Khảo Học Thư Ga-la-ti
GIEO VÀ GẶT
Đầu năm mới, chúng ta nghĩ đến chương trình mới, kế hoạch mới, công tác mới. Phao-lô trong bức thư gửi anh em tín hữu Ga-la-ti đã nói đến sự gieo giống mới để thu hoạch một mùa gặt mới. Chúng ta thường hỏi nhau: Vụ mùa vừa qua thế nào? Gặt được bao nhiêu lúa? Thu được bao nhiêu kê, đậu, bắp, khoai, sắn, bo bo? Phao-lô không hỏi về vụ mùa đã qua, nhưng tập trung cả tâm trí, năng lực, tài nguyên vào vụ mùa sắp tới, ông viết:
Đừng tự dối lòng mình, tưởng mình có thể qua mặt Chúa. Gieo gì, gặt nấy. Người gieo giống xấu theo bản tính cũ sẽ gặt hái sự hư hoại, diệt vong. Người gieo giống tốt của Thánh Linh sẽ gặt hái sự sống vĩnh viễn do Thánh Linh ban tặng.
Hãy kiên tâm làm việc thiện hảo, đừng chán nản, vì đến mùa chúng ta sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp.
Vậy hãy nắm ngay cơ hội để làm việc thiện hảo cho mọi người, nhát là cho anh em tín hữu (câu 7-10)
Người học đạo Chúa nên chia xẻ của cải, lợi tức cho người dạy dỗ mình.” (câu 6)
I. NGUYÊN TẮC:
Sau khi giải luận các bông trái của xác thịt tức là bản tính cũ, và kết quả tốt đẹp của Thánh Linh trong đời sống người theo Chúa, Phao-lô nhắc nhở chúng ta một nguyên tắc, một định luật trong cõi thiên nhiên cũng như trong lĩnh vực tâm linh: gieo gì gặt nấy.
Chắc hẳn một số tín hữu đã thắc mắc: Tại sao tôi tin Chúa một thời gian khá dài mà vẫn không thoát được những việc xấu như giận dữ, tham lam, khích bác, bè phái, ghen tị, V.V.? Trong khi đó, một số người mới theo Chúa lại có được các mỹ đức như yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, thiện hảo, thành tín, hoà nhã, tự chủ.
Họ thắc mắc: Vì sao tôi thất bại trong khi những người theo Chúa khác thành công? Sứ đồ Phao-lô giải đáp: Vì chúng ta tự dối lòng mình (tức là vì chúng ta đặt sai vấn đề, vì chúng ta làm sai nguyên tắc). Nguyên tắc không hề thay đổi là gieo gì gặt nấy. Người gieo giống xấu theo bản tính cũ sẽ gặt hái sự hư hoại, diệt vong. Người gieo giống của Thánh Linh sẽ gặt hái sự sống vĩnh viễn do Thánh Linh ban tặng.
1. “TỰ DỐI LÒNG MÌNH”
Là một thái độ và hành động không đáng có trong đời sống người theo Chúa. Tư tưởng thầm kín theo đuổi những điều xấu xa, cứ tưởng rằng không ai biết, không ai thấy, không ai đọc được tư tưởng thầm kín của mình. Thế là trước mặt mọi người mình vẫn là người vô tội, đạo đức, mô phạm. Và tưởng một khi mọi người đều khen tặng, kính phục mình, tự khắc mình là người đạo đức thánh thiện, và cứ nghĩ mình chưa làm điều xấu tất nhiên mình là đạo đức thánh thiện. Thế là mình tự dối mình, mình bị lừa gạt mà không biết.
Thánh Linh không bao giờ chấp nhận giá trị đạo đức ấy. Thánh Linh dò xét trong lòng người. Thánh Linh đọc tất cả những tư tưởng, những ý định thầm kín. Thánh Linh biết rõ và đánh giá đúng con người thật của chúng ta, con người không ai biết cả.
Chúa Cứu Thế đã từng phân tách vấn đề này trong Phúc Âm:
Từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cưđp, làm chứng dối và phạm thượng. Đó là những điều làm dơ dáy người. Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: ‘Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng Raca thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên thì đáng bị lửa địa ngục hình phạt. Ấy vậy nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nđi bàn thờ, mà nhổ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã, rồi hãy đến dâng của lễ…’ (Mã-thi 5:21-24).
Các ngươi có nghe lời phán rằng: ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi (5:27-28).
Các ngươi còn có nghe lời phán cho người xưa rằng: ngươi chớ thề dối, nhưng đôi với Chúa, phải giữ vẹn lời thề mình. Song ta phán cùng các ngươi rằng đừng thề chi hết. Song ngươi phải nói rằng: phải, phải, không, không…
Các ngươi có nghe lời phán rằng: ‘Hãy yêu người lân cận và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.’ Song ta nói cùng các ngươi rằng: ‘Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi…’ Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? Nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao? Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.
Khi các ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường để được người ta tôn kính… Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì…
Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình… Song khi các ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi ở nơi kín nhiệm đó, và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi (5:33, 37a; 43-44,46-48; 6:2-3; 5-6).
Không ai có thể lừa dối Chúa hay qua mặt Chúa. Chúa thấy rõ sự thật trong nơi sâu thẳm của tâm hồn con người. Sự kiện ấy vừa làm cho người theo Chúa tỉnh thức, vừa đem lại cho người theo Chúa một niềm an ủi vô biên.
2. NGUYÊN TẮC GIEO GẶT.
Là gieo gì gặt nấy, nếu chúng ta đang gieo những tư tưởng, những ước muốn, những ý định ấy, chúng ta mong sẽ gặt được những gì? Phao-lô phân tích mặt tiêu cực và tích cực của nguyên tắc ấy.
Tiêu cực vì những người gieo giống xấu theo bản tính cũ sẽ gặt hái sự hư hoại diệt vong, nên người theo Chúa, người có Chúa Thánh Linh đừng gieo giống xấu nữa. Trái lại, vì người gieo giống tốt của Thánh Linh sẽ gặt hái sự sống vĩnh viễn do Thánh Linh ban tặng, nên ta hãy tích cực gieo giống tốt của Thánh Linh.
Phao-lô nêu lên hai hành động, hai loại giống và hai kết quả.
– Hai hành động: gieo giống tốt và gieo giống xấu.
– Hai loại giống: giống tốt của Thánh Linh là sự sống mới mẻ thánh khiết, lời sự sống của Chúa Thánh Linh, tư tưởng và ham muốn cao đẹp của Chúa Thánh Linh. Giống xấu tức là những tư tưởng, Ước muốn dục vọng theo bẩn tính cũ.
– Hai kết quả: sự sống vĩnh viễn đời đời do Thánh Linh ban tặng và sự hư hoại, diệt vong đời đời.
Nếu chúng ta còn tập trung tâm trí, thì giờ, sức khỏe, tài nguyên vào những điều cũ kỹ, tạm bợ, trần tục làm ô nhiễm tâm hồn, làm sao chúng ta mong kết được 9 trái của Thánh Linh và sự sống đời đời của Thánh Linh?
II. THỰC HÀNH.
Đã nắm vững nguyên tắc hay định luật “gieo gì gặt nấy,” người theo Chúa nên vững vàng tiến bước trên con đường thực hành điều thiện hảo.
“Việc thiện hảo” theo nguyên tác cũng có thể hiểu là điều thiện, việc lành, những gì tốt đẹp, toàn hảo. Người Hy-lạp thường dùng tĩnh từ này để chỉ những gì tốt đẹp về phương diện đạo đức luân lý, có bản chất tốt lành làm cho người ta ngạc nhiên, kính phục. Sứ đồ Phao-lô cũng dụng chữ này theo nghĩa đó nhưng nâng nó lên một tiêu chuẩn cao cả hơn, là tốt lành theo tiêu chuẩn thánh thiện toàn hảo của Đức Chúa Trời, không những bản chất là tốt lành, mà còn đem lại kết quả tốt lành thiện hảo, nhân mạnh tính chất thực hành, thực tiễn của tất cả những điều thiện, điều lành trong Phúc Âm.
Người theo Chúa làm việc thiện hảo cần phải “kiên tâm” và “đừng chán nản” vì những thế lực lớn lao phải gặp, vì những hiểu lầm, những ác ý, xuyên tạc, những phá hoại của những người không chịu hiểu hay chưa hiểu cđ tích thúc đấy ta làm những việc thiện hảo ấy: có khi phải bị chụp mũ, vu oan, giá họa, nhưng Chúa bảo ta cứ vững lòng, đừng nản chí vì chắc chắn, đến mùa chúng ta sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp. Cần phải chờ đến mùa, đến đúng kỳ hạn mà Chúa đã ấn định, không bao giờ sớm quá hay trễ quá.
Sứ đồ Phao-lô khuyên ta nắm ngay cơ hội làm việc thiện hảo vì thời cơ chỉ đến một lần, nếu ta trễ nãi lần lửa sẽ mất cơ hội. Sau hết chúng ta lưu ý phạm vi thực hành những công việc thiện hảo của người theo Chúa và có Thánh Linh.
– Phạm vi ấy trước hết bao gồm tất cả mọi người, như quả cầu của thế giới. Thực tiễn hơn là mọi người quanh ta, có liên hệ đến ta.
– Phạm vi ấy bao gồm cả một vòng tròn nhỏ là các anh em tín hữu, theo nguyên tắc là gia đình đức tin, bao gồm những người tin Chúa như một gia đình.
– Phạm vi ấy bao gồm cả một điểm nhỏ giữa vòng quả cầu rộng lớn. Người dạy Đạo Chúa cho chúng ta
tức là ân nhân đã truyền Phúc Âm cho chúng ta, giới thiệu Chúa Cứu Thế cho chúng ta và chỉ vẽ, hướng dẫn chúng ta theo Chúa. Có lẽ người đó ở gần chúng ta hơn cả. Chúng ta bắt đầu một điểm nhỏ từ ân nhân đó, rồi nới rộng tầm hoạt động đên “gia đình đức tin,” và tất cả mọi người quanh mình, với vòng tay mở rộng và tầm lòng tuy nhỏ bé nhưng trong Thánh Linh, có thể bao dung thật nhiều đến độ không ai ngờ được.