Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương X -Phần 2)
Chương X: Chuẩn Bị Sứ Điệp
Phần 2
Chúng ta hoàn toàn đồng ý với Mục sư Spurgeon ở điểm: phải được Chúa Thánh Linh dạy dỗ, hướng dẫn, và lúc nào chúng ta cũng phải hoàn toàn vâng phục quyền cai trị tuyệt đối của Thánh Linh. Nói cách khác, người công bố Phúc Âm chân chính không bao giờ tự mình quyết định, nhưng lúc nào cũng vâng phục “quyền tự do hành động của Đức Chúa Thánh Linh”. Chúng ta không được nắm quyền chủ động, tự ý quyết định sẽ làm gì rồi phát họa ra một chương trình cho mình. Ai làm như vậy là sai lầm hoàn toàn và đó là việc làm của một sô Mục sư thảo chương trình hàng năm, chương trình sáu tháng, hay chương tình ba tháng, rồi in chương trình đó ra, phân phối cho các tín hữu, báo trước đoạn văn Thánh Kinh và đề tài của mỗi bài giảng, rồi sau đó áp dụng chương trình mình soạn thảo cách cứng nhắc, không chịu thay đổi một chi tiết nào cả. Chúng ta hoàn toàn không chấp nhận việc làm đó vì làm như vậy chúng ta không vâng phục “quyền tự do hành động của Chúa Thánh Linh”. Ngài là gió “muốn thổi đâu thì thổi”. Ai cho rằng chương trình của mình soạn thảo và công bố là bất di bất dịch, là người giới hạn quyền tể trị tuyệt đối của Chúa Thánh Linh. Người công bố Phúc Âm chân chính là người phải vâng phục Thánh Linh, đặt mình dưới quyền điều khiển của Thánh Linh một cách vô điều kiện.
Nhưng theo kinh nghiệm của một số người công bố Phúc Âm chân chính, Đức Chúa Thánh Linh đã nhiều lần hướng dẫn họ giảng theo cả cách “giảng hàng loạt” lẫn cách “giảng theo đoạn văn”.
Mục sư Lloyd-Jones kể lại rằng một lần nọ ông định giảng một loạt bài giảng liên tục căn cứ trên thư Ê-phê-sô. Ông tin rằng ông đã cầu nguyện đủ trước khi quyết định giảng loạt bài này, nhưng thình lình, vào một buổi sáng ông được Chúa Thánh Linh thúc giục cách mạnh mẽ để giảng một loạt bài về “ Suy nhược Thuộc linh”. Ông thây hiện ra trong trí mình rõ rệt từng chi tiết của loạt bài giảng với đề tài mới này, nên ông vội vàng đến bàn giấy để viết ra những đoạn văn Thánh Kinh và thứ tự các bài giảng Chúa cho ông. Trước đó ông không hề nghĩ đến việc dùng sự suy nhược thuộc linh làm đề tài bài giảng nhưng thình lình Chúa Thánh Linh thúc giục ông cách đặc biệt. Mục sư Lloyd-Jones coi đó là một kinh nghiệm diệu kỳ khi ông biết vâng theo mạng lệnh của chính Chúa Thánh Linh để giảng loạt bài giảng đó, vào thời điểm đó.
Người công bố Phúc Âm đừng có thái độ cứng nhắc vì Chúa Thánh Linh có thể hướng dẫn cho việc giảng hàng loạt cũng như giảng theo đoạn văn, và cũng có khi chúng ta đang giảng một loạt bài giảng thì Thánh Linh can thiệp làm gián đoạn loạt bài giảng đó, để chúng ta giảng một bài đặc biệt, theo đoạn văn Thánh Kinh, vì có một cơ hội đặc biệt hay để đáp ứng một nhu cầu đặc biệt nào đó.
Những cơ hội đặc biệt trong năm gồm có: Lễ Kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, Đêm Thương khó, Lễ Phục sinh, Lễ Thăng thiên, Lễ Ngũ Tuần, ngày đầu năm (Tết Nguyên đán hay đầu năm Dương lịch). Mặc dù những Lễ này mỗi năm trở lại một lần, nhưng vào dịp kỷ niệm Chúa Giáng sinh, ai cũng cần được nhắc nhở về “Tặng Phẩm vô cùng vĩ đại của Thượng Đế” khi Ngài ban Con Một của Ngài xuống trần làm Con loài người, để chúng ta được trở thành con cái của Thượng Đế. Đêm thương khó, chúng ta chiêm ngưỡng thờ phượng Con Thượng Đế khi Ngài tình nguyện đứng vào địa vị tội nhân của chúng ta để “vì tội lỗi chúng ta mà chịu thương tích, vl gian ác chúng ta mà chịu vết đâm” (Ê-sa 53:5). Vào ngày Lễ Ngũ tuần, chúng ta nhắc nhở đến “cơn mưa đầu mùa” với quyền năng phi thường của Chúa Thánh Linh, để cầu xin và chờ đợi “cơn mưa cuối mùa” với cuộc Phục hưng lớn để cứu đồng bào đồng loại.
Ngày đầu năm nên được dùng để nhắc nhở đến tính cách tạm bợ của cuộc sống, vì con người thường quá bận rộn với công việc làm ăn, với gia đình, với cuộc sống hàng ngày, mà quên rằng trước sau gì ai cũng phải rời trần gian để ứng hầu trước mặt Chúa. Đây không phải là lý thuyết, nhưng là một điều vô cùng quan trọng cho mỗi người, vì chúng ta sống thêm một ngày là tiến thêm một bước đến gần ngày Phán xét hơn. Điều này cũng có thể đem ra nhắc nhở khi có các thiên tai, như bão lụt, động đất, hay tai nạn lưu thông (mấy bay, xe cộ) quan trọng.
Có một số cơ hội bất thường, như đám cưới, đám tang, tuy không phải thuộc chương trình giảng vào ngày Chúa Nhật, cũng cần được các Mục sư lưu ý. Có nhiều người chưa tin không bao giờ chịu đến nhà thờ, nhưng khi được bà con mời dự đám cưới, họ vì nể nang cũng chịu khó ăn mặc đàng hoàng để đến dự. Tại sao chúng ta, là người lãnh mạng lệnh của Chúa dạy phải “công bố Phúc Âm cho cả nhân loại” (Mác 16:15) lại không cầu xin Thánh Linh giúp mình biến đám cưới thành một “đám cưới truyền giáo”? Mục sư không giảng trường giang đại hải cho cô lâu chú rể phải đứng mỏi chân và thính giả phải chán, nhưng có rất nhiều điểm có thể được nhân mạnh, chẳng những có ích cho cô dâu chú rể mà cũng có ích cho người chưa tin và cho cả tín hữu nữa, như: tình yêu (tình yêu giữa vợ chồng so sánh với tình yêu của Chúa Cứu Thế đối với Hội thánh), hạnh phúc của gia tình khi có Chúa làm Chủ, v.v… Đám tang thường là một cơ hội rất thuận tiện để nhắc nhở mọi người tham dự (bà con, bạn bè của người qua đời, trong số này thường có người chưa tin Chúa) về Thượng Đế và đời sau.
Mục sư Lloyd-Jones có kể lại hai trường hợp sau đây: Trường hợp thứ nhất, một Mục sư trẻ tuổi đứng lên giảng vào ngày mồng một tháng Giêng Dương lịch, đã bắt đầu bài giảng bằng câu: “Chắc quý vị còn nhớ Chúa Nhật trước, chúng ta đã suy gẫm sách… chương… câu… Hôm nay chúng ta tiếp tục suy gẫm đến câu…” Và suốt bài giảng Mục sư này không hề nói gì về ngày đầu năm cả. Trường hợp thứ hai là trường hợp của Mục sư John Fletcher ở Madeley, Anh quốc vào thế kỷ thứ 18. Mục sư này đã nắm lấy cơ hội trận lụt lớn dọc Sevem đã làm nhiều người thiệt mạng mà giảng một bài giảng rất mạnh và gây được ảnh hưởng rất sâu xa trên Hội thánh lúc đó cũng như trẽn trên nhiều người được đọc bài giảng đó, hàng trăm năm sau.
Thượng Đế đã dùng và vẫn còn dùng những biến cố, những thiên tai để làm cho “lòng con người mềm mại và hạ mình trước mặt Thượng Đế” (2 sử ký 34:27), nên Mục sư phải nhờ Thánh Linh giúp đỡ để có sự khôn ngoan mà nắm lấy cơ hội thuận tiện, chứ đừng đặt cho mình một chương trình cứng nhắc rồi cứ theo chương trình đó và không kể đến bất cứ chuyện gì xảy ra. Châm ngôn ll:30-b chép rằng: “Ai khôn ngoan chinh phục nhiều linh hồn”.
Người công bố Phúc Âm phải nhạy cảm để có thể nghe tiếng của Thánh Linh dạy dỗ hướng dẫn mình, hoặc để giảng theo cách “giảng hàng loạt”, “giảng theo đoạn văn”, hay đang giảng hàng loạt cũng có thể linh động để tạm ngưng loạt bài giảng của mình để giảng một vài bài theo đoạn văn, nếu gặp cơ hội đặc biệt và được Thánh Linh soi dẫn.