Chương 5-Lịch Sử Truyền Giáo (P7)

VII. XUẤT XỨ CỦA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO

hpa-mua-xuan-12

Không ai có thể phủ nhận rằng phần lớn công tác truyền bá Phúc Âm ở các khu vực truyền giáo là do người bản xứ thực hiện. Nhưng nếu xét về phương diện “truyền giáo hải ngoại” thì ta phải nhận rằng các giáo sĩ xuất xứ ở Tây phương gánh vác gần hết.

Nhưng gần đây đã có những biến chuyển mới. Trong hàng ngũ truyền giáo đã có các giáo sĩ Ấn-độ đi truyền giáo ở Phi-châu, giáo sĩ Đại-hàn ở Thái-lan, ở Nhật, giáo sĩ Nhật ở châu Mỹ La-tinh, giáo sĩ Việt Nam ở Lào v.v… Tuy số các giáo sĩ mới này chưa lớn lắm vì Hội Thánh nhà của họ chưa có đầy đủ nhân lực và tài nguyên như các Giáo hội Tây phương, nhưng đó là một triệu chứng tốt, và là bằng chứng các Giáo hội trẻ này đã trưởng thành.

Mới đây Đoàn Thế Giới Truyền giáo Hải ngoại (trước đây là Hội Truyền giáo Nội Địa Trung-Quốc) đã áp dụng một đường lối không phân biệt chủng tộc và quốc gia, miễn là người tình nguyện phải đi truyền giáo ở nước ngoài.

VIII. ẢNH HUỞNG CỦA CÁC BIẾN CHUYỂN TRÊN THẾ GIỚI

Đầu thế kỳ thứ nhất hay thế kỷ thứ 20, các công cuộc truyền giáo vẫn phải tiếp xúc với “đời”, với thế giới thực tại, và dầu cho các nhà truyền giáo chẳng đề cập gì khác ngoài cõi lai sanh, thế giới tương lai, thì hoạt động của họ vẫn chịu ảnh hưởng của các điều kiện chung quanh họ.

Ảnh hưởng của thế giới nhiều hay ít còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố, mà một là tinh thần của nhà truyền giáo có xu hướng về thế giới hay không.

Mặc dầu phải chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, các hoạt động truyền giáo Cơ-đốc nhiều khi đã đóng vai trò chủ động, ảnh hưởng trên tình hình, hay góp phần vào việc tạo ra thời thế. Như trường hợp của các tín dồ Nhật-bản trước Thế chiến thứ II: Với hy vọng ở thế giới tương lai, với lòng tin tường vào Giáo hội thánh khiết, các tín đồ Nhật đã kiên trì chống lại áp lực kinh khủng của khuynh hướng quốc gia cực đoan và quân phiệt.

Chính trị đã nhiều lần có ảnh hưởng trên các công cuộc truyền giáo. Ảnh hưởng này tuy thuộc nhiều yếu tố khác nhau, và một trong các yếu tố đố là mâu thuẫn giữa các đế quốc. Ví dụ: Khi Pháp chiếm Madagascar, họ liền tỏ thái độ ra mặt chống đối các giáo sĩ Cải Chánh người Anh đang hoạt động ở đấy.

Ngoài ra cũng có trường hợp của thuộc địa cũ của Đức ở Đông Phi: khi quân đội Anh chiếm đóng vùng ấy sau Thế chiến thứ I, các giáo sĩ người Đức thuộc Hội Luther phải nhờ Giáo hội Luther Mỹ can thiệp mới được phép ở lại hoạt động.

Các yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng trên các công cuộc truyền giáo. Vào thế kỷ 19, khi các Hội Truyền giáo Mỹ bị tê liệt vì cuộc nội chiến, họ liền được các Hội Truyền giáo Âu-châu giúp đỡ. Ngược lại,trong thội gian hai cuộc thế chiến, các Hội Truyền giáo Mỹ lại tiếp tay cho các Hội Truyền giáo Âu-châu. Trong trân Thế chiến thứ II, các Hội Truyền giáo hoạt động ở Á Châu, dầu xuất xứ ở Âu Châu hay Mỹ-châu, đều bị cắt đứt liên lạc, và các Hội Thánh địa phương hoàn toàn phụ trách mọi hoạt động. Điển hình là trường hợp của Việt Nam ta trong thời đó. Ngoài ra còn có cuộc khủng hoảng kinh tế khắp thế giới bắt đầu vào năm 1929. Vì tình trạng khủng hoảng đó, hầu hết các Hội truyền giáo phải thu hẹp hoạt động, gọi một số giáo sĩ về, bỏ một số địa điểm hoạt động và hủy bỏ những chương trình mới.

Văn hóa và xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh trên công cuộc truyền giáo, nhưng đáng tiéc là các nhà truyền giáo, nhứt là vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20 trước Thế chiến thứ П, ít khi nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này. Họ thường cho các tiêu chuẩn xã hội của Âu Mỹ, và các tiêu chuẩn của Cơ-đốc là các tiêu chuẩn lý tưởng đối với họ. Vì vậy khi thấy những phong tục tập quán không giống với phong tục nước họ, họ thườĩig tìm cách bài bác chống đối. Vẫn biết rằng có nhiều tập tục của người chưa tin Chúa không hợp với lời Kinh Thánh dạy, như chế độ nô lệ, mãi dâm, sát nhi, đa thê, hỏa thiêu góa phụ V.V.. nhưng các giáo sĩ không thể nào lấy tiêu chuẩn văn hóa xã hội của tổ quốc họ – mà nhiều khi họ nhầm lẫn với tiêu chuẩn Kinh Thánh – để phê phán các phong tục ở xứ khác, vì như vậy họ có thể bị nhầm lẫn tai hại. Như tục án trầu của người Việt chẳng hạn, là tục mà các giáo sĩ cho là “ô uế”, và có khi còn bị lên án là “tội lỗi” nữa. Nhưng ngoài cái nước trầu mà các ông bà ăn trầu nhổ phẹt cách mất vệ sinh ra đường, có lẽ tục ăn trầu chẳng “tội lỗi” gì hơn việc nhai kẹo cao su của người Mỹ.

Nhưng tình trạng ấy đã thay đổi một phần nào. Nhờ học môn văn hóa nhân loại học, các giáo sĩ đã có đầu óc phóng khoáng hơn. Đồng thời với việc thay đổi quan điểm đối với văn hóa địa phương, là việc thay đổi địa vị xã hội của các giáo sĩ . Trong thời kỳ thuộc địa, các giáo sĩ được đối xử như những người thống trị, và có khi cũng tự thấy ràng mình phải được trọng đãi như các chủ nhân ông da trắng. Có khi giáo sĩ bị buộc phải giữ đúng địa vị xã hội ăn trên ngồi trước đó. Như trường hợp một vài xứ ở Phi châu, nếu giáo sĩ da trắng nào có đầu óc rộng rãi muốn sống bình dân với dân bản xứ, liền bị các bạn đồng hương cảnh cáo là đã lệch lạc hàng ngũ.

Sau khi chủ nghĩa thục dân đã cáo chung, các giáo sĩ phải tìm cách thích nghi với tình trạng mới. Đối với một số giáo sĩ cố thiện chí thì việc điều chỉnh tình trạng không khố khăn mấy, nhưng một số khác rất khó nhận thức được rằng họ không còn thuộc thành phần thống trị, không còn giữ vai trò chỉ huy nữa, nhưng chỉ là cố vấn, đóng góp ý kiến; rằng những người dân địa phương tuy không cùng màu da với họ nhưng không phải vì đó mà thua kém họ về học vấn, về tài ba hay về khả năng lãnh đạo giáo phái.

Một khía cạnh khác của yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng một phần nào đến công cuộc truyền giáo hải ngoại, đó là mức sống hằng ngày của các giáo sĩ. Một số giáo sĩ từ các nước kỹ nghệ tân tiến, có đời sống tương đối cao, và mang theo mình đủ các tiện nghi ấy. ở nước họ thì các tiện nghi này là đương nhiên, nhưng ở các quốc gia mới mở mang, lối sống của họ là lối sống của người giàu cố xa hoa. Vô tình trong họ tạo ra một cái hố chia rẽ với những người bản xứ, và không thể truyền giáo hữu hiệu được nếu họ không chịu hòa mình với dân chúng theo đúng tinh thần của Chúa Cứu Thế.