô trách Phê-rơ “trước mặt mọi người”, khi Phê-rơ có hành động thiếu thành thật hay không? Việc tôi dùng luận chiến để giảng cũng giống như việc Phao-lô đã làm”. Nhưng Mục sư Lloyd-Jones đáp: “Tôi chú ý đến kết quả: Phao-lô làm việc ấy đã thu lượm được kết quả tốt đẹp, là Phê-rơ biết mình sai lầm, đã sửa sai và về sau đã viết trong thư Phê-rơ thứ hai, chương 3, câu 16: “Phao-lô, người anh thân yêu và thông thái của chúng ta cũng đã nhắc đến những điều này trong nhiều bức thư. Nhưng lời giải luận của ông có phần khó hiểu, nên những kẻ dốt nát không vững vàng đã xuyên tạc, như họ thường giải thích sai các sách Thánh Kinh khác”. Sau khi dùng luận chiến để đả kích những người kia, Mục sư có làm cho họ phục thiện không? Nếu có thể dùng luận chiến để làm cho người khác phục thiện, trở về với Chân lý, thì luận chiến như vậy là đúng. Nhưng luận chiến mà chỉ gây cho người bị đả kích tức tối, và gây cho một số người khác có phản ứng ngược, thì luận chiến như vậy là có hại. (2) Mục sư kia hỏi vặn Mục sư Lloyd-Jones: “Xin Mục sư trả lời câu hỏi này, với tư cách là một bác sĩ y khoa. Một người kia có một “khối u” (bướu) trong cơ thể. Bác sĩ giải phẫu chẩn bệnh người đó và biết rằng phải giải phẫu mới cứu được người đó. Bác sĩ giải phẫu này không thích mổ xẻ, nhưng để cứu mạng sống của bệnh nhân, bác sĩ đó phải mổ xẻ để cắt cái bướu ung thư ra khỏi cơ thể của người kia. Tôi cũng giống bác sĩ giải phẫu này. Tôi đâu có muốn dùng luận chiến để đả kích người khác, nhưng khi có “chứng ung thư thuộc linh” trong Hội thánh, tôi cũng phải mổ xẻ để cắt bỏ “ung thư” đó. Mục sư nghĩ thế nào? “ Mục sư Lloyd-Jones trả lời: “Trong giới y học có một thứ gọi là “tâm tính giải phẫu” (surgical mentality), cũng có người gọi là “tính thích múa dao”. Khuynh hướng của một số bác sĩ giải phẫu là lúc nào cũng nghĩ đến việc mổ xẻ mà quên rằng có thể có phương pháp chữa trị khác. Vì vậy, chúng tôi thường khuyên bệnh nhân phải tìm cho biết “ý kiến thứ hai”, tức là sau khi nghe một bác sĩ giải phẫu đề nghị mổ xẻ thì nên đến với một bác sĩ khác, như bác sĩ đa khoa, để lấy thêm ý kiến. Bác sĩ giải phẫu thường có xu hướng “thích giải phẫu”, mỗi khi chẩn bệnh cho một bệnh nhân xong là nghĩ ngay đến việc mổ xẻ. Đây là một sự thật, trong giới y học ai cũng biết cả. Mục sư có dám quả quyết rằng Mục sư hoàn toàn không có “tính thích giải phẫu”, tính thích dùng luận chiến để đả kích người khác không?” (3) Mục sư kia lúng túng một lúc, rồi hỏi lại: “Như vậy tại sao mỗi khi có luận chiến sôi nổi thì số xuất bản của tờ báo hàng tuần của tôi tăng lên vùn vụt? Người ta có thích luận chiến mới mua báo của tôi chứ?” Mục sư Lloyd-Jones trả lời: “Khi có hai người đánh lộn, người bàng quan thế nào cũng kéo đến xem. Nhưng việc đả kích là tiêu cực, và phá hoại, chứ không có tác dụng. xây dựng Hội thánh. Trách nhiệm chính của Mục sư là công bố Chân lý cách tích cực. (Về sau Mục sư này càng ngày càng cô độc, chi hội ông quản nhiệm càng ngày càng nhỏ lần và càng mất ảnh hưởng, vì lối giảng với quá nhiều luận chiến đả kích chỉ đánh vào thị hiếu của những người xác thịt, và không gây dựng Hội thánh).