Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương VII -Phần 3)

Chương VII: Hội Chúng (Người Nghe Giảng)

images (3)

Phần 3

Để trả lời cho các lập luận trên, tức là các lập luận cho rằng sứ điệp của Phúc Âm cũng như cách công bố Phúc Âm phải “hiện đại hoá” để cho thích hợp với “con người hiện đại” và “thế hệ hiện đại”, chúng ta sẽ đưa ra những luận cứ chi tiết và các bằng chứng để bác bỏ các lập luận đó cách dứt khoát, nhưng chúng ta cũng có thể trả lời cách chung là: các lập luận đó đều sai lầm cả: (1) sai tầm trên thực tế, (2) sai lầm trong kinh nghiệm sống và (3) sai lầm trẽn căn bản hiểu biết tâm lý.

Để làm sáng tỏ vấn đề, Mục sư Martyn Lloyd-Jones có thuật câu chuyện thật này: Một lần nọ, Mục sư được mời giảng tại một phân khoa thuộc viện đại học Oxíord bên Anh và buổi sáng Chúa Nhật. Mục sư làm chứng rằng: “Sáng đó, tôi đã giảng như tôi vẫn giảng ở bất cứ nơi nào khác”. Khi vừa giảng xong và chưa kịp rời toà giảng, Mục sư thấy bà vợ của ông phân khoa trưởng tiến lên rất nhanh và nói với Mục sư: “Mục sư biết không, đây là điều đáng chú ý nhất tôi thây xảy ra trong nhà nguyện này”. Mục sư hỏi lại: “Bà nói câu ấy có nghiã gì? “ Bà kia nói tiếp: “Mục sư có biết không, Mục sư là người thứ nhất đến đây giảng cho chúng tôi như cho những người có tội. Tất cả các vị Mục sư khác đến đây giảng, có lẽ vì thấy đây là một nhà nguyện trong viện đại học Oxford, đều bỏ công soạn những “bài giảng trí thức”, vì tưởng chúng tôi là những nhà đại trí thức. Nhưng kết quả là sau khi nghe các bài tiểu luận của họ, linh hồn chúng tôi vẫn khô hạn, vẫn đói khát. Họ chẳng có gì để cảm động hay nuôi dưỡng chúng tôi cả, vì dường như họ không biết rằng những người ở trong viện đại học Oxford cũng là tội nhân như tất cả mọi người khác”. Đó là lời chứng của một phụ nữ trí thức, vợ của một phân khoa trưởng thuộc viện đại học Oxford.

Để trả lời lập luận cho rằng con người hiện đại không thích nghe bài giảng dài với giáo lý “cao siêu khó hiểu”, Mục sư Lloyd-Jones có nói rằng: Một lần nọ, ông bị bệnh, không thể giảng được ít lâu. Trong thời gian đó, ông nhận được một số thư do các tín hữu trong Hội thánh gửi thăm, trong số thư này có thư của một em gái 12 tuổi. Em viết rằng: “Con cầu nguyện cho Mục sư chóng bình phục để giảng Lời Chúa cho chúng con, vì Mục sư là người giảng rõ ràng cho con hiểu Lời Chúa”. Nếu xét theo tiêu chuẩn hay lập luận của “con người hiện đại” trên đây thì Mục sư Lloyd-Jones là một Mục sư không thức thời, vì ông giảng dài (trung bình 45 phút mỗi bài giảng) và thường dùng nhiều lập luận khi giảng theo lối giảng giải kinh. Nhưng ở đây, một em gái mới 12 tuổi đã có thể hiểu giáo lý sâu nhiệm của Thánh Kinh và biết thích thú khi nghe đúng chân lý của Chúa.

Theo kinh nghiệm của Mục SƯ Lloyd-Jones, và cũng là kinh nghiệm của nhiều người giảng Phúc Âm chân chính, thì thường có một số người, khi đến nghe giảng một vài lần đầu, đều thấy bài giảng khó hiểu. Nhưng dù chưa hiểu bài giảng, họ cũng thích trở lại nghe nữa, vì họ cảm thây đã tìm được đúng “môi trường” và trong môi trường đó có cái gì thu hút họ trở lại. Rồi từ từ họ được chân lý của Chúa thấm vào tâm hồn, càng ngày tâm trí thuộc linh của họ càng được Thánh Linh soi sáng và lần lần họ hiểu Lời Chúa cách sâu nhiệm hơn. Đây là một kinh nghiệm rất phổ thông khi Lời Chúa được công bố cách trung thực với quyền năng của Thánh Linh. Kinh nghiệm này chứng minh rằng, trong mỗi chi hội có thể có nhiều thành phần tri thức khác nhau, với trình độ hiểu biết khác nhau, hay nền văn hoá khác nhau, nhưng Chúa vẫn có thể dùng cùng một bài giảng để thức tỉnh và nuôi dưỡng họ, nếu người công bố Phúc Âm hoàn toàn đặt mình dưới quyền tể trị tuyệt đối của Thánh Linh.

Những lập luận của “con người hiện đại”, cho “thế hệ hiện đại” thật ra chẳng có gì là mới cả. Trên căn bản, các lập luận đó không khác gì những lập luận của người vô tín đã đưa ra từ mấy thế kỷ trước, chỉ có lớp sơn bên ngoài là khác thôi. Từ thời xa xưa, con người lúc nào cũng cho mình là độc đáo, khác thường, có bộ óc xuất sắc hơn người. Nhà cải chánh Martin Luther (1483- 1546) có nói về cách giảng cho mọi tầng lớp trong xã hội như sau: “Người giảng Phúc Âm phải có khả năng dạy những người ít học một cách giản dị, thẳng thắn và đầy đủ. Khi tôi giảng tôi không hề chú ý đến các thẩm phán hay bác sĩ, mặc dù trong số thính giả thường có trên bốn mươi thẩm phán và bác sĩ. Tôi chỉ chú tâm vào các “đầy tớ trai”, các “đầy tớ gái” và các em nhỏ. Nếu các người trí thức không thích nghe tôi giảng thì cửa nhà thờ lúc nào cũng mở rộng cho họ bước ra.

Có thể có một số “thẩm phán, bác sĩ”(giới trí thức) cảm thấy họ bị “bỏ rơi”, nhưng người công bố Phúc Âm chân chính lúc nào cũng phải chú tâm vào giới bình dân. Nếu những người trí thức thấy họ không lãnh hội được gì qua cả bài giảng thì chính họ là người chưa được Thánh Linh soi sáng, vì vậy họ không thể tiếp nhận được chân lý của Thánh Kinh (ICổ-linh 2:14). Những người này bị sự hiểu biết của lý trí thổi phồng lên nên quên rằng ngoài lý trí, họ còn có tấm lòng và linh hồn. Nếu họ bỏ ra về, không chịu nghe lời giảng trung thực nữa, thì họ đã tự lên án và họ là những người thất bại thảm thương. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh: người giảng phải giảng Lời của Thượng Đế cách trung thực.