Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương X -Phần 3)
Chương X: Chuẩn Bị Sứ Điệp
Phần 3
Trong chương 9, là chương nói về việc chuẩn bị của người công bố Phúc Âm, chung ta đã nhân mạnh nguyên tắc: đừng bao giờ đọc và suy gẫm Thánh Kinh để tìm đoạn văn cho bài giảng. Nói cách khác, mục đích chính của người công bố Phúc Âm khi dành riêng thì giờ để đọc và suy gẫm Lời Chúa không phải là để tìm đoạn văn (cho các bài giảng theo cách “giảng theo đoạn văn”), nhưng là để thông công với Chúa, để được Thánh Linh dạy dỗ mình trực tiếp và để được “tăng trưởng trong ân phúc Chúa và học biết nhiều hơn về Chúa Cứu Thế‘ (IIPhê-rơ 3:18). Rồi trong khi đọc và suy gẫm Lời Chúa với mục đích đó, Thánh Linh thường rọi cho chúng ta những tia sáng và cho chúng ta những sự dạy dỗ đặc biệt để làm đề tài cho bài giảng. Khi đó chúng ta lấy giấy ra ghi lại những sự dạy dỗ này và như vậy chúng ta có thể có những dàn bài cho bài giảng sau này. Người dành nhiều thì giờ đọc và suy gẫm Phúc Âm không bao giờ thiếu những đoạn văn để làm nền tảng chò bài giảng, nhưng mục đích chính của việc đọc và suy gẫm Thánh Kinh là để gây dựng đời thuộc linh của mình, để học cho mình chứ không phải để học cho người khác. Chúng ta cần nhắc lại điểm này vì có Mục sư đã “méo mó nghề nghiệp”, lúc nào cũng nghĩ đến việc giảng dạy cho người khác mà không lo học cho chính mình, như Lời Chúa dạy trong IIPhê-rơ 3:18 trên đây. Nếu không liên tục tăng trưởng trong ân phúc và trong sự học biết Chúa, nếu không tiếp tục ở trong Chúa và có lời Chúa tiếp tục ở trong mình (Giăng 15:7),chẳng những tín hữu mà cả Mục sư cũng có thể bị “trôi giạt” (Hi-bá 2:1) và không đem lại thành quả lâu dài cho Chúa (Giăng 15:16).
Cũng như các tiên tri nhận được sấm truyền từ Chúa, người công bố Phúc Âm phải nhận được sứ điệp do Chúa Thánh Linh ban cho cách trực tiếp. Có khi Chúa ban cho toàn bộ bài giảng, gồm cả đoạn văn Thánh Kinh lẫn đề tài với dàn bài và những điều dạy dỗ (bài học) quan trọng. Cũng có những lần khác, Chúa Thánh Linh chỉ ban cho đoạn văn Thánh Kinh để làm nền tảng bài giảng, còn dàn bài và những chi tiết khác chúng ta phải nhờ cậy Chúa Thánh Linh mà “cày sâu cuốc bẫm” một cách tuần tự chậm rãi, cho đến khi soạn xong được một bài giảng đầy đủ.
Phần lớn các điểm chúng ta vừa nêu ra trên đây được áp dụng cho phương pháp “giảng theo đoạn văn”. Bây giờ chúng ta đi sâu vào phương pháp “giảng hàng loạt”. Chúng ta có thể giảng một loạt bài căn cứ trên một sách trong Cựu Ước hay Tân Ước, hay căn cứ trên một phần của sách đó, như giảng một loạt bài căn cứ trên Bài Giảng Trên Núi của Chúa Cứu Thế trong sách Mã-thi. Cũng có thể có một loạt bài giảng liên tiếp để thảo luận về một phương diện của đời sông thuộc linh, như loạt bài Mục sư Lloyd-Jones giảng về sự suy nhược thuộc linh.
Mục sư Lloyd-Jones thuật lại rằng khi được Thánh Linh thúc giục giảng loạt bài về sự suy nhược thuộc linh, ông được Chúa nhắc cho ông nhớ lại những dàn bài ông đã ghi lại từ trước và giữ trong hồ sơ. Các dàn bài đó đều được ghi lại khi ông đọc và suy gẫm Lời Chúa, theo như cách chúng ta đề cập trên đây, và thuộc vào loại “giảng theo đoạn văn”. Nhưng khi thúc giục ông giảng về vấn đề suy nhược thuộc linh, Chúa Thánh Linh cũng giúp cho ông sắp xếp cách có thứ tự các dàn bài ấy thành một loạt 21 bài giảng liên tục (loại “giảng hàng loạt”). Vì biết chính Chúa Thánh Linh đã soi dẫn cho ông thây rõ thứ tự các bài giảng nên khi giảng loạt bài đó, ông không đám thay đổi thứ tự Chúa đã cho.
Người biết đọc và suy gẫm Thánh Kinh để tự học hỏi và tự gây dựng, đồng thời biết để ý ghi lại những sự dạy dỗ đặc biệt của Chúa Thánh Linh sẽ không bao giờ thiếu đoạn văn hay thiếu đề tài để giảng. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ không như một số Mục sư lúc nào cũng lúng túng, đã đến thứ bảy mà vẫn chưa biết ngày mai mình sẽ giảng gì!.
Một điểm quan trọng chúng ta cần nhắc lại luôn là lúc nào cũng phải giảng theo phương pháp giải kinh, dù giảng theo đoạn vặn hay giảng hàng loạt. Trong khi đọc và suy gẫm Thánh Kinh theo tinh thần chúng ta đã nêu ra trên đây, chúng ta có thể được Chúa Thánh Linh làm cho nổi bật lên một câu Thánh Kinh, hay một sự dạy dỗ đặc biệt, rồi chúng ta ghi lại các điểm đó và để thì giờ nghiên cứu kỹ cho đến khi có thể viết xuống thành một dàn bài. Với phương pháp đó, dàn bài chúng ta viết xuống là dàn bài của một bài giảng giải kinh. Dù bài đó được giảng theo cách “giảng theo đoạn văn” hay được Thánh Linh soi dẫn để giảng chung với một số dàn bài khác cùng một vân đề, các bài giảng đó cũng là bài giảng giải kinh. Như trường hợp của Mục sư Lloyd-Jones, dù ông giảng loạt bài với đề tài “sự suy nhược thuộc linh”, tất cấ các bài giảng trong loạt bài đó đều là bài giảng giải kinh.