Chức Vụ Chữa Lành- Nơi Đức Chúa Trời Đang Hành Động (Phần 1)

NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG HÀNH ĐỘNG

noi-Duc-Chua-Troi-hanh-dong

Khắp thế giới, cứ mỗi một câu chuyện về sự tăng trưởng của Hội Thánh không theo Ngũ tuần thì có thể bằng với khoảng mười hai câu chuyện về sự tăng trưởng Hội Thánh của Ngũ tuần và ân tứ. Sự tăng trưởng của một giáo phái, Hội Thánh Ngũ tuần, trong 20 năm qua cho thấy một trường hợp lịch sử mẫu về sự bành trướng vô song trong thời buổi cận đại. Vào năm 1965, người ta ước tính có 16.000 Hội Thánh so với 107.415 Hội Thánh vào năm 1985. Số thành viên tăng từ khoảng 1,5 triệu lên đến hơn 13 triệu người trong cũng 20 năm đó, và con số này hầu như tượng trưng cho các con số quá dè dặt. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của một thập kỷ là 194 phần trăm. Giáo phái này đang phát triển nhanh chóng đến nỗi nó đã cấu thành giáo phái Tin Lành lớn nhất hoặc lớn thứ nhì trong chưa đến 30 quốc gia trên thế giới. Ở tại Sao Paulo, một mình Brazil, Hội Thánh Ngũ tuần đã báo cáo có 2.400 hội chúng, hơn cả một số các giáo phái toàn quốc của cả Hoa Kỳ, như là Christian and Missionary Alliance hoặc Baptist General Conference.

Khi Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Yoido của mục sư Paul Yonggi Cho ở tại Seoul, Nam Hàn có thêm thành viên thứ 100.000 vào năm 1979, thì điều đó giống như việc phá kỷ lục bốn phút một dặm. Mục sư Cho đã chứng minh cho thế giới rằng các siêu Hội Thánh (metachurches) – tức là các Hội Thánh có trên một trăm ngàn người – là điều có thể được. Đặc biệt là trong thập kỷ 80, có nhiều siêu Hội Thánh khác (megachurches) – là các Hội Thánh có vài ngàn người – và các Hội Thánh có trên một trăm ngàn người đã xuất hiện. Mặc dầu không phải tất cả họ đều là các Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, một sự phỏng đoán hợp lý sẽ là có thể 80 phần trăm trong số họ là Ngũ tuần hoặc ân tứ.

Các Phép Lạ ở tại Các Siêu Hội Thánh (Metachurches)

Một trong những siêu Hội Thánh tăng trưởng nhanh nhất là Hội Thánh Báptít Sung Rak ở tại Seoul, Nam Hàn, do mục sư Ki Dong Kim quản nhiệm. Bởi vì nó có nguồn gốc từ những người Báptít phía Nam Hoa Kỳ, nên nó không được gộp vào thống kê của những người ân tứ hoặc Ngũ tuần bình thường. David Barrett đã kể nó vào làn sóng thứ ba trong bảng xếp loại của ông. Năm 1987 nó đã vượt quá số thành viên là 40.000 người; một nhà thờ với 20.000 chỗ ngồi được hoạch định. Mục sư Kim đã chứng tỏ ông đã được Chúa dùng để khiến 10 người chết sống lại, đuổi được hàng ngàn con quỷ và đã chứng kiến 59 người hoàn toàn què quặt hiện nay đi lại được.

Gần đây, tôi có được đặc ân để giảng thay cho mục sư Kim vào một trong sáu buổi nhóm thờ phượng ngày Chúa nhật. Có khoảng 4.000 người đã tham dự buổi nhóm ấy và không hề còn một chỗ trống. Đến cuối buổi nhóm có 150 người nam và người nữ đã tiến lên phía trước và cam kết dâng đời sống cho Chúa Cứu Thế Jê-sus, và họ được đưa ra ngoài đến một lớp hướng dẫn của chấp sự Shin Cho Kim. Chấp sự Kim là một người lính đặc công của Bắc Triều Tiên là người mà cùng với 30 người khác, đã tấn công Nam Triều Tiên vào năm 1968 với nhiệm vụ ám sát tổng thống Park. Các binh lính Nam Triều Tiên đã bắt giữ họ, và như là một hậu quả của cuộc chiến tiếp theo sau đó, 30 người Bắc Triều Tiên đều bị giết chết. Chỉ có Shin Cho Kim là sống sót, và ông bị bỏ tù trong 5 năm.

Sau khi thọ án, ông Kim đã kết hôn với một người phụ nữ Nam Triều Tiên là một tín đồ Báptít đã bội đạo. Nhưng bà ta mắc phải chứng ung thư bao tử và được bác sĩ cho biết sẽ chết. Trong cơn tuyệt vọng, bà thu hết can đảm để xin mục sư Ki Dong Kim cầu nguyện cho bà, và kết quả là bà hoàn toàn được chữa lành. Bà nhanh chóng quyết định ăn năn tội lỗi và trở lại với Chúa Cứu Thế và Hội Thánh. Dầu vậy chồng bà là một người vô thần và không muốn có mối liên hệ gì với Cơ Đốc giáo. Nhưng bà đã có thể thuyết phục ông đi với bà đến nhà thờ để ăn mừng ngày sinh nhật của bà, và ông đã được một ấn tượng tốt. Không lâu sau đó ông đến gặp mục sư Kim, là người đã cầu nguyện cho ông và đã đuổi khỏi ông ba con quỷ. Shin Cho Kim lập tức mở lòng mình tiếp nhận Chúa Jê-sus và đã được cứu. Sau đó Đức Chúa Trời đã ban cho ông ân tứ với tư cách là một tín đồ là người truyền giáo quyền năng, và từ đó trở đi ông đã chứng kiến hơn 15.000 người tiếp nhận Chúa Cứu Thế dưới chức vụ của mình. Ông cũng đã phục vụ với tư cách là chủ tịch của một Liên Đoàn ở tại Nam Triều Tiên!

Những câu chuyện thật lạ lùng về sự truyền giáo quyền năng như những câu chuyện đó đã nổi lên hầu như từ mọi miền của quả địa cầu này. Một trong những Hội Thánh địa phương lớn nhất ở tại Phi Châu là Hội Thánh Thánh Kinh Deeper Life thuộc Lagos, Nigeria, do mục sư W. F. Kumuyi chủ tọa. Tọa lạc ở tại trung tâm thành phố, Hội Thánh nhóm lại trong một nhà thờ khổng lồ có trên 13.000 chỗ ngồi và luôn đầy chật vào nhiều lần mỗi Chúa nhật. Vào năm 1986 Hội Thánh báo cáo con số 42.000 thành viên, đã gia tăng từ 1.500 thành viên 10 năm trước đó. Một trong các lý do khiến có sự tăng trưởng bùng nổ này là lời đồn về quyền năng chữa lành của Đức Chúa Trời đã lan khắp thành phố. Một thành viên của Hội Thánh Deeper Life là John Danuma, chẳng hạn, đã phải khổ sở vì bệnh phung trong suốt nhiều năm. Và ông đã kể lại rằng: “Rõ ràng là từng phần một trong cơ thể tôi đã bị ăn mòn dần. Hai bắp đùi của tôi là tệ hại hơn nhất, chúng cứ bị bòn rỉa. Xác thịt của tôi giống như da cóc. Mùi hôi thối muốn lộn mửa xuất ra từ thân thể tôi …. Việc ăn uống đau đớn như là sự chết.” 7

Và sau đó thân thể của Ma Celina đã bị tàn phá với chứng phung cùi trong 25 năm. Cô làm chứng: “Mùi hôi thối ngày càng nặng nề. Các ngón tay đang rơi rớt. Những cơn đau đớn thậm chí còn khủng khiếp hơn những cơn dằn vặt của cái chết.”f 8 Như chúng ta đều biết, trong thời của Ngài, Chúa Jê-sus đã đối diện với nhiều con người như là những kẻ đã từ bỏ mọi hi vọng. Ở tại Nigeria, các bác sĩ y khoa, các bác sĩ bản xứ và các chuyên gia châm cứu không thể làm được gì. Những người bạn đưa John Danuma và Ma Celina đến Hội Thánh Kinh Thánh Deeper Life hầu như chống lại ý muốn của họ. Vào mỗi lần như vậy, mục sư Kumuyi đã cầu nguyện và mỗi người cảm thấy một cảm giác lạnh xuyên suốt thân thể họ. Cả hai đều được chữa lành một cách kỳ diệu, và kết quả là họ đã trở thành những Cơ Đốc nhân trung tín.

Ở tại châu Âu và châu Phi, các Hội Thánh tăng trưởng mạnh mẽ nhất đều là những Hội Thánh bình thường nhất thuộc sự đa dạng của Ngũ tuần hoặc ân tứ. Cái gọi là phong trào Hội Thánh nhà, những người ân tứ độc lập của Anh Quốc, đang đi trước trong sự tăng trưởng của quốc gia ấy. Giữa năm 1980 và 1985, con số các Hội Thánh gia tăng từ 190 đến 650 bao gồm khoảng 75.000 thành viên. Hội thánh tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất ở tại Thụy Sĩ là Cộng Đồng Ân Tứ Word of Life ở tại Uppsala. Mục sư Ulf Ekman đã hướng dẫn một thánh đường gồm 4.000 người được con là nhà thờ Tin Lành lớn nhất châu Âu. Ở tại Na Uy, 20 phần trăm những Cơ Đốc nhân hành đạo hiện nay là thuộc phong trào ân tứ, với số phần trăm thậm chí cao hơn giữa vòng những người đã tốt nghiệp đại học. Ở tại Ý, trên 80 phần trăm những người Tin Lành hiện nay đã sáp nhập với Hội Thánh Ngũ tuần (Assemblies of God).

Ở tại châu Mỹ Latinh, những người Tin Lành nói chung đang phát triển từ một con số chỉ 50.000 người vào lúc bắt đầu thế kỷ của chúng ta đến một con số dự đoán là 137 triệu đến cuối thế kỷ này. Mức tăng trưởng Hội Thánh đáng lưu ý này, còn nhanh hơn cả sự tăng trưởng của dân số nói chung, đang ngày càng bị dẫn đầu bởi các Hội Thánh Tin Lành. Mặc dầu những người Tin Lành cấu thành khoảng 25 phần trăm Cơ Đốc giáo vào giữa thế kỷ, con số này cho đến cuối thế kỷ sẽ tăng lên khoảng 80 phần trăm. 13 trong số 20 nước cộng hòa Mỹ Latinh lớn, có một giáo phái Ngũ tuần là nhóm lớn nhất trong số các nhóm Tin Lành được báo cáo vào năm 1985, và họ cũng là các nhóm đứng thứ nhì suýt soát trong bốn nước cộng hòa kia.

Hội thánh lớn thứ nhì trên thế giới là Hội Thánh Evangelical Cathedral của Jotabeche ở tại Santiago, Chilê, do Javier Vasquez làm mục sư. Báo cáo năm 1986 của họ liệt kê trên 300.000 thành viên đã được làm báp tem. Họ nhóm lại trong thánh điện chính của họ, có 16.000 chỗ ngồi cũng như qua một mạng lưới gồm 384 Hội Thánh nhánh rải rác khắp một bán kính 10 dặm.9 Việc chữa lành là yếu tố chính trong sự tăng trưởng của Hội Thánh Jotabeche, và phần nào trong chức vụ chữa lành ấy là điều bất thường đối với một Hội Thánh Ngũ tuần. Bởi vì đây là một Hội Thánh Ngũ tuần Giám Lý, nhiều truyền thống của Hệ Thống Giám Lý vẫn còn lại, kể cả việc làm báp tem cho trẻ sơ sinh. Vì cớ nền văn hóa Công Giáo Lamã của họ, hầu hết những bậc cha mẹ người Chilê muốn con nhỏ của họ được làm báp tem, nhưng nhiều người không thể chi trả cho các phí tổn mà Hội Thánh Công Giáo đòi hỏi. Các mục sư của Hội Thánh Jotabeche không những sẵn sàng để làm báp tem miễn phí, mà nhiều trẻ em đau yếu đã được chữa lành qua lời cầu nguyện được dâng lên trong giờ báp tem. Một số các đứa trẻ được các bác sĩ được tuyên bố là mắc bệnh nan y phải chết và một số được giám định pháp lý là đã chết nhưng đã được cứu sống và có một đời sống mới, tin này đã bắt đầu lan đi.

Bên ngoài Nam Hàn, sự tăng trưởng của các Hội Thánh khổng lồ châu Á cũng khá mới. Như trong vòng 10 năm qua những Hội Thánh như Hội Thánh Calvary ở tại Kuala Lumpur, Malaysia do Thái Tử Guneratnam làm mục sư và Trung Tâm Ân Tứ Calvary ở tại Singapore được chủ tọa bởi Rick Seaward và Hội Thánh the Hope of Bangkok ở tại Thái Lan, do Kriengsak Chareonwongsak làm chủ tọa, đại diện cho nhiều Hội Thánh thuộc phong trào ân tứ hoặc Ngũ tuần mới đang phát triển ở khắp khu vực. Hội Thánh the Hope of Bangkok với trên 2.000 thành viên tích cực, nhiều lúc là kích cỡ của bất cứ Hội Thánh nào khác trong đất nước, và khải tượng thật dạn dĩ của mục sư Kriengsak là phải thành lập ít nhất một Hội Thánh mới trong mỗi địa phận của 685 địa phận của Thái Lan đến năm 2000.