Chương 5-Lịch Sử Truyền Giáo (P6)
VI. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO
Những lời chỉ trích của Roland Allen nhắm vào những phương pháp truyền giáo chẳng những không giúp đỡ mà còn làm cản trở sự tăng truởng của Giáo hội địa phương. Điều kiện của mỗi khu vực truyền giáo mỗi khác: Có nơi Hội Thánh phát triển rất chậm, có nơi Hội Thánh phát triển mạnh mẽ, có nơi hoàn toàn không hoạt động chi cả. Mấy năm gần đây Donald McGavran nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội Thánh và chỉ trích phương pháp “quây quần từng nhóm” của nhiều Hội Truyền giáo, và đề cao phương pháp “phong trào quần chúng.” Phương pháp “quây quần từng nhóm” là tìm cách dẫn dắt một số cá nhântrởlại tin Chúa rồi tổ chức họ thành một thứ xã hội mới sống quây quần với nhau. Còn phương pháp “phong trào quần chúng” là tiếp xúc với người chưa tin ở trong môi trường xã hội của họ, tìm cách biến đổi cả xã hội bằng cách đưa từng nhóm người trở lại đạo.
Mục đích căn bản của các công cuộc truyền giáo là phổ biến Tin Lành, nhưng lần lần với các hoạt động chuyên môn, với tổ chức càng ngày càng rườm rà, công cuộc truyền bá Phúc Âm lần lần bị bỏ quên. Khi các Hội Truyền giáo “đức tin” bắt đầu phát triển, họ đặt trọng tâm vào công cuộc truyền bá Phúc Âm, nhưng rồi đến phiên họ cũng bị các công tác khác làm xao lãng trách nhiệm chính yếu đó.
Vào thế kỷ 19, việc truyền bá Phúc Âm được thực hiện bằng phương pháp cá nhân chứng đạo, giảng ở đường phố, và thỉnh thoảng có một vài chiến dịch truyền bá Phúc Âm. Sau Thế chiến thứ II, ta thấy xuất hiện những chiến dịch rộng lớn, sử dụng phương tiện hiện đại, giảng ở các vận động trường to lớn. Nhưng phương pháp đáng lưu ý nhứt là phương pháp “Truyền đạo theo Chiều Sâu,” đã được phát triển ở châu Mỹ La-tinh. Nguyên tắc của Phương pháp này là: xứ nào đã có Giáo hội Cơ-đốc, dù Giáo hội này rất bé nhỏ, cũng có thể động viên tất cả các tài nguyên và nhn lực sẵn có, cùng với các giáo sĩ địa phương, để tích cực phát động một chiến dịch truyền bá Phúc Âm. Vào giai đoạn đầu, nhiều tổ cầu nguyện được tổ chức để cầu nguyện chuẩn bị, nhiều buổi họp được triệu tập để hướng dẫn tín đồ tiếp xúc trực tiếp với người chưa tin. Rồi đến các cuộc truyền giảng kháp trong xứ, và buổi họp cuối cùng được tổ chức thật rầm rộ, tập trung ở một đô thị lớn, để gây tiếng vang trong quần chúng. Su đó công tác theo dõi cứ tiếp tục khoảng một năm, theo chương trình để ấn định. Phong trào truyền đạo theo chiều sâu này đã cố kết quả rất lớn ở châu Mỹ La-tinh (nam Mỹ) là nơi Giáo hội Tin Lành đang phát triển rất nhanh chóng.