Chương 18-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh (P2)

CHƯƠNG 18:CÁC KÝ THUẬT VỀ SỰ SỐNG LẠI

images (5)

 

Một số người phủ nhận tính chính xác của Thánh Kinh đã bàn nhiều về những chỗ có vẻ như mâu thuẫn nhau trong nhiều phần ký thuật khác nhau về việc Chúa Cứu thế Jê-sus đã từ chết sống lại. Có lần một nhân vật không tin Chúa nổi tiếng đã gởi cho một nhật báo vấn đề sau đây, yêu cầu tôi giải quyết.

Phần ký thuật về cuộc viếng mộ trong bốn sách Phúc âm đều khác hẳn nhau. Ở một trường hợp, có hai sách Phúc âm vạch rõ rằng hai phụ nữ đã thấy hai vị thiên sứ tại phần mộ, còn hai sách Phúc âm khác lại nhấn mạnh rằng họ chỉ thấy có một vị thiên sứ mà thôi. Vậy, đâu là giải pháp cho chỗ rõ ràng là khó hiểu này?

Trước hết, xin nói rằng người phản bác đã không nêu ra thật đương các sự kiện đã xảy ra trong trường hợp ở đây. Quả thật là Ma-thi-ơ có nói là họ thấy một vị thiên sứ (Mat Mt 28:1-5) còn Mác thì nói “Họ thấy một người trai trẻ (được cho là một thiên sứ Mac Mc 16:5-7), nhưng cả Ma-thi-ơ lẫn Mác đều không có nói rằng “họ chỉ thấy có một vị thiên sứmà thôi”. bảo rằng họ thấy một không hề loại trừ được việc rất có thể là họ có thấy đến hai vị thiên sứ. Cho nên, thay vì bảo rằng quả thật là hai sách Phúc âm ấy nói rằng “họ chỉ thấy có một vị thiên sứ mà thôi”, ta có thể nói rằng thậm chí đã chẳng có một sách Phúc âm nào đã nói là chỉ có một vị thiên sứ duy nhất là đã được nhìn thấy mà thôi.

Hơn nữa, xin lưu ý là, như người phản bác đã vạch rõ, không phải là có hai sách Phúc âm đã nói là các phụ nữ kia đã thấy có hai vị thiên sừ tại phần mộ. Quả thật là Lu-ca có nói rằng sau khi vào trong mộ, họ thấy có hai người nam (được cho là hai vị thiên sứ) mặc áp sáng như chớp, hiện ra trước mặt họ (LuLc 24:3-4). Tuy nhiên rõ ràng là điều này không hề ám chỉ biến cố mà Ma-thi-ơ đề cập, vì vị thiên sứ được ông nói đến là một vị thiên sứ ở bên ngoài phần mộ.

Dường như ông cũng không hề đề cập cùng một sự kiện mà Mác nói đến, vì người nam (hay vị thiên sứ) trong sách Phúc âm Mác là một người đang ngồi bở bên phải phần mộ. Rất có thể rằng vị thiên sứ này đến trước, rồi sau đó, vị thiên sứ ở bên ngoài phần mộ mới đến sau, và cả hai đều cùng đứng bên cạnh hai phụ nữ kia. Sự việc rất có thể đã xảy ra như thế, như bức thông điệp đã được truyền phán bởi hai vị trong sách Lu-ca có phần giống với bức thông điệp được truyền phán bởi vị thiên sứ đứng ở phía ngoài ngôi mộ trong sách Ma-thi-ơ, và bởi người nam ở bên trong phần một trong sách Mác (xem LuLc 24:5,6; Mat Mt 28:5-7; Mac Mc 16:5-7).

Giải pháp thật đơn giản cho tất cả sự việc, là có một vị thiên sứ ở phía ngoài phần mộ khi các phụ nữ đến nơi, và họ nhìn thấy một vị khác nữa ở bên trong phần mộ. Vị ở phía ngoài tiến vào, và vị đang ngồi đã đứng dậy để cùng nhau đứng bên cạnh hai phụ nữ, hoặc là một vị nói trước và một vị nói sau, và cùng thốt ra những lời lẽ như đã được ghi lại trong sách Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca.

Thế còn phần ký thuật trong sách Giăng thì sao? Giăng bảo với chúng ta rằng có hai vị thiên sứ mặc áp trắng đang ngồi, một vị ở đằng đầu và một vị ở đằng chân, chỗ xác Đức Chúa Jê-sus đã nằm (GiGa 20:12-13). Chúng ta hoà giải thế nào chỗ này với ba chỗ kia? Rất dễ dàng thôi. Đây không phải là nhóm các phụ nữ đã nhìn thấy hai vị thiên sứ này, mà chúng ta được bảo cho biết thật phân biệt rằng chỉ có một mình bà Ma-ri nhìn thấy cảnh này mà thôi. Bà Ma-ri đã cùng khởi hành với các phụ nữ khác để đi đến mộ, đã đến trước cả nhóm một chút, và là người đầu tiên nhìn thấy tảng đá chận cửa một đã bị lăn ra khỏi cửa mộ rồi (GiGa 20:1), và đã tức khắc kết luận rằng ngôi mộ đã bị ăn trộm, nên chạy thật nhanh đi trước để trở vào trong thành phố, báo tin cho hai sứ dồ Phi-e-rơ và Giăng (GiGa 20:2).

Lúc bà đang ở trên đường trở vào thành phố, cá phụ nữ khác mới đến và vào trong mộ, và những việc được ghi lại trong các sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca đã xảy ra. Các bà này đã lìa khỏi phần mộ trước khi bà Ma-ri lại đến đó lần thứ hai. Phi-e-rơ và Giăng cũng lìa khỏi đó lúc bà Ma-ri đến nơi, và hai vị thiên sứ, một vị l1uc ấy, đang ở phía ngoài và vị kia thì ngồi bên trong, đều cùng đến ngồi, một vị ở đằng đầu và vị kia ở đằng chân, chỗ người ta đã đặt thi thể của Chúa Jê-sus.

Tất cả những chỗ có vẻ như mâu thuẫn nhau trong bốn phần ký thuật về Sự sống lại của Chúa Jê-sus (và chúng vốn có nhiều) cũng đều tan biến sau khi được nghiên cứu kỹ. Tự chúng, những điểm dường như mâu thuẫn ấy lại trở thành các chứng cứ của chân lý và tính chính xác của các phần ký thuật. Rõ ràng là cả bốn phần ký thuật đều riêng biệt và độc lập đối với nhau. Nếu bốn người khác nhau cùng ngồi lại để dựng lên một câu chuyện về một người đã sống lại mà không hề xảy ra, chắc họ phải tạo ra bốn câu chuyện có vẻ như ăn khớp với nhau. Ít nhất cũng là ở mặt ngoài. Bất cứ một điểm mâu thuẫn nào có thể có trong bốn phần ký thuật đều chỉ bộc lộ sau khi được nghiên cứu cặn kẽ và cẩn thận

Tuy nhiên, trong các sách Phúc âm trường hợp trái ngược lại đã xảy ra. Tất cả các điểm có vẻ như mâu thuẫn nhau đều chỉ có trên bề mặt. Chỉ sau khi nghiên cứu kỹ càng và công phu, sự nhất trí thật sự mới loé ra. Đây chính là loại hài hoà không thể nào có được giữa bốn phần ký thuật được tạo ra cùng một lúc. Đây chính là loại nhất trí chỉ có thể có được trong bốn phần ký thuật độc lập về đại thể và xảy ra trong cùng hững hoàn cảnh giống nhau – mỗi người ký thuật đều kể lại cùng một câu chuyện theo cách nhìn thấy của riêng mình, kể lại các chi tiết đã gây ấn tượng cho mình, bỏ qua các chi tiết cho một người ký thuật khác đến mức người ấy phải kể nó lại.

Lắm khi hai phần ký thuật thoạt trong có vẻ như mâu thuẫn nhau, nhưng phần ký thuật thứ ba chen vào và không cố ý, nhưng lại hoà giải được những chỗ có vẻ như khác nhau của hai phần ký thuật kia. Đây chính là điều chúng ta gặp trong bốn phần ký thuật về sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Jê-sus. Chúng ta có thể hết lòng tạ ơn Đức Chúa Trời vì có nhiều điểm dường như khác nhau giữa chúng. Và cả khi nếu chúng ta không tìm được lời giải đáp cho một vài điểm có vẻ như mâu thuẫn nhau đó, sự kiện nhờ nghiên cứu thật kỹ, chúng ta tìm được một giải pháp cho một điều có vẻ như là một mâu thuẫn không thể giải thích được, sẽ gợi ý cho chúng ta tin chắc chắn rằng nếu chúng ta biết được tất cả các sự kiện của trường hợp đã xảy ra đó, chúng ta cũng sẽ tìm ra được một giải pháp cho những chỗ có vẻ như khác nhau mà chúng ta vẫn chưa hoà giải được.

Càng nghiên cứu kỹ bốn phần ký thuật về sự Phục sinh, chúng ta sẽ càng tin quyết rằng nếu quả thật chúng ta có lòng chân thành muốn hiểu rõ vấn đề ấy, thì đó chính là những phần ký thuật sự chân thực về những gì đã thật sự xảy ra. Chúng không thể là một câu chuyện giả tạo đã được dựng lên cùng một lúc; bằng chứng cho điều đó là những điểm khác nhau giữa chúng. Chúng lại càng không thể được dựng lên độc lập đối với nhau. Bốn người độc lập đối với nhau ngồi lại để tạo ra một phần ký thuật về một việc gì đó chưa bao giờ xảy ra, sẽ không thể nhất trí ở bất cứ một điểm nào cả. Nhưng sự kiện là càng ghiên cứu bốn phần ký thuật, chúng ta càng khám phá ra rất rõ ràng rằng cả bốn phần ký thuật ấy đều ăn khớp với nhau.

Những gì đã được nói ra về những điểm dường như khác nhau giữa bốn phần ký thuật về sự Phục sinh cũng có thể đem áp dụng cho những chỗ có vẻ như dị biệt trong nhiều phần ký thuật khác về cùng một biến cố. Chúng vốn có nhiều, và nêu chúng ra với đầy đủ chi tiết sẽ đòi hỏi cả một quyển sách dày hơn quyển sách này rất nhiều; nhưng thí dụ minh hoạ trình bày trên đây sẽ có thể được dùng để chứng minh thế nào các điểm có vẻ như khác nhau đó đều có thể được hoà giải từng điểm một nếu chúng ta chịu nghiên cứu chúng thật cặn kẽ, thấu đáo. Và nếu còn có điểm nào vẫn chưa chịu khuất phục trước công tác nghiên cứu gian khổ nhất của chúng ta, chúng ta vẫn có thể tin quyết rằng nếu chúng ta biết rõ được tất cả cả các sự kiện của trường hợp đó, thì những điểm có vẻ như khác nhau đó đều sẽ có thể hoà giải được.

PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỔI Ý?

Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh điển từng gây nhiều tranh luận và đã khiến cho nhiều tín hữu bối rối là vấn đề sau đây. Chúng ta đọc thấy trong MaMl 3:6 “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” và trong Gia Gc 1:17 thì

“mọi ân điển tốt lành cùng mọi sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào”

Còn trong ISa1Sm 15:29 chúng ta lại đọc thấy “Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn”

Tuy nhiên, còn mâu thuẫn rõ ràng hơn với mấy câu này, chúng ta đọc thấy trong Gion Gn 3:10 “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự hoạ mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó”. Thêm vào đó SaSt 6:6 cũng chép “thì (Đức Giê-hô-va) tự trách (ăn năn) đã dựng nên loài người trên mặt đất và buồn rầu trong lòng”. Ở đây không những chép “Đức Giê-hô-va tự trách (ăn năn)” mà còn nói Ngài “buồn rầu trong lòng” nữa. Vậy đây có vẻ là một mâu thuẫn rõ ràng. Phải giải thích như thế nào đây?

Lời giải thích là như thế này những gì mà loạt câu thứ nhất dạy là tuyệt đối đúng; Đức Chúa Trời là Đấng bất biến tuyệt đối. Ngài vốn là Đấng “hôm qua ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (HeDt 13:8). Nhưng điều mà những khúc sách thứ hai chép cũng đúng nữa, vì nếu Đức Chúa Trời vốn vẫn giữ nguyên cá tính của Ngài – nghĩa là tuyệt đối bất biến, vô cùng oán ghét tội lỗi, và chủ đích của Ngài là luôn luôn thăm phạt tội lỗi – thì nếu có một thành phố hay người nào thay đổi thái độ của mình đối với tội lỗi, Đức Chúa Trời nhất thiết cũng thay đổi thái độ của Ngài đối với thành phố hay con người đó.

Nếu Đức Chúa Trời vốn cứ y nguyên, nếu thái độ của Ngài đối với tội lỗi và sự công chính là bất biến, thì cách đối xử của Ngài với con người ta phải thay đổi khi họ biết xây bỏ tội lỗi để ăn năn. Cá tính của Ngài vốn chỉ là một, nhưng cách đối xử của Ngài với loài người sẽ thay đổi khi họ thay đổi, chuyển từ địa vị bị Ngài thù ghét, do lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với tội lỗi, sang địa vị làm đẹp lòng tình yêu bất biến sự công chính của Ngài.

Chúng ta có thể minh hoạ cho việc này bằng vị trí của một nhà ga tàu hoả, vốn chỉ đứng nguyên một chỗ, so với con tàu hoả vẫn di chuyển trên các đường ray trước ngôi nhà ga ấy. Khi con tàu bắt đầu di chuyển, thì nó nằm tại hướng đông của nhà ga, nhưng khi nó chạy về hướng tây của nhà ga. Phương pháp duy nhất, để nhà ga có thể đứng nguyên một chỗ đối với con tàu đang di chuyển, là phải chuyển theo con tàu khi con tàu di chuyển. Thế nhưng nếu vị trí của nhà ga là bất biến, thì hướng của nó đối với con tàu phải thay đổi khi con tàu di chuyển.

Thái độ của Đức Chúa Trời đối với loài người cũng thế. Nếu Đức Chúa Trời vốn bất biến về cá tính chủ đích và lập trường, thì khi con người chuyển từ địa vị tội lỗi sang địa vị cùng chính thái độ của Ngài đối với con người ấy cũng phải thay đổi. Chính sự kiện Đức Chúa Trời không ăn năn (tự trách, đổi ý), mà luôn luôn luôn có cùng một thái độ đối với tội lỗi, khiến Ngài nhất thiết phải ăn năn (đổi ý) trong cách cư xử của mình (thay đổi trong cách cư xử với loài người) khi họ xây bỏ tội lỗi để quay về với sự công chính.

Về vấn đề Đức Giê-hô-va ăn năn vì đã dựng nên loài người trên đất, và việc điều đó đã khiến Ngài buồn lòng, thì cũng là điều cần thiết do thái độ bất biến của Ngài đối với tội lỗi. Nếu Đức Chúa Trời không ăn năn (đổi ý hay thay đổi thái độ đối với tội lỗi), nếu sự gian ác của loài người cứ ngày càng tăng, thì sự không ăn năn, lòng thù ghét bất biến của Ngài đối với tội lỗi nhất thiết phải đòi hỏi rằng con người mà Ngài đã tạo dựng, đã sa vào tội lỗi nghiêm trọng và đáng ghê tởm đối với Ngài như thế, phải trở thành đối tượng để Ngài hết sức buồn phiền và Ngài phải từ bỏ những cách đối xử sáng tạo của Ngài để chuyển sang những cách đối phó phá hoại của Ngài đối với họ.

Làm như thế là cần thiết đối với tội lỗi của loài người. Một Đức Chúa Trời thánh khiết bất biến phải tiêu diệt con người đã sa vào tội lỗi, vô phương cứu vãn. Điều kiện duy nhất để Ngài có thể dung thứ cho người ấy, là chính Ngài phải thay đổi từ một Đức Chúa Trời có cá tính thánh khiết lúc tao dựng con người, để trở thành một Đức Chúa Trời không thánh khiết. Thế là một lần nữa, chúng ta thấy dường như có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là chẳng có mâu thuẫn khi thoạt nhìn, nhưng thật ra là chẳng có mâu thuẫn gì cả, mà có sự hoàn toàn nhất trí do sự kiện và tư tưởng giữa hai khúc sách có vẻ như mâu thuẫn nhau ở các từ ngữ ở cách nói.

AI ĐÃ XUI GIỤC ĐA-VÍT TU BỘ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN?

Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh điển rất thường được viện dẫn để bài bác là trong IISa 2Sm 21:1 đối với ISu1Sb 2:1. Trong IISa 2Sm 24:1 chúng ta lại đọc thấy: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên, Ngài giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng, mà rằng: Hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên ên và Giu-đa”. Trong câu trước, chúng ta được bảo cho biết là Đức Giê-hô-va đã giục lòng Đa-vít, khiến nhà vua chống lại dâ sự mình khi bảo rằng “hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”. Còn trong câu sau, chúng ta lại được bảo cho biết là Sa-tan đã giục lòng Đa-vít đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên, và chúng ta bị chất vấn: “Phần ký thuật nào là đúng?”

Câu trả lời đơn giản cho thắc mắc này, là cả hai phần ký thuật đều đúng. Thật chính chúng ta không cần phải giả thiết là đã có một sai lầm len lỏi xâm nhập văn bản này, và rằng chữ “Ngài” đã xuất hiện ở đây thay vì chữ “Sa-tan”. Trong trường hợp này, thì những gì đã được chép trong IISa 2Sm 24:1 thật ra là: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên. Sa-tan đã giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng…..” nghĩa là sở dĩ Đức Giê-hô-va nổi cơn thạnh nộ vì Ngài đã để cho Sa-tan giục lòng Đa-vít.

Lẽ dĩ nhiên, một sự nhầm lẫn như thế rất có thể len lõi xâm nhập văn bản, hoặc cũng có thể rằng đại danh từ Ngài thật ra ám chỉ Sa-tan tuy nó không được đề cập. Hoặc đại danh từ Ngài có thể được giải thíh là ám chỉ một “ai đó” không được cho biết đó là “ai” (trong trường hợp này bản Việt văn sẽ dịch là “nó” hay “hắn”). Nếu quả thật là như thế thì lẽ dĩ nhiên, đã chẳng có gì là khó hiểu trong khúc sách này cả, nhưng cũng sẽ chẳng có chỗ khó hiểu nào là không thể vượt qua đối với người hiểu rõ những gì Thánh Kinh truyền dạy liên quan đến mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với sự cám dỗ, và thái độ của Ngài đối với Sa-tan.

Trong IICo 2Cr 12:7 Phao-lô có bảo cho chúng ta biết vì e rằng ông lên mình kiêu ngạo vì đã được ban cho nhiều mặc khải, cho nên ông cũng bị một cái giằm xóc vào thịt, một “quỉ sứ” của Sa-tan “đã vả ông”, để ông khỏi kiêu ngạo quá đáng”. Vậy chủ đích của cái giằm xóc vào thịt, của con quỉ sứ của Sa-tan đó, rất có ích để giữ cho Phao-lô khỏi kiêu ngạo quá mức. Rõ ràng là chính Đức Chúa Trời đã khiến cho cây giằm kia xốc vào thịt, đã sai quỉ sứ của Sa-tan đến, nhưng con quỉ đó không phải là sứ giả của Sa-tan.

Nói khác đi, vì lợi ích cho chúng ta. Đức Chúa Trời có thể lợi dụng Sa-tan, tuy vốn là kẻ ác, để sửa trị chúng ta về phương diện đạo đức. Như Đức Chúa Trời từng khiến cho cơn giận của loài người ca tụng Ngài (Thi Tv 76:10) thể nào, thì Ngài cũng có thể khiến cho cơn giận của Sa-tan ca tụng Ngài y như thế. Điều mà Sa-tan muốn làm chỉ vì ác ý mà thôi, thì Đức Chúa Trời có thể lợi dụng để trở thành lợi ích cho chúng ta. Vậy trong trường hợp Đa-vít tu bộ dân Y-sơ-ra-ên thì chính là Sa-tan đã cám dỗ Đa-vít, nhưng là do Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan cám dỗ nhà vua. Đức Chúa Trời vẫn đứng phía sau sự thử thách và sự thất bại tiếp theo đó của Đa-vít nhờ đó mà có. Theo nghĩa này, thì chính Đức Chúa Trời đã giục lòng nhà vua hành động, để Đa-vít có thể khám phá ra – qua thất bại của nhà vua – đã có gì ở ngay trong lòng mình.