Chức Vụ Chữa Lành- Từ Một Khán Giả Trở Thành Một Người Dự Phần

TỪ MỘT KHÁN GIẢ TRỞ THÀNH NGƯỜI DỰ PHẦN

tro-thanh-thanh-vien

Mặc dầu bài diễn thuyết không có gì nằm trong những giới hạn Paul Pierson và tôi đã từng nghe trước đây, song cả hai chúng tôi đều có một ấn tượng tốt. Trong khi chúng tôi trao đổi với nhau trong bữa ăn trưa, John đã đề cập rằng ông đã thu thập còn nhiều tài liệu hơn nữa về đề tài này, và chúng tôi bắt đầu thảo luận những khả năng của việc dạy toàn bộ một khóa học về các dấu kỳ và các phép lạ như là một phần của giáo trình thường xuyên của Trường Truyền giáo Thế giới của chúng tôi. Qua một vài tháng tiếp đó, ban giảng huấn của Trường Truyền Giáo Thế Giới đã xem xét vấn đề này dài hạn. Cuối cùng đã có một quyết định để giới thiệu giáo trình: MC510: Các Dấu Kỳ, Các Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh. Tôi sẽ là một giáo sư duyệt xét tài liệu, còn John Wimber sẽ làm phần lớn công việc dạy dỗ.

Khi lớp học đã bắt đầu vào tháng một năm 1982, tôi thận trọng giữ vai trò của một khán giả. Tôi ngồi yên lặng ở dãy ghế cuối cùng, quan sát John “trổ tài” khi ông mô tả chức vụ của mình. Tôi không hề có ý định đích thân trổ tài.

Nhưng toàn bộ sự việc này đã thay đổi vào khoảng tuần lễ thứ ba. c Trước khi tôi biết điều đó, cánh tay tôi đã đưa lên. Trong suốt nhiều năm, tôi đã phải điều trị vì chứng cao huyết áp và cứ phải dùng ba viên thuốc mỗi ngày. John đã mời tôi tiến lên trên và ngồi trên một chiếc ghế đẩu.

Trước sự quan sát của cả lớp, ông bắt đầu cầu nguyện. Tôi cảm thấy một sự bình an lớn lao bao phủ mình. Tôi trở nên thư giãn đến nỗi sợ rằng mình sẽ tuột khỏi chiếc ghế đẩu. Tôi lờ mờ nghe John đang mô tả chi tiết những gì đang xảy ra với tôi. Ông nói: “Đức Thánh Linh đang ở trên ông ấy. Các bạn có nhìn thấy Đức Thánh Linh ở trên ông ấy không?” Tôi hẳn đã ngồi đó hơn 10 phút. John nói cho tôi rằng ông cảm thấy Chúa đang chăm sóc tôi, nhưng tôi không cần phải bỏ thuốc cho đến khi nào tôi được bác sĩ cho phép.

Vài ngày sau đó, tôi đến gặp bác sĩ của mình. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi xuống rất thấp. Tôi kể cho ông nghe điều đã xảy ra và ông lắng nghe chăm chú. Ông nói: “Điều đó thật hay quá. Tôi biết những điều lạ lùng có thể xảy ra dưới sự thôi miên!” Ông cho tôi bỏ thuốc dần dần, và trong một vài tháng thì tôi không dùng viên thuốc nào nữa.

Điều này đã kết thúc tiến trình chuyển đổi mô hình của tôi. Tôi đã bắt đầu là một con người hoài nghi, sau đó trở thành một người đứng ngoài quan sát và cuối cùng đã quyết định trở thành một người tham dự. Tôi đã bắt đầu đặt tay trên kẻ đau, học biết cách để giúp đỡ họ trong danh của Chúa Giê-xu. Không có nhiều người được lành thoạt ban đầu, nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành đủ số của họ để khích lệ tôi. Không bao lâu sau, việc cầu nguyện cho người bệnh là một phần thường xuyên trong đời sống Cơ Đốc của tôi, mặc dầu vào lúc đó tôi chưa có ân tứ chữa lành.

HIỆP HỘI THÔNG CÔNG 120 NGƯỜI

Một khi tôi đã trở thành người dự phần và bắt đầu cầu nguyện cho người đau, Đức Chúa Trời tỏ cho tôi biết rằng tôi phải thi hành chức vụ này một cách có tổ chức hơn. Vào mùa hè năm 1982, sau khi buổi học đầu tiên của MC510 đã kết thúc, tôi giúp đỡ để bắt đầu một lớp Trường Chúa Nhật mới dành cho thanh niên trong Hội Thánh của tôi, Lake Avenue Congregational Church ở tại Pasadena, California. Không một hoạch định ban đầu nào dành cho lớp học này bao gồm một chức vụ đặc biệt của việc chữa lành người bệnh cả. Nhưng khi đã được trang bị tốt, lớp học trở thành một phương tiện giải thoát chính cho chức vụ cá nhân của tôi trên mức độ Hội Thánh địa phương. Nó cũng đã trang bị cho bối cảnh mà trong đó tôi sẽ phát triển hầu hết những ý tưởng của mình về cách mà chức vụ thuộc làn sóng thứ ba có thể lồng khớp vào một Hội Thánh Tin Lành truyền thống.

Hội Thánh Lake Avenue Congregational là một trong số những Hội Thánh Tin Lành truyền thống. Hội thánh đã được 90 tuổi và đã phát triển trong mỗi một thập kỷ suốt chín thập kỷ của Hội Thánh để trở thành một Hội Thánh có trên 4.000 thành viên, với 3.000 người dự nhóm thường xuyên. Những nhân vật Tin Lành nổi tiếng như Wilbur M. Smith, Charles Woodbridge, David Allan Hubbard, Harold Lindsell, Ted Engstrom, Daniel P. Fuller, Ralph D. Winter, Edward Dayton và nhiều người vĩ đại khác đã dạy ở các lớp học Trường Chúa Nhật thanh niên tại đây. Rõ ràng Hội Thánh đã tự nhận biết mình là một Hội Thánh không theo phong trào ân tứ.

Không hề có một sự hoạch định cố ý nào, chỉ là hết sức tình cờ mà tuần lễ trước khi bắt đầu lớp Trường Chúa Nhật mới vào năm 1982, tôi đã được mời để thay thế chỗ trống trên bục giảng trong suốt ba buổi nhóm sáng Chúa nhật trong lúc Mục Sư Paul Cedar đang đi nghỉ phép. Tôi đã mang đến một sứ điệp thuộc loại truyền giảng, chia sẻ với hội chúng điều Đức Chúa Trời đang thực hiện ở khắp nơi trên thế giới. Một phần lời tường thuật của tôi bao gồm một số những câu chuyện lạ lùng về các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên. Điều này đã khơi dậy lòng quan tâm của một số thành viên Hội Thánh trong lớp học Trường Chúa Nhật mới, và 88 người đã có mặt trong lần đầu tiên khi chúng tôi nhóm lại. Qua nhiều năm, lớp học này, được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 Người, đã từng trồi lên sụt xuống, nhưng vẫn ổn định chung quanh số 100 người trên bảng danh sách và với số người tham dự từ 80 đến 100.

Tôi bắt đầu dạy từ sách Công vụ, và Đức Chúa Trời đã gặp gỡ chúng tôi qua nhiều cách lạ lùng – đối với chúng tôi. Như một thành viên trong lớp đã nói: “Chúng ta đã khởi sự học sách Công vụ các sứ đồ. Trước đó lâu, chúng ta đã sống theo điều đó.” Những người có ân tứ thuộc linh mạnh mẽ đã nổi lên qua một khoảng thời gian. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi những người có các ân tứ cầu thay, chăn bầy, chữa lành, đuổi quỷ, tiên tri, quản trị, phân biệt các thần, lời nói tri thức và nhiều ân tứ khác. Một số các thành viên trong lớp đã hình thành một thói quen ngồi học dưới chức vụ gây dựng của John Wimber ở tại Anaheim Vineyard vào các buổi tối Chúa nhật.

Giữa vòng những người có ân tứ là George Eckart và Cathy Schaller, là những người tôi đặt phụ trách đội cầu nguyện của lớp học. Cả hai đều là các môn đệ của John Wimber. Họ đã bắt đầu một thời gian chức vụ đều đặn dành cho người bệnh sau lớp học vào các buổi sáng Chúa nhật, là chức vụ đã được tiếp tục qua nhiều năm.

Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã cho phép chúng tôi thi hành một chức vụ chữa lành đáng kể trong một Hội Thánh Tin Lành truyền thống chủ yếu là vì hai lý do:

  1. Vị mục sư quản nhiệm, Paul Cedar, cởi mở đối với việc sử dụng tất cả các ân tứ Thánh Linh trong Hội Thánh ngày nay. Ông hỗ trợ cho chức vụ của Hội Thông công 120 Người, trong khi ông là một người lo cho một trong 25 lớp học Trường Chúa Nhật dành cho người lớn khác, không có hai người nào trong số đó hoàn toàn giống nhau. Ông khuyến khích sự đa dạng bên trong những sự ràng buộc của Cơ Đốc giáo Tin Lành đúng Kinh Thánh. Ông thực thi sự khôn ngoan tin kính trong việc ý thức sự hành động của Đức Thánh Linh và trong việc duy trì sự hiệp nhất của thân thể Đấng Christ.
  2. Các nỗ lực có ý thức không ngừng được duy trì để tránh những cạm bẫy của sự chia rẽ được liệt kê ở chương trước. Chúng tôi không cho phép chính mình được gọi là những người ân tứ hoặc những người đầy dẫy Thánh Linh hoặc bất cứ điều gì khác mà hàm ý rằng chúng tôi thuộc loại thuộc linh cao hơn những người khác trong lớp học Trường Chúa Nhật, vốn có các loại chức vụ khác nhau. Chúng tôi không có “Đấng Mêsi phức tạp,” và không có những chương trình ẩn dấu nhằm tìm cách thay đổi chủ trương chức vụ của Hội Thánh để cho phù hợp với kiểu của chúng tôi. Thành thật mà nói, tôi thích Hội Thánh như cách Hội Thánh vẫn có bởi vì chúng tôi cảm biết rằng cũng như hàng ngàn người khác, rằng Hội Thánh chính là nơi mà Chúa muốn Hội Thánh như vậy.

Chính trong bối cảnh này mà cụm từ làn sóng thứ ba đã nổi lên. Nếu hiệp hội 120 người không phải là phong trào ân tứ, và nếu nó khác trong một số phương cách so với khuôn mẫu của Tin Lành truyền thống, vậy thì nó là gì? Tôi thích gọi nó là nhóm làn sóng thứ ba.