Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương V -Phần 3)
Chương V: Hành Động Công Bố Phúc Âm
Phần 3
10.Tình thương. Mặc dù chúng ta đã nói qua về tình thương của người công bố Phúc Âm, ở đây chúng ta cũng nhắc lại vì đặc tính vô cùng quan trọng của tình thương. Richard Cecil, một Mục sư ở Anh quốc có nhắc nhở chúng ta điểm quan trọng này: “Thích (“yêu thương”) việc giảng Phúc Ấm là một việc, yêu thương người nghe chúng ta giảng lã một việc khác”. Nhưng dường như chúng ta thường “yêu thương” việc giảng dạy hơn là yêu thương người nghe giảng. Nếu không động lòng thương cảm, không có tình yêu của Chúa để yêu thương thính giả, chúng ta thiếu hẳn yếu tố tôi quan trọng của thiên chức công bố Phúc Âm chân chính. Chúa Jê-sus của chúng ta “thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót vì họ yếu đuối khôn khổ, tản lạc, bơ vơ chẳng khác đàn chiên không có người chăn” (Mã-thi 9:36). Nếu chúng ta không có tâm tình đó của Chúa, chúng ta không nên đứng lên toà giảng, vì trước sau gì chân tướng của chúng ta cũng lộ ra. Có gì có thể cảm động lòng chúng ta để chúng ta yêu thương những linh hồn đang hư mâ’t cho bằng việc ôn đi ôn lại tất cả những việc Thượng Đế đã làm cho chúng ta qua sự hy sinh của Chúa Cứu Thế Jê-sus? Khi nhắc nhở và suy gẫm nhiều lần các công ơn của Ba Ngôi Thượng Đế đã làm để đem chúng ta từ cõi chết qua cõi số, lòng của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa Thánh Linh cảm động cách sâu xa. Khi đọc các thư tín của sứ đồ Phao-lô chúng ta thấy rõ điểm này: mỗi khi sứ đồ nói đến những việc Chúa Cứu Thế đã làm cho mình, đến sự thương khó của Chúa, đến ân phúc và tình thương vĩ đại của Thượng Đế, sứ đồ bật lên những lời cao trọng để ca ngợi tình yêu của Thượng Đế, là những lời làm cho chúng ta được cảm động mà tuôn trào nước mắt. Khi nghe George Whitefield giảng với tấm lòng tràn ngập tình thương và mỗi lời giảng của ông đều “đẫm” tình thương đó, David Garrick là một kịch sĩ nổi tiếng bên Anh có nói rằng anh ta bằng lòng với một số tiền lớn để có thể thốt ra những lời làm cảm động lòng người nghe như vậy. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng: tình thương này là bản tính của Thượng Đế do Chúa Thánh Linh đổ vào lòng người yêu mến vâng phục Chúa (La-mã 5:5), chứ không phải con người có thể tự tạo ra được. Đừng ai tự luyện tập cho có lối nói cho lâm ly có thể đánh vào xúc cảm của thính giả, vì ai làm như vậy là người lừa dối, người đóng kịch. Dù có khích động cho thính giả khóc mùi, “kịch sĩ” này cũng chẳng bao giờ có thể đem họ đến với Chúa Jê-sus ở thập tự giá để họ “nhìn xem Chúa Jê-sus, là Đấng họ đã đâm” (Xa-cha-ri 12:10).
Thượng Đế dựng nên con người và ban cho con người cảm giác (feeling) và cảm động, xúc cảm (emotion), nhưng hiện nay có người cho rằng: người “trí thức”, người đàng hoàng, tự chủ không thể nào để lộ xúc cảm, như vui mừng, cảm động, nước mắt v.v… Nếu khi nghiền ngẫm các chân lý Chúa ủy thác cho chúng ta và nhắc nhở sự thương khó của Chúa Jê-sus vì chúng ta mà lòng chúng ta không xúc động thì có lẽ con mắt thuộc linh của chúng ta đang có đám mây mờ nào đó che khuất vinh quang của thập tự giá. Chính Chúa Jê-sus khi còn tại thế đã khóc nhiều lần (Luca 19:41; Giăng 11:35; Hi-bá 5:7) các người gần gũi Chúa và giống Chúa, như các sứ đồ, các đầy tớ trung thành của Chúa suốt lịch sử Hội thánh đều đã khóc. Có ai có thể không xúc động khi được Thánh Linh cho thấy mình là con người tội lỗi, đáng bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục mà không kinh khiếp? Có ai đứng trước công lý của Thượng Đế mà không kính sợ? Có ai đứng chiêm ngưỡng Chúa Jê-sus chịu chết trên cây thập tự mà tâm lòng không tan nát? Kinh nghiệm này chúng ta phải có lần đầu khi được Thần Ân Phúc và Nài Xin mở mắt để thấy chính tôi là người giết Chúa (Xa-cha-ri 12:10), mà cũng phải có suốt cuộc sống, mỗi khi chúng ta nhắc nhở cho chính mình và cho người khác sự chết của Chúa Jê-sus trên cây thập tự, về huyết rửa tội của Ngài. Nếu đọc các đoạn Thánh Kinh nói về sự chết của Chúa và đọc Ê-sa 53: mà lòng vẫn thấy dửng dưng, chắc chắn chúng ta đang có một thứ bệnh thuộc linh nào đó. Chứng bệnh đó cần phải được Thánh Linh chẩn bệnh và được huyết Chúa Jê-sus chữa lành.
Nhưng chúng ta phải để ý sự khác biệt giữa xúc cảm thật (cả vui mừng lẫn đau thương) của người có Thánh Linh và có tâm tình của Chúa Jê-sus, với sự xúc cảm giả tạo do con người dùng các xảo thuật tâm lý để khích động, vì không có gì đáng ghê sợ cho bằng các thứ xúc cảm “nhân tạo” này.
11. Người công bố Phúc Âm phải có quyền năng. Mặc dù bây giờ chúng ta mới nói đến quyền năng, nhưng kỳ thực quyền năng của Thánh Linh là hơi thở, là sức sống của người rao giảng Phúc Âm, vì nếu không có quyền năng Thánh Linh thì cũng không có việc rao giảng Phúc Ăm cách chân chính. Rao giảng Phúc Âm cách chân chính là việc làm của Thượng Đế. Người rao giảng Phúc Âm thật không phải chỉ dùng miệng nói ra lời, nhưng người đó phải được Thượng Đế sử dụng, phải ở dưới sự sai khiến tể trị của Chúa Thánh Linh. ICổ-linh 2:4 chép “Lời giảng dạy của tôi chẳng do tài biện luận khôn khéo nhưng thể hiện Thánh Linh và quyền năng”. ITê-sa 1:5 cũng chép: “Vì chúng tôi công bố Phúc Âm cho anh em không phải với lời nói suông, nhưng với quyền năng Thánh Linh và niềm tin quyết”. Quyền năng Thánh Linh là yếu tố thiết yếu, yếu tố không thể không có được của thiên chức công bố Phúc Âm. về sau chúng ta sẽ trở lại yếu tố quan trọng này cách đầy đủ hơn.