Dấu hiệu trên trời: Trăng máu

Theo những nhà thiên văn học, “Trăng máu” là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khó có thể bỏ qua.

“Trăng máu” hay Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt của mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực giống như bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn.Theo những nhà thiên văn học, “Trăng máu” là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khó có thể bỏ qua.

Hiện tượng “Trăng máu” gắn liền với rất nhiều dữ kiện trong Kinh Thánh cho thấy những điều Chúa muốn bày tỏ cho nhân loại:

Khải Huyền 6:12 ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy có một trận động đất rất lớn. Mặt trời tối tăm như túi vải đen, mặt trăng đỏ như huyết.”

mat-trang-mau-se-xuat-hien-vao-cuoi-tuan

Kinh Thánh Giô-ên 2:31: “Mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng đỏ như máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va đến.”

Khu vực phía tây Bắc Mỹ, châu Á và một số nơi khác sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là “Trăng máu”, vào ngày 4|4|2015.

Ly giai ve hien tuong Trang mau

Lý giải về hiện tượng “Trăng máu”

“Trăng máu” là một hiện tượng hiếm, chỉ xuất hiện trong pha trăng tròn và khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí ngang hàng. Hiện tượng thường xảy ra hai lần trong năm và chỉ có thể được nhìn từ một bên bán cầu của Trái Đất.

Trong giai đoạn che khuất hoàn toàn, ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua vòng khí quyển bụi của Trái Đất sẽ bị bẻ cong, khúc xạ về phần màu đỏ của quang phổ và phủ bóng lên bề mặt Mặt Trăng. Do đó, đĩa Mặt Trăng sẽ đi từ màu xám đen trong pha một một phần sang màu vàng đỏ trong pha toàn phần.

Màu sắc Mặt Trăng pha toàn phần có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào lượng bụi trong bầu khí quyển Trái Đất thời điểm đó. Núi lửa hoạt động phun tro bụi lên cao có thể tác động đến “Trăng máu”. Trước nguyệt thực, không ai có thể đoán được màu sắc chính xác.

Bieu do nguyet thuc

Biểu đồ nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần ngày mai sẽ là hiện tượng thứ ba trong nhóm 4 nguyệt thực xuất hiện trong hai năm. Kiểu hiện tượng này sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm nữa hoặc lâu hơn. Hai lần đầu xuất hiện hồi tháng 4 và tháng 9 năm ngoái, và nguyệt thực cuối cùng sẽ được quan sát vào 28/9 năm nay.

Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng nguyệt thực mà Mặt Trăng chuyển màu trong pha che khuất ngắn nhất của thế kỷ này. Phần ngoạn mục nhất là giai đoạn che khuất hoàn toàn, khi bóng Trái Đất hoàn toàn bao phủ Mặt Trăng và nó chuyển sang màu đỏ. Mặt Trăng sẽ chỉ đi men theo vùng tối của (umbra) Trái Đất và che khuất hoàn toàn kéo dài 9 – 12 phút.

Khu vực phía tây của Bắc Mỹ sẽ chiêm ngưỡng được hiện tượng này trên bầu trời ngày mai. Trong khi đó, người quan sát ở vùng đồng bằng và đông duyên hải của Mỹ sẽ nhìn thấy nửa đầu khi Mặt Trăng bắt đầu bị bóng Trái Đất bao trùm.

Người dân ở châu Á, Ấn Độ, phía tây Trung Quốc, Nga, Australia và Thái Bình Dương có cơ hội nhìn thấy nửa thứ hai của hiện tượng “Trăng máu”.

Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát nguyệt thực toàn phần trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Khu vực châu Phi, châu Âu và Trung Đông nằm ở nửa bên kia của Trái Đất, do đó sẽ không nhìn thấy nguyệt thực.

Điều đặc biệt, hiện tượng “Trăng máu” xuất hiện lần này lại trùng với lễ Phục Sinh.

Tin tổng hợp từ Internet