Israel liên tục bị đe dọa

Theo vietnamplus.vn, ngày 4/3, hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin nước này đã thử thành công hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất.

Hệ thống tên lửa hiện đại này đã được thử nghiệm tấn công các vật thể bay trong đó có tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái. Với tầm bắn lên tới 200km, hệ thống S-300 có khả năng cùng lúc theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu.

Ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có cuộc điện đàm với chủ đề chính là các  “mối đe dọa chiến lược” từ Iran.
Theo tuyên bố của Văn phòng thủ tướng Israel, trong cuộc điện đàm này, hai nhà lãnh đạo đã dành phần lớn thời gian để thảo luận các hiểm họa xuất phát từ thỏa thuận hạt nhân Iran, các động thái của nước này tại khu vực Trung Đông, cũng như sự cần thiết của việc phối hợp giải quyết các mối đe dọa này.

Ngày 9/3, một chỉ huy cấp cao của lực lượng Vệ binh Cách mạnh Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết IRGC đã bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo hải quân trong thời gian gần đây.

Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ của IRGC, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh nói rằng tên lửa Hormuz-2 đã phá hủy thành công một mục tiêu nổi trên mặt nước từ khoảng cách 250km. Hormuz-2 do Iran tự chế tạo, có khả năng bắn trúng các mục tiêu nổi trên mặt nước với độ chính xác cao trong phạm vi 300km.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc cùng với Đức) đạt được hồi tháng 7/2015 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2016. Theo đó, Iran nhất trí xóa bỏ một phần chương trình hạt nhân, từ bỏ việc làm giàu năng lượng và chịu sự giám sát của các thanh sát viên quốc tế để đổi lại được dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Trump đã kịch liệt phản đối thỏa thuận này. Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận hạt nhân với Iran là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất” mà ông biết.

Không chỉ chịu những mối đe dọa từ phía Iran nhưng người Do-thái cùng lúc phải chịu nhiều mối đe dọa:

-Tháng 3/2017, tất cả 100 thượng nghị sỹ Mỹ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Bộ trưởng An ninh nội địa John Kelly, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và Giám đốc FBI James Comey để bày tỏ quan ngại trước làn sóng đe dọa nhằm vào người dân vô tội, cũng như gây ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các tổ chức Do-thái.

-Cảnh sát Đô thành London của Anh và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra trên 100 lời đe dọa đánh bom nhằm vào cộng đồng người Do-thái tại Mỹ và Anh kể từ ngày 7/1, trong đó phát hiện có sự liên quan nhất định giữa các mối đe dọa này ở hai nước.

Thủ tướng Netanyahu cho rằng Iran vẫn đang tích cực thực hiện các âm mưu, đồng thời đánh giá chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo dòng Shi’ite không chỉ là mối đe dọa đối với Israel mà còn đối với toàn bộ thế giới.

Ngày 12/3 sẽ diễn ra lễ hội Purim để tưởng nhớ những sự kiện xảy ra 2.500 năm trước nhằm tiêu diệt dân tộc Do-thái.

Purim

Người Do-thái (Israel) kỷ niệm lễ Purim trong niềm vui mừng vì thoát nạn diệt chủng bởi tay người Ba-tư (Iran). Ngày ấy, trong thời cổ Ba-tư, Ha-man, quan tể tướng của vua A-suê-ru, ghét Mạc-đô-chê vì không chịu quỳ lạy mình, nên bày mưu giết Mạc-đô-chê và cả dân tộc ông (Do-thái). Nhưng Chúa đã cứu người Y-sơ-ra-ên qua hoàng hậu Ê-xơ-tê. Ngày nay, người Do-thái kỷ niệm lễ Purim trong niềm lo âu. Người Iran lại một lần nữa đe dọa quét sạch nước Y-sơ-ra-ên, tiêu trừ dân này với lực lượng nguyên tử của mình.

Hãy cầu nguyện cho Giê-ru-sa-lem và người Y-sơ-ra-ên (xem sách E-xơ-ra và Thi thiên).