Chương 19-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh (P2)

images (6)

LỜI TRUYỀN DẠY LIÊN HỆ ĐẾN VẬT UỐNG SAY

Một chỗ khác nữa bị cho là nhầm lẫn trong Thánh Kinh, là Châm ngôn 31:6-7

“Hãy ban vật uống say cho người gần chết, và rượu cho người có lòng bị cay đắng; Họ hãy uống, và quên nỗi nghèo hổ mình. Chẳng nhớ đến đều cực nhọc của mình nữa”.

Có người bảo rằng câu này bênh vực cho việc sử dụng rượu độc trong một số hoàn cảnh nào đó, cho nên, như việc dùng rượu độc trong bất cứ một hoàn cảnh nào và trong mọi hoàn cảnh đều là sai lầm, thì lời truyền dạy này của Thánh Kinh cũng là sai. Nhưng chỗ khó hiểu sẽ biến mất cũng như nhiều chỗ khó hiểu khác nữa cũng biến mất, nếu chúng ta không rứt các câu ra khỏi văn cảnh của chúng, mà nghiên cứu chúng trong văn cảnh của chúng, cũng như chúng ta phải nghiên cứu bất kỳ một khúc sách nào trong văn cảnh của nó vậy.

Cả đoạn từ câu một đến chín chương 31 của sách Châm ngôn là một lời phản đối chống lại các vua (và hàm ý chống lại những người đang ngồi ở địa vị có trách nhiệm) đang sử dụng rượu hoặc các vật uống say nói chung. Đoạn này truyền dạy rõ ràng rằng dùng bất kỳ một loại rượu nào cũng có xu hướng khiến cho họ say sưa, quên đi luật lệ, khiến họ xét xử lệch lạc. Chính hai câu thứ sáu và thứ bảy tiếp tục nói thêm rằng rượu và những vật uống say chỉ có thể được sử dụng trong những trường hợp và phần thuộc thể (thể xác) lâm vào tình trạng cực kỳ bạc nhược và tuyệt vọng mà thôi, khi con người “gần chết” (c.6), mà hậu quả là nó sẽ đưa người ấy vào tình trạng tuyệt vọng sâu thẩm nhất.

Lời lẽ trong mấy câu này đặc biệt dành cho nhà vua, và nhà vua nào có tiền để mua rượu, thì thay vì chính mình uống nó, sẽ được khuyên là hãy tặng nó cho những người đang lâm vào tình trạng thuộc thể đòi hỏi phải có nó. Người trong tình trạng như thế sẽ bị rượu kích thích, được nâng cao tinh thần khỏi bị trầm uất, nhờ lòng hào hiệp của nhà vua đã cho mình rượu, để có thể quên đi “nỗi nghèo khổ mình”, là điều sẽ tự nhiên không cho phép người ấy tự mua rượu cho mình. Cả khúc sách tiếp tục khuyên nhà vua chú ý đến “chính nghĩa của người buồn thảm và nghèo nàn” (31:9)

Thế thì chẳng còn chỗ khó hiểu nào nữa trong khúc sách này ngoại trừ đối với những người chủ trương rằng mọi việc sử dụng rượu đều là sai lầm, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng vẫn còn rất nhiều người tin rằng trong những hoàn cảnh cực kỳ bạc nhược của thể xác, thì việc dùng rượu là khôn ngoan và được cho phép. Thiết tưởng chúng ta chẳng cần đi sâu vào vấn đề chẳng hay rượu (wine: rượu chát, nước nho) và vật uống say trong trường hợp ở đây có chất men hay không. Những người vẫn cãi rằng “vật uống say” trong Cựu ước kinh thường ám chỉ một loại nước nho hơi nặng, vị ngọt, không có men, chắc còn có nhiều điều để nói nhằm bênh vực cho lập trường của họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu cách lý giải này là đúng, nó sẽ cất đi hết mọi khó khăn khỏi khúc sách của chúng ta ở đây. Cho dù có thể nào, thì quả thật là ở đây đã chẳng có chút khó khăn gì cho người tin rằng có nhiều hoàn cảnh trong đó, việc khuyên nên dùng các chất kích thích bằng rượu là điều khả dĩ chấp nhận được.

Có một lần trong đời tôi, khi các bác sĩ đều bỏ mặc để tôi chờ chết, nhưng rồi mạng sống của tôi đã được duy trì nhờ một đơn thuốc của một nữ y tá cao tuổi, trong đó một trong các thành phần chủ yếu là rượu mạnh (brandy: cô-nhác). Do đó, theo lẽ tự nhiên, tôi là người rất sẵn sàng nghĩ rằng có nhiều trường hợp như trong văn bản này đã đề cập thì việc dùng rượu khả dĩ được cho phép. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn nhất trí với văn cảnh của khúc sách này rằng nên khước từ việc dùng rượu đối với những người có sức khoẻ, mạnh mẽ và thịnh vượng.

BIẾN NƯỚC THÀNH RƯỢU

Có một phản bác quan trọng chống lại Thánh Kinh, và không những chỉ chống lại Thánh Kinh mà thôi mà chống cả Chúa Cứu Thế Jê-sus nữa, là câu chuyện Chúa Jê-sus đã hoá nước thành rượu trong một tiệc cưới tại Ca-na xứ Ga-li-lê, như đã được ghi lại ở Gi 2:1-11. Nhưng thiết tưởng đã chẳng có gì khó hiểu trong hành động này của Chúa Jê-sus cả, ngay  với người chủ trương cấm uống rượu cực đoan, nếu người ấy chịu xét thật kỹ xem đúng ra khúc sách ấy đã nói gì và biết thật chính xác là Chúa Jê-sus đã làm gì.

Rượu (nước nho: wine) dành cho tiệc cưới tại Ca-na đã cạn. Một đám mây sắp phủ xuống trên niềm vui đáng lẽ phải có nhân một lễ hội. Chúa Jê-sus đã đến để cứu vãn tình thế. Ngài đã cung cấp thêm rượu nhưng đã chẳng hề nói gì đụng chạm đến rượu cả. Chế phẩm của Ngài không có chất đọc. Đó là một loại rượu mới. Rượu mới vốn không có chất độc hại trước một thời gian nào đó cho đến khi kết thúc quá trình lên men, là quá trình làm hư hỏng. Đã chẳng có lời bóng gió nào ngụ ý bảo rằng Chúa chúng ta đã chế ra rượu, là một sản phẩm của sự hư hỏng hay chết chóc. Ngài đã chế ra một loại rượu (hằng) sống, không bị chất men gây ô nhiễm. Quả thật nó là chất rượu ngon hơn loại rượu họ đã uống trước đó, nhưng cũng không cho thấy là nó vốn được ủ cho lên men lâu hơn, nhiều hơn loại rượu họ vừa mới uống trước đó chút nào.

Tôi là một người triệt để chủ trương cấm uống rượu. Tôi không hề tin tưởng vào việc sử dụng các chết kích thích có rượu, cả trong những trường hợp bệnh tật, ngoại trừ trong những trường hợp cùng cực nhất, và thậm chí trong những trường hợp như thế cũng phải hết sức thận trọng. Nhưng tôi không có chút phản đối nào cũng nghĩ rằng bất cứ một người có chút lý trí nào, lại đi phản đối một người uống loạt rượu mới – nghĩa là chất nước nho nước ép. Đó là một thức uống lành mạnh. Cả khi một vài vị khách đã say rồi hay đã thoải mái uống loại rượu có lẽ là có chất độc hại, thì cũng sẽ chẳng có hại mà chỉ có lợi, nếu đem ra một loại rượu không độc hại để thay thế cho thức uống độc hại mà họ đang uống.

Theo như câu chuyện đã được kể lại, thì ít nhất, Chúa chúng ta đã không hề chế ra loại rượu độc hại cho ai uống cả, mà chỉ cứu vãn một cơ hội tiệc tùng khỏi cảnh tàn hại bằng cách cung cấp một thức uống thuần khiết, lành mạnh không phải là rượu. Bằng việc hoá nước thành rượu Ngài đã chứng minh quyền năng sáng tạo và biểu hiện vinh quang của mình.