Khảo Học Thư Ga-La-Ti (P42)
KHIÊM TỐN
(6:1-5)
Sau khi trình bày hai nguyên tắc sinh hoạt – sinh hoạt theo bản tính cũ và sinh hoạt theo Thánh Linh – sứ đồ Phao-lô khích lệ, giục giã anh em tín hữu Ga-la-ti áp dụng nguyên tắc bước theo Thánh Linh vào cuộc sống hằng ngày. Đó là đặc điểm của Phúc Âm. Đó là điều Chúa Cứu Thế luôn luôn nhấn mạnh: lý thuyết phải được thực hành, giáo lý phải thể hiện bằng hành động, việc làm phải đi đôi với niềm tin, và Phúc Âm phải đi vào cuộc đời mới đích thực là Phúc Âm của Chúa Cứu Thế. Chúa Cứu Thế phán dạy:
Ánh sáng các con phải chiếu soi trước mặt mọi người, hầu cho mọi người thấy những việc lành của các con và ca ngợi Cha các con trên trời.
Theo tinh thần ấy, Phao-lô viết cho các tín hữu xứ Ga-la-ti:
Đừng tự tôn tự đại; đừng ghen tị, khiêu khích nhau. Thưa anh em thân yêu, nếu có tín hữu nào bị tội lỗi lôi cuốn, anh em là người có Thánh Linh, hãy lấy tinh thần hòa nhã dìu dắt người ấy quay lại đường chính đáng; đồng thời cũng cẩn thận giữ mình kẻo anh em cũng bị sa lầy. Hãy chia nhau gánh vác những gánh nặng lớn lao, đúng theo luật của Chúa Cứu Thế. Người nào tự đề cao, không chịu ghé vai chung gánh với anh em, chỉ tự dối mình, chẳng xứng đáng gì. Mọi người hãy tự phê bình kiểm thảo, xem công việc mình có đáng khoe không, đâu cần sánh mình với người khác. Vì mỗi người phải làm trọn bổn phận, trách nhiệm riêng (Ga 5:26-6:5).
Một số nhà giải nghĩa Thánh Kinh cho rằng cẩu 26 chương 5 cùng diễn tả một ý với câu 6, nên chúng ta đem vào đây để có một cái nhìn toàn diện về sinh hoạt của con người khiêm tốn, hằng ngày đi theo sự dìu dắt của Thánh Linh.
Đoạn văn này nêu lên một khía cạnh của vấn đề trọng đại: Người đi theo sự dìu dắt của Thánh Linh phải sinh hoạt thế nào giữa đồng bào đồng loại? Đoạn văn này giải đáp câu hỏi đó, trước hết là bắt đầu với anh chị em tín hữu, và đề tài chính yếu là sống khiêm tốn giữa anh chị em đồng tiến bước trên đường theo Chúa.
Trong 7 câu Kinh Thánh vừa đọc, ta phân loại các lời khuyên dạy ra làm hai loại: loại tiêu cực và loại tích cực, tức là loại khuyên dạy: “Đừng” và loại mệnh lệnh: “Hãy.”
I. CÁC LỜI KHUYÊN DẠY TIÊU CỰC.
Chương 5 câu 26 ghi: “Đừng tự tôn tự đại, đừng ghen tị, khiêu khích nhau.” Và chương 6 câu 3 dạy: “Người nào tự đề cao, không chịu ghé vai chung gánh với người khác, chỉ tự dốì mình, chẳng xứng đáng gì.”
“Đừng tự tôn tự đại ”
Sinh hoạt giữa xã hội, con người có Chúa Thánh Linh phải có thái độ và hành động khiêm tốn, phát xuất từ một tấm lòng khiêm tốn cách chân thành.
Từ liệu “tự tôn tự đại” theo nghĩa đen nguyên tác Hy- lạp là “vênh vang một cách hư không.” Tự đoạt lấy cho mình vinh quang, tự phong thánh cho mình, tự tôn tặng những mỹ từ cao thượng đẹp đẽ, tự đặt mình lên một địa vị cao cả hơn người, tự cho công đức, sự nghiệp mình quá lớn, là những hình thức của lòng kiêu ngạo, dù được ngụy trang bằng những lời nói khiêm hòa, những thái độ và hành động khiêm nhường. Trong tất cả các loại kiêu ngạo, không có loại nào nguy hiểm hơn, tê nhị hơn loại kiêu ngạo của người tự thấy mình thánh thiện hơn người.
Theo dõi kinh nghiệm của Phao-lô qua các thư tín sắp theo thứ tự lịch sử: giai đoạn đầu Phao-lô thường tự xưng là sứ đồ của Chúa Cứu Thế, có đầy đủ uy quyền của một sứ đồ ngang hàng với Phê-rơ, Gia-cơ, Giăng trong thư Ga-la-ti và hai thư cổ linh.
Đến khi viết thư cho Hôi Thánh La Mã, Phao-lô tự xưng là nô lệ của Chúa Cứu Thế, được gọi là sứ đồ. Phao-lô dùng trong chương 1 câu 1, tuy thường được dịch là tôi tớ, nhưng nghĩa thông thường nhất của từ ấy thời Phao-lô là nô lệ. Lúc ấy ông tự xưng là nô lệ trước, sứ đồ sau.
Đến gần cuối cuộc đời theo Chúa, Phao-lô viết thư cho Ti-mô-thê, môn đệ, cũng là một người chúng ta đồng lao trẻ tuổi và nhấn mạnh rằng: ông chỉ là người phụ tá (I Ti 1:12), hơn nữa, là một tội khôi, tức là một người đứng đầu sổ của tất cả những người phạm tội trong lịch sử nhân loại (I Ti 1:15). Người càng đi theo sự dìu dắt của Chúa Thánh Linh càng xa lánh tinh thần tự tôn tự đại.
“Đừng ghen tị, khiêu khích nhau ”
Đây không cồn là ganh tức , tỵ hiềm nhỏ nhen vì địa vị, quyền hành, tài sản, vợ con của người khác, hay những thứ ghen tị hạ đẳng. Những loại ghen tị ấy đã bị loại bỏ từ ngày mới tin Chúa. Đây là thứ ghen tị thiêng liêng, ghen tị vì thấy người khác được Chúa đại dụng hơn mình, người khác thành công hơn mình trong việc giảng dạy, tổ chức Hội Thánh hay truyền bá Phúc Âm. Thấy kết quả thuộc linh của họ hơn mình nên sinh lòng ganh tức.
Chúng ta chỉ cần tỉnh trí nhận định sáng suốt: “Nếu không phái từ trên ban cho, thì không ai làm việc gì được”. Tất cả thành quả ấy của anh em mình đều do Chúa Thánh Linh, chính Ngài đem lại thành quả qua chức vụ anh em mình, qua đời sống và sự làm chứng của anh em mình.
Nếu cần phải so sánh, ta thử so sánh xem ta có trung tín với Chúa như họ không? Ta có học hỏi và thực hành lời Chúa như họ không? Ta có tinh thần cầu nguyện nóng cháy như họ không? Ta có lòng yêu thương sâu rộng như họ không? Ta sử dụng thì giờ cách trung tín như họ không? Ta có tận tụy truyền bá Phúc Âm và hy sinh vì Chúa như họ không?
Nếu ta sáng suốt nhận định, ta sẽ hổ thẹn quỳ gốì dưới chân Chúa mà ăn năn, khóc lóc vì những sai lầm, thiếu sót, kém cỏi của mình thì còn đâu thì giờ mà ghen tị?
Động từ “khiêu khích” cũng có thể dịch là chọc ghẹo. Đây chỉ về thái độ, ngôn ngữ hay hành động làm xốn xang người khác, làm khó chịu người khác, tất cả cũng chỉ vì tưởng lầm mình hơn người, đạo đức hơn người, thánh thiện hơn người, tận tụy hơn người, hy sinh hơn người, mà vô tình làm cây gai hay hòn đá vấp chân cho người khác.
“Người nào tự đề cao, không chịu ghé vai chung gánh với anh em, chỉ tự dối mình, chẳng xứng đáng gì ”
Tuy tác giả không dùng mệnh lệnh cách, nhưng hàm ý khuyên răn: đừng tự đề cao, đừng tự dối mình.
Chúng ta vừa nói đến người tự đề cao, tự khoe khoang. Động từ này cho ta thấy người ấy không phải chỉ tự nghĩ, tự cho mình tôn đại trong suy tư hay tiềm thức nữa, nhưng đã bước đi một bước xa hơn là nói lên, là diễn tả bằng ngôn ngữ, là phô trương cái ý nghĩ ấy.
Thực ra, Phao-lô giải thích người ấy chỉ tự dối mình, vì sự thật người ấy chẳng xứng đáng gì. Xét theo một phương diện, con người dù thiêng liêng, thánh thiện, thành công trong lĩnh vực thuộc linh đến đâu, cũng chẳng xứng đáng gì trước mặt Chúa. Theo phương diện khác, những thành quả chân chính thu đạt được đều đến từ Chứa, vì ngoài Chúa con người chẳng làm chi được.
II. CÁC LỜI KHUYÊN DẠY TÍCH CỰC.
Sứ đồ Phao-lô đã nêu lên bôn lời khuyên dạy tích cực:
1. Hãy lấy tinh thần hoà nhã dìu dắt người lầm lạc quay lại đường chính đáng.
2. Hãy chia nhau gánh vác những gánh nặng lớn lao.
3. Hãy tự phê bình kiểm thảo.
4. Mỗi người phải làm trọn bổn phận, trách nhiệm riêng.
♦
1. HÃY LẤY TINH THẦN HÒA NHÃ DÌU DẮT NGƯỜI LẦM LẠC QUAY LẠI ĐƯỜNG CHÍNH ĐÁNG.
Theo nguyên tác, người lầm lạc đã bị tội lỗi chi phôi và chiến thắng sức chống cự của người ấy. Người ấy tuy có lòng tin Chúa nhưng còn chìu theo bản tính cũ, chưa đầu phục Thánh Linh, khi bị cám dỗ nặng nề chỉ biết dùng sức riêng mà kháng cự nên bị đánh bại và lôi cuốn theo dòng nước lũ.
Phao-lô căn dặn: “Anh em là người có Thánh Linh, hãy dìu dắt người ấy quay về đường chính đáng.” Người cố Thánh Linh tất nhiên có tinh thần hoà nhã, vì hoà nhã là bông trái của Thánh Linh theo chương 5 câu 23 mà ta đã học qua.
Dìu dắt một người đã tẻ tách đường lôi Chúa quay về con đường ngay thẳng thích đáng, là một công tác rất khó khăn, chỉ người có Thánh Linh mới có thể thực hiện được. Nếu không sử dụng các ân đức của Thánh Linh như tinh thần hoà nhã, người đã tẻ tách có thể bị thương tổn vì ngôn ngữ hay cách cư xử vụng về mà tẻ tách xa hơn, hoặc quá đau đớn tuyệt vọng mà không muốn quay về nữa.
2. HÃY CHIA NHAU GÁNH VÁC NHỮNG GÁNH NẶNG LỚN LAO.
Theo nguyên tác, từ “gánh nặng lớn lao” là chỉ về những gánh nặng vô cùng vĩ đại, như ta nói gánh nặng ngàn cân, không một ai gánh nổi một mình. Gánh nặng ấy theo một nghĩa, có thể chỉ về cái quyền lực vô hình vĩ đại đang đè nén tâm linh của tất cả những người tin Chúa, tạo áp lực buộc chúng ta phải nhượng bộ, phải chiu theo trào lưu mà làm những điều trái với ý Chúa. Tất cả những người theo Chúa và có Thánh Linh nên hết lòng chia xẻ gánh nặng ấy, hết lòng cầu nguyện, nâng đỡ, khuyến khích, chia xẻ lời Chúa với những anh chị em đang bị áp lực nặng nề nhất, mặc dù áp lực ấy đang đè nặng lên hầu hết các anh chị em tín hữu khắp thế giới.
Theo một nghĩa khác, gánh nặng lớn lao có thể chỉ về các chương trình vĩ đại của Hội Thánh, các công tác quá lớn lao mà không một cá nhân nào có thể thực hiện một mình, nhưng phải có sự đồng tâm hợp lực của toàn thể Hội Thánh, người chăn cũng như bầy chiên, mới có thể hoàn thành.
Luật của Chúa Cứu Thế là luật yêu thương, vì yêu thương làm trọn luật pháp. Yêu Chúa và yêu anh em là một luật sống trong sinh hoạt của người có Chúa Thánh Linh. Vì thế người chia xẻ gánh nặng lớn lao của Hội Thánh, của anh chị em, không phải làm vì bổn phận hay gắng gượng, nhưng làm như một nguyên tắc sống tự nhiên của mình.
3. HÃY TỰ PHÊ BÌNH KIỂM THẢO.
Chúng ta đã quá quen thuộc với phê bình kiểm thảo. Nhưng Phao-lô khuyên người theo Chúa hãy tự nguyện phê bình kiểm thảo, không do ai bắt buộc.
Tự xét mình, nhìn vào bản thân dưới ánh sáng của lời Chúa thật là một kinh nghiệm quý báu. Chúng ta thường xét mình qua bảng giá trị của người khác, của gia đình, của đoàn thể hay bảng giá trị của riêng ta. Bây giờ ta thử đặt mình dưới ánh sáng của Chúa, xin Chúa soi xét cân nhắc, đánh giá mọi hành động, mọi lời nói, mọi tư tưởng, và cớ tích thúc đấy chúng ta hoạt động, kể cả các hoạt động thường gọi là vì Chúa, vì Hội Thánh.
Đến lúc Chúa cho ta thấy rõ sự thật, ta nhận thấy ta không là gì cả, ta không có gì cả, tất cả cái gì có giá trị mà liên hệ với ta đều là do Chúa và của Chúa. Ta chỉ là một chiếc bình đất trống không vô giá trị, được Chúa dùng để đựng những báu vật muốn đời của Ngài. Như thế người khiêm tốn của Chúa Thánh Linh không những tránh được những đỉnh đá ngầm của mặc cảm tự tôn, mà cũng tránh xa hô thẩm của mặc cảm tự ti. Khiêm tốn là sáng suốt nhìn nhận cái bản chất vô giá trị của mình trước mặt Chúa, đồng thời cũng ý thức rõ rệt địa vị cao trọng Chuá đã đặt mình vào, ý thức được chỗ đứng của mình trong Hội Thánh, ý thức được trách nhiệm chung cũng như riêng và hơn hết, ý thức rằng “tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi. ”
4. MỖI NGƯỜI PHẢI LÀM TRỌN TRÁCH NHIỆM RIÊNG.
Theo nguyên tác, mấy chữ “bổn phận, trách nhiệm” có thể dịch là gánh nặng, nhưng đây là gánh nặng nhỏ, vừa sức một người mang, như một chiếc tàu chở số lượng hàng hoá đúng mức trọng tải.
Đây là các bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người có Chúa Thánh Linh, không thể chia xẻ cho ai các bổn phận, trách nhiệm Chúa đã phân công, ủy thác cho mình. Có phải Chúa bảo chúng ta nói về Chúa cho một người chúng ta trong làng, trong đoàn thể? Có phải Chúa bảo chúng ta giới thiệu Phúc Âm cho một người thân yêu đang đau nặng, sắp qua đời? Có phải Chúa bảo chúng ta cứu giúp một người đang ở trong tình trạng tuyệt vọng mà chỉ một mình chúng ta thông cảm được, và chỉ một mình chúng ta có cơ hội và khả năng giúp đỡ? Chúng ta hãy làm đi! Chúa đang ở cùng chúng ta!