Thế giới gây áp lực trên Israel

Những tin tức sau đây cho thấy nước Israel đang chịu áp lực cả hai bên: quân địch và “bạn.”
Và khi không còn phương thế tự vệ nữa, họ chỉ có cách kêu cứu với Đức Chúa Jê-sus. Lúc ấy, Ngài sẽ trở lại để cứu họ và con dân Ngài.
Việc Palestine kiện Israel trước Tòa án Hình sự Quốc tế có thể đem lại nguy cơ lớn cho các nhà cầm quyền Israel, họ có thể bị bắt giam.
Trong khi đó, Vatican bắt tay với Palestine sau khi chính thức công nhận Palestine là một quốc gia, lại ký một Hòa ước lịch sử với họ về tôn giáo, còn Israel thì bị cư xử lạnh nhạt.
Kẻ thù hiển nhiên thường ít nguy hại hơn kẻ thù ẩn mặt (Khải huyền 13).

Palestine chính thức kiện Israel lên Tòa án Hình sự Quốc tế

Theo phóng TTXVN tại Trung Đông, Chính quyền Palestine (PA) ngày 25/6 đã chính thức nộp những hồ sơ pháp lý đầu tiên lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm truy tố Israel về “những tội ác chiến tranh.”

800px-Netherlands_The_Hague_International_Criminal_Court-e1396481984809

Tòa án Hình sự quốc tế ở Hague, Hà Lan (Ảnh:Vincent van Zeijst)

Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã đăng tải lên mạng xã hội Twitter một số tài liệu vừa được trình lên ICC liên quan tới “các khu định cư, Gaza và tù nhân.”

Trước đó cùng ngày, hãng tin Ma’an dẫn lời Đại sứ PA tại Hà Lan Nabil Abu Zneid cho biết Ngoại trưởng PA Riyad al-Maliki dự kiến dẫn đầu một phái đoàn tới trụ sở tòa án để nộp hồ sơ. Tuy nhiên, ông Zneid thừa nhận rằng ICC có thể sẽ mất “5-10 năm” để xử lý hồ sơ của Palestine vì “đây chỉ là bước đầu tiên trong hàng trăm bước.”

Thủ lĩnh đảng Sáng kiến Dân tộc Palestine và là Ủy viên Hội đồng Trung ương PLO, ông Mustafa Barghouti cho biết mục đích của PA là “chứng minh những tội ác chiến tranh để Trưởng công tố viên ICC mở một cuộc điều tra.”

PLO đang tìm cách loại bỏ quyền miễn trừ của Israel và các nhà lãnh đạo Israel để đưa ra xét xử. Ông Barghouti nhấn mạnh rằng phía Palestine muốn “khôi phục công lý, thực thi nhân quyền, bảo vệ người Palestine và truy tố những người chịu trách nhiệm vi phạm những điều này.”

Thông báo của PLO cho biết các văn kiện được trình lên tòa án liên quan tới những “tội ác và tội ác chiến tranh của các thành viên cấp cao ban lãnh đạo Israel”, nhấn mạnh mối liên hệ sâu sắc giữa “những tội ác được tiến hành tại các khu định cư và các cuộc tấn công vào thường dân ở Gaza.”

Động thái của PA diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ủy ban điều tra của Liên hợp quốc về cuộc xung đột Israel-Hamas tại Gaza hồi mùa Hè năm 2014 công bố một báo cáo, trong đó kết luận rằng cả hai bên đều phạm các tội ác chiến tranh.

Các nỗ lực của PA nhằm truy tố Israel tại ICC nằm trong chiến dịch ngoại giao chống nhà nước Do-thái kể từ sau khi các cuộc đàm phán hòa bình đổ vỡ hồi năm ngoái. Trong khi đó, các nguồn tin chính trị Israel cho rằng nước này không có ý định hợp tác với ICC do chưa từng công nhận quyền của tòa án quốc tế này.

Tòa thánh Vatican ký hiệp ước mang tính lịch sử với Palestine

Theo AFP và Reuters, ngày 26/6, Tòa thánh Vatican đã ký một hiệp ước lịch sử với Palestine, 2 năm sau khi chính thức công nhận Palestine là một nhà nước, đồng thời kêu gọi cần có “những quyết định dũng cảm” để chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine bằng giải pháp 2 nhà nước.

Francis bat tay Abbas

Giáo hoàng Francis (phải) bắt tay Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ở Vatican (Ảnh Reuters).

Với nội dung bao hàm vấn đề đời sống và hoạt động của Giáo hội ở Palestine, đây là hiệp ước đầu tiên được ký kết giữa 2 bên kể từ khi Vatican công nhận nhà nước Palestine hồi tháng 2/2013.

Hiệp ước trên, sau 15 năm thương lượng để hoàn tất, đã được nhất trí về nguyên tắc hồi tháng trước. Trong khi đó, Israel chỉ trích động thái này là bước thụt lùi trong tiến trình hòa bình.

Vatican có quan hệ ngoại giao với Israel từ năm 1993, song vẫn chưa hoàn thành một hiệp ước về quyền của Giáo hội – vốn vẫn ở trong quá trình thảo luận kể từ năm 1999 – tại đất nước Do-thái này.