Chương 6-Lịch Sử Truyền Giáo
CHƯƠNG 6: PHONG TRÀO CÔNG ĐỒNG
(Giáo Hội Vận Động Phổ Thể Hợp Nhất)
Hiện nay, có một phong trào càng ngày càng có ảnh hưởng trong công cuộc truyền giáo, đó là Phong Trào Công Đồng. Chữ công đồng (ecumenical) và lý tưởng của nó không được mấy ai lưu ý vào thế kỷ thứ 19. Đến cuối thế kỷ ấy, có một Đại Hội Công Đồng Truyền Giáo được tổ chức ở Nữu Ước, nhưng không ai chú ý đến chữ này. Mãi đến sau Thế chiến thứ II, khi Hội Đồng Phổ Thế Giáo Hội (World Council of Churches) được thành lập vào năm 1948, Công Đồng mới được thông dụng trong các giới Cơ-đốc.
Thực ra đối với những ai đã nghiên cứu lịch sử giáo hội thì chữ Công Đồng không phải là mới mẻ, vì trong các thế kỷ đầu tiên, Giáo hội đã triệu tập nhiều Đại Hội Công Đồng rồi. Theo gốc Hy-lạp, danh từ olkoumév, (gốc chữ ecumenical) có nghĩa là cả thế giới, cả nhân loại hay là toàn thể gia đình đức tin.
Các Hội Nghị Công Đồng quan trọng của Giáo hội Công giáo La-mã là: Hội nghị Nicaea do hoàng đế Constantine triệu tâp vào năm 325 để chấp thuận Bài Tín Điều các Sứ-đồ, và để lên án thuyết của Arius; Hội Nghị Công Đồng ở Ê-phê-sô được triệu tập năm 431 để lên án thuyết của Nestorius; hội nghị ở Trent (1545-64) để đối phó với Phong trào Cải Chánh. Gần đây có Hội Nghị Công Đồng Vatican n, họp ở Vatican từ năm 1959 đến năm 1965, với mục đích tìm những đường lối, chính sách uyển chuyển hơn trước để đáp ứng với nhu cầu của thời đại. Kết cục vẫn không hoàn toàn dung hòa được đường lối thủ cựu với đường lối tiến bộ do một số lãnh tụ tiến bộ chủ trương.
Về phía Giáo hội cải Chánh, với bao nhiêu giáo phái, tổ chức khác nhau làm sao “Công Đồng” được? Riêng nước Mỹ đã có bao nhiêu giáo phái, và hầu như mỗi giáo phái này đều có một Hội Truyền giáo. Ở trong nước, sự phân chia này không gây va chạm mấy, nhưng ở các khu vực truyền giáo thì tinh thần phe phái ấy lại là hòn đá gây vấp ngã cho nhiều người.
Đầu thế kỷ thứ 19, khi số Hội Truyền giáo và số giáo sĩ còn ít, địa bàn hoạt động lại rộng lớn, nên chưa có vấn đề hay va chạm nào đáng kể. Carey rất sáng suốt khi thấy rằng các giáo sĩ thuộc nhiều giáo phái khác nhau cần thảo luận với nhau về phương thức hoạt động, vầ các vấn đề khó khăn họ sẽ gặp, và về những điểm có thể gây chia rẽ giữa các Hội Truyền giáo. Ông đã đề nghị họp một đại hội ở Cape Town vào năm 1810. Tuy đại hội lý tưởng này không thành hình, nhưng sáng kiến của Carey đã thúc đẩy được các giáo sĩ thuộc nhiều Hội Truyền giáo ở Ấn-độ hội họp để giao thông liên lạc và để thảo luận với nhau, trải qua nhiều năm Trời. Ngoài Carey ra, một số giáo sĩ tiền phong cõng không hề có đầu óc giáo phái hẹp hòi, như Samuel Marsden thuộc giáo Giáo hội Anh quốc ở úc-đại-lợi. Chẳng những ông này cố vấn cho Hội Truyền giáo Luân-đôn về các hoạt động truyền giáo ở nam Thái Bình Dương, mà còn khuyến khích Giáo hội Giám-lý gởi giáo sĩ qua Tân Tây Lan là noi đã có Giáo hội Anh quốc rồi.
Nhưng khi số Hội Truyền giáo càng ngày càng gia tăng, thì mối liên lạc hữu nghị giữa hội này với hội kia càng ngày càng gặp trở ngại hơn. Để tránh sự tranh giành ảnh hường và những sự va chạm đáng tiếc có thể xảy ra, một số các Hội Truyền giáo đã thỏa thuận phân chia khu vực truyền giáo, Hội này hứa không vi phạm lãnh thổ của Hội kia. Tại nhiều nơi, sự thỏa thuận này có hiệu lực được ít lâu, nhưng gần đây hầu như không mấy ai để ý đến nữa.
Trong khi có những biện pháp để ngăn ngừa va chạm giữa các cá nhân và tổ chức ở hải ngoại thì cũng cố những cố gắng tích cực để gây tinh thần công tác ấy được thể hiện ở Đại hội Truyền giáo ở Edinburgh, xứ Tô-cách-lan, vào năm 1910, tức là đúng 100 năm sau khi Carey đưa ra ý kiến tổ chức đại hội. Đại hội này qui tụ 1.200 đại biểu thuộc 159 tổ chức, đại diện cho đa số các ủy ban Truyền giáo, các Hội Truyền giáo thuộc giáo phái, và Hội Truyền giáo độc lập trên khắp thế giổi. Một số tài liệu và ý kiến trình bày trong Đại hội đến nay vẫn còn có giá trị. Kết quả tốt đẹp của Đại hội Edinburgh đã khuyến khích các Hội Truyền giáo trù tính việc cộng tác chặt chẽ hcm. Một ủy ban được thiết lập, và vào năm 1912 tờ tạp chí tam cá nguyệt International Review of Missions (Kiểm Điểm Công cuộc Truyền Giáo) đuợc phát hành. Trong mấy năm sau, các Nghị hội Truyền giáo được tổ chức ở các khu vực nào có nhiều Hội Truyền giáo cùng hoạt động, rồi đến việc triệu tập Nghị hội Truyền giáo Quốc tế (International Missionary Council) vào năm 1921. Đây là một Đại hội nghị, chỉ thu nạp những Nghị hội, như Nghị hội Liên giáo phái ở các nước gởi giáo sĩ đi hải ngoại, Nghị hội Truyền giáo ở các khu vực truyền giáo. Những Hội truyền giáo đứng riêng rẽ, hay những giáo phái đều không được gia nhập Đại hội nghị này. Mục đích của Nghị hội Truyền giáo Quốc tế là phục vụ công cuộc truyền giáo kháp nơi, bằng các công tác nghiên cứu và tham khảo ý kiến.
Sự cộng tác tốt đẹp giữa các Hội truyền giáo đã làm cho nhiều người mơ tưởng đến một sự cộng tác rộng rãi, tốt đẹp hơn tức là sự cộng tác giữa các giáo phái trên mọi lãnh vực hoạt động. Như vậy, ta thấy đại hội Edinburgh là bước đầu đi đến đại hội Amsterdam vào năm 1948, tại đây, Hội đồng Phổ Thế Giáo Hội (World Council Churches) gọi tắt là wcc, được thành lập. Đây cũng chỉ là một Nghị Hội, chớ không không phải là cơ quan chấp hành. Các nghị quyết của wcc tuy không phải là không có hiệu lực, nhưng các hội viên không có bổn phận phải thục thi. Đối với một số người thì wcc là điển hình của phong trào Công đồng trong giới Cơ-đốc Cải Chánh.
Nhưng Phong Trào Công Đồng là gì? Thực ra thì mỗi nhóm hiểu một cách, và không có một định nghĩa nào dứt khoát cả. Có nhóm cho rằng: Phong Trào Công Đồng sẽ đưa đến một Siêu Giáo hội, tức là một tổ chức thống nhất tất cả các giáo phái Cơ-đốc. Nhóm khác lại cho rằng khi quá chú trọng đến sự thống nhất tổ chức, ta có thể xao nhãng nhiệm vụ chính yếu của Công đồng là truyền giáo.
Các lãnh tụ giáo hội đã đề cập nhiều lần đến sự chia rẽ giữa các giáo phái Cơ-đốc, và cho rằng các sự chia rẽ về tổ chức và về tín điều là một tội lỗi, nghịch với mục đích của Chúa dạy là “ai nấy hiệp làm một” (Giăng 12:21). Trong công cuộc truyền giáo sự chia rẽ rất tai hại, vì đối với người chưa tin Chúa thì Cơ-đốc giáo chia rẽ là Cơ-đốc giáo bất lực không thể nào “khiến muôn dân trở nên môn đồ Chúa.” Như vậy, lý tưởng Cơ-đốc nhân là phải hiệp một với tất cả các Cơ-đốc nhân khác, trong một đại gia đình duy nhất.
Có hai đường lối để thực hiện lý tưởng này: Tất cả các Cơ-đổc nhân đều đồng tâm đồng chí, thổng nhất thuộc linh, rồi tự động họ sẽ liên lạc hiệp một với nhau, tất cả các giáo phái trước tiên phải liên kết với nhau, với hy vọng là sự liên kết này sẽ dẫn đến sự hiểu biết thông cảm nhau, và nhờ đó mà cuối cùng sẽ hiệp một thống nhất là đường lối thứ hai này là đường lối mà các lãnh tụ giáo phái đã theo khi họ thành lập wcc, và hy vọng tổ chức này sẽ đóng vai hòa giải hiệp một các giáo phái, cuối cùng đi đến một tổ chức duy nhất để có thể cùng phát triển nhờ sự liên lạc hữu nghị, tham khảo ý kiến và hợp tác với nhau. Những người chủ trương đường lối này tin rằng tất cả các khác biệt giữa các giáo phái có thể được giải quyết bằng cách nói chuyện và làm việc chung với nhau.
Nhưng các người chống đối đường lối thứ hai này cho rằng các sự khác biệt giữa các giáo phái đã quá sâu đậm và không thể nào giải quyết bằng cách nói chuyện được. Họ cho rằng lý do chính của sự chia rẽ là nhiều người mang danh Cơ-đốc nhân mà kỳ thực không phải là Cơ-đốc nhân; và khi Chúa Jê-sus cầu nguyện cho các môn (Tô “hiệp làm một” tức là hiệp làm một tâm chí, một tinh thần, chứ không phải hiệp chung trong một tổ chức. Họ cũng cho rằng: ta vẫn có thể thực hiện được sự thống nhất thuộc linh, mặc dầu không thống nhứt tổ chức.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà Phong Trào Công Đồng phải giải quyết mà tìm ra một căn bản chung để tất cả các giáo phái hội viên có thể chấp thuận được. Căn bản chung này là một bản Tín điều tổng quát, với lời lẽ có nghĩa rộng rãi để dung hòa các tiêu chuẩn của các giáo phái hội viên. Đại hội wcc tổ chức tại Tân Đê Li ở Ấn-độ đã khá thành công khi kết nạp được các giáo phái khác biệt nhau, như Giáo hội Chính Thống Miền Đông (Eastem Orthodox) và hai nhóm thuộc giáo phái Ngũ Tuần.
Phần căn bản của bản Tín Điều là: các giáo phái hội viên đều “xưng nhận Chúa Cứu Thế Jê-sus là Đức Chúa Trời và Cứu Chúa,” theo lời Kinh Thánh; và như vậy, họ phải tìm cách cùng nhau đáp ứng lời kêu gọi đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời duy nhất, Cha, Con và Thánh Linh.
Mặc dầu kết nạp được nhiều giáo phái, wcc đã không phát động được một tinh thần hăng say truyền giáo, hay một công cuộc truyền giáo nào, vì dường như vấn đề truyền giáo không được lưu ý mấy. Đối với nhiều người thì việc truyền bá Phúc Âm cho người chưa tin là bổn phận của người đời trước, còn trong hiện tại thì phong trào Công Đồng mới là vấn đề chính của người thời đại.
Lý do của sự chuyển hướng quan trọng này có thể được giải thích như sau: Với ảnh hưởng của “tân thần đạo” và với “trọng tâm mới,” nhiều giáo phái đã lãng quên công cuộc truyền giáo.
Như ta đã thấy ở mấy chương trước, “Tân Thần Đạo,” hay là lời giải thích Kinh Thánh của nhóm tân phái tiến bộ chẳng những không thúc đẩy tinh thần truyền giáo mà còn làm cho những nhóm trung thành với Phúc Âm tách ra, lập những tổ chức khác.
Trọng tâm của Hội Thánh, từ lúc được chính Đức Chúa Jê-sus thành lập, là truyền bá Tin Lành cho người chưa tin, thiết lập Hội Thánh ở những địa điểm mới. Vì thế Giáo hội có tổ chức phải là cơ quan thúc đẩy, hướng dẫn và điều khiển các công cuộc truyền giáo, vì truyền giáo là mục đích chính, là lý do sinh tồn của Giáo hội. Nhưng thực tế thì lại khác hẳn. Các giáo phái có tổ chức chỉ nghĩ đến mình, và nhiều lãnh tụ giáo phái chỉ lo củng cố tổ chức và uy tín của giáo phái, cũng như lo củng cố địa vị riêng của họ. Lẽ dĩ nhiên là khi các giáo phái đã lâm vào tình trạng này, thì trọng tâm của họ không còn là truyền giáo nữa, mà họ thay vào đó một thứ “trọng tâm mới” gồm có uy tín, địa vị, quyền lợi của giáo phái, của cá nhân v.v…
Trong khi các giáo phái lớn, các tổ chức tân phái mất lần tinh thần truyền giáo thì cũng có những cố gắng đáng khen đi ngược trào lưu đó. Trong các cố gắng này ta có thể kể đến hai tổ chức: Đoàn Truyền Giáo Hải Ngoại Liên Giáo Phái (Inter-denominational Foreign Mission Association), gọi tắt là IFMA, và Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm Hải Ngoại (Evangelical Foreign Missions Association), gọi tắt là EFMA. Thực ra, khi thành lập IF MA vào năm 1917, các Hội Truyền giáo “đức tin” không có mục đích chống đối lại đường lối tân phái, nhưng là để liên hiệp những hội truyền giáo có chung một lý tưởng, một đường lối mà các tổ chức của các giáo phái lớn không có. Mặc dầu cơ cấu tổ chức rất đơn sơ, một ngân quỹ rất khiêm nhường và không có ban chấp hành thường trực, IFMA đã phục vụ đắc lực cho công cuộc truyền giáo. Theo tiêu chuẩn của Đoàn, các Hội Truyền giáo hội viên chẳng những phải có cản bản đức tin vững chắc, mà còn phải làm dày đủ trách nhiệm tài chánh và phải có tiếng tốt. Lúc đầu Đoàn này chỉ có chừng mười Hội Truyền giáo hội viên, nhưng từ sau Thế chiến thứ II, Đoàn đã có nhiều hội viên mới. Vào đầu thập niên 90 Đoàn đại diện cho trên 11.000 giáo sĩ hải ngoại và có trên 100 đoàn thể truyền giáo tham dự.
EFMA được thành lập vào cuối Thế chiến thứ II, và phản ảnh đường lối chống lại khuynh hướng thần đạo tân phái. Trong khi IFMA chỉ kết nạp những Hội Truyền giáo, EFMA gồm có các Hội truyền giáo thuộc các giáo phái “bảo thủ” và có cả một số giáo phái nữa. Phần lớn các giáo phái này đều nhỏ bé nhưng có địa bàn truyền giáo rất rộng lớn, như giáo phái Phúc Âm liên Hiệp (Christian và Missionary Alliacne), Giám-lý Tự Do (Free Methodist), Hội Chúng Đức Chúa Trời (Assemblies of God). Đến năm 1986 đại diện trên 12.000 giáo sĩ hoạt động ở tại hơn 130 quốc gia.
Trong những năm gần đây IFMA và EFMA đã cộng tác với nhau tại nhiều nơi, như việc thiết lập các liên ủy ban ở Phi-châu và nam Mỹ, lập một văn phòng chung ở Naừobi và vào đầu năm 1966 đã cùng nhau tổ chức Đại Hội Toàn Phi-châu một cách kết quả mỹ mãn. Vào tháng 4 năm 1966, hai Đoàn đã họp nhau tổ chức Đại Hội Truyền Giáo Toàn Thế Giới ở Wheaton, tiểu bang Illinois, Hoa kỳ. Chín trăm ba mươi đại biểu chính thức tham dự Đại hội (trong số đó có hai đại biểu của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam) đã đưa ra một bàn tuyên ngôn, xác nhận lập trường thúân túy Tin Lành liên hệ đến 10 vấn đề căn bản.
Ngoài ra còn có Đoàn Liên Hiệp các Hội truyền giáo được thiết lập để đối phó với khuynh hướng tân phái tiến
bộ. Đoàn này gồm cố nhiều nhóm nhỏ đã tách ra khỏi các giáo phái lớn, vì chống đối tổ chức wcc.