Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XIII -Phần 1)
Chương XIII: Những Điều Nên Tránh
Phần 1
Vào giữa thế kỷ thứ 19, là thời kỳ người đi nhà thờ ở Anh quốc, Hoa-kỳ và một số quốc gia Tây phương khác cảm thấy họ là người có học, người trí thức, nên bắt đầu đòi hỏi Mục sư phải công bố trước “đề tài” bài giảng. Trước đó, tinh thần của người đến nhà Chúa là để thờ phượng Thượng Đế và để nghe Mục sư giải bày chân lý của Thánh Kinh, theo phương pháp giải kinh. Ngoài ra cũng có những người trông mong được thấy Thánh Linh giáng trên Mục sư và trên hội chúng, nhưng lần lần tinh thần này mất hẳn, con người trở thành trung tâm điểm của chương trình nhóm họp (không còn đáng gọi là chương trình “thờ phượng” nữa!). Người đến nhóm họp đòi hỏi “đề tài” vì họ coi bài giảng là một bài thuyết trình, một tiểu luận để “kích thích” đầu óc tò mò và trí thông minh của thính giả. Để thoả mãn thị hiếu của họ, một số Mục sư thường phải trích các đề tài trong các đoạn văn Thánh Kinh, mặc dù các đề tài này có khi không liên hệ gì đến mạch văn (thượng hạ vần). Cả người giảng lẫn người nghe đều chú ý đến một đề tài riêng rẻ mà không chú ý đến toàn thể những điều Chúa dạy. Do đó, người công bố Phúc Âm chân chính cần khuyến khích thính giả trở về với tinh thần thờ phượng của Tân Ước, để giờ nhóm lại thật sự là “giờ thờ phượng”, và có Thánh Linh hiện diện để cai trị, hướng dẫn từ đầu đến cuối.
Phát thanh (rađiô) và Truyền hình (TV) là những phương tiện truyền thông đại chúng càng ngày càng được xử dụng để công bố Phúc Âm cho người chưa tin và đồng thời cũng có những chương trình để nuôi dưỡng và gây dựng tín hữu. Phần lổn các chương trình này đều được chọn lọc, cắt xén và thâu lại vào băng trước khi đem chiếu trên làn sóng điện. Kết quả tốt đẹp của một số chương trình này, đã được nhiều người công nhận, nhưng cũng có chương trình không làm vinh hiển Danh Chúa.
Ngoài ra cũng cớ những chương trình “sống”, như chương trình trực tiếp truyền thanh, hay truyền hình giờ huyền giảng hay giờ thờ phượng tại nhà thờ, hoặc chương trình do Mục sư giảng trong phòng thâu (studio) của đài phát thanh hay đài huyền hình. Có một số Mục sư, như Mục sư Lloyd-Jones không đồng ý với các chương trình “sống” này, vì cho rằng: (1) Tại sao phải phát thanh hay huyền hình chương trình truyền giảng hên đài địa phương, trong khi các thính giả ở địa phương đó có thể đến nhà thờ để nghe giảng trực tiếp? Theo kinh nghiệm của các Hội thánh bên Tây Phương thì khi cho phát thanh chương trình tôi Chúa nhật hên đài truyền hình, số người đi nhà thờ buổi tối chỉ bằng một phần ba số người nhóm lại vào buổi sáng Chúa nhật đó, còn hai phần ba kia ở nhà mở máy truyền hình lên xem. Như vậy việc truyền thanh hay truyền hình này không đem lại kết quả tích cực mà còn khuyến khích tín hữu làm biếng. (2) Người giảng tại phòng thâu lúc nào cũng bị hạn chế thì giờ. Có một lần Mục sư Lloyd-Jones được ông giám đốc tôn giáo vụ đài phát thanh BBC mời giảng trên đài. Mục sư hỏi ông này rằng: Thưa ông, nếu khi tôi đang giảng, Thánh Linh giáng xuống trên tôi và chiếm hữu lấy môi miệng tôi, thì ông có để cho tôi tự do giảng theo sự điều khiển của Thánh Linh không, hay ông phải chấm dứt chương hình ngay khi thời gian dành cho tôi đã hết? Ông này ngồi yên lặng không trả lời, nhưng chắc chắn câu trả lời của đài BBC, cũng như của các đài truyền thanh truyền hình khác là họ phải cắt ngang bài giảng ngay khi hết giờ. Vì thấy mình không thể giảng khi Thánh Linh bị hạn chế nên Mục sư Lloyd-Jones không nhận giảng trên đài phát thanh hay đài truyền hình.
Đây là một vấn đề khó xử, nhưng nếu chúng ta lúc nào cũng biết đặt vinh hiển của Chúa Jê-sus lên trên tất cả mọi sự và biết hoàn toàn đầu phục Chúa Thánh Linh, thì chắc chắn Chúa sẽ chỉ dạy chúng ta nên làm gì, và không nên làm gì.