Chức Vụ Chữa Lành- Những Lời Tri Thức

NHỮNG LỜI TRI THỨC

Liên hệ trở lại Bước 2, sự chẩn đoán, tôi đã có đề cập rằng nhiều khi Đức Chúa Trời cung cấp một sự chỉ dẫn đặc biệt qua một lời tri thức. Lời tri thức này là gì, và nó hoạt động như thế nào?

nhung-loi-tri-thuc

Cá nhân tôi tin rằng lời tri thức được sử dụng trong bối cảnh này là một sự dùng sai thuật ngữ. Tôi nghĩ ân tứ thuộc linh được gọi là tri thức được tìm thấy trong ICo1Cr 12:8 có liên quan đến sự học rộng, như tôi đã giải thích trong cuốn sách Your Spiritual Gifts Can Help Your Church Grow của tôi (Các Ân Tứ Thuộc Linh của Bạn Có Thể Giúp Hội Thánh Tăng Trưởng ). Tôi thấy lời nói có tri thức như được sử dụng hiện nay là một bộ phận con bên trong ân tứ rộng lớn của việc nói tiên tri. Nhưng tôi miễn cưỡng gia nhập với những người sử dụng thuật ngữ này trong một ý nghĩa tạm thời chưa chính xác, bởi vì một điều tôi thấy nó khiến tôi phải quá dài dòng để giải thích điều tôi nghĩ là ý nghĩa đúng, và vì một điều nữa đó là đây là một vấn đề cực kỳ nhỏ.

Những gì chúng ta đồng ý đó là cái được gọi là lời có tri thức là một ân tứ mặc khải. Tức là, qua ân tứ này, Đức Chúa Trời phán với con người, cũng như Ngài thường thực hiện qua các hình thức lời tiên tri khác. Tôi nhận ra rằng một số người sẽ giương cờ đỏ thần học ở điểm này và lập luận rằng sự mặc khải của Đức Chúa Trời đã chấm dứt với việc kết thúc bộ Kinh Thánh. Tôi sẽ không ngần ngại mà lập luận chống lại quan điểm ấy vào lúc này, đó là chưa kể tôi thật sự nghĩ rằng quan điểm này có thể được chứng minh là không vững. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời lúc nào cũng mong muốn bày tỏ lời Ngài cho chúng ta, không phải chỉ ở mức độ chúng ta tìm thấy được ghi chép trong Kinh Thánh. Dầu vậy bất cứ sự mặc khải nào qua lời nói có tri thức hoặc các lời tiên tri khác đều phải luôn được thử nghiệm tính xác thực của nó với Kinh Thánh.

Lời Ấy Để Làm Gì?

Các lời tri thức giúp chúng ta rất nhiều trong việc cầu nguyện cho người đau, bởi vì những lời ấy cho phép chúng ta hiểu một cách cụ thể hơn những gì Đức Chúa Cha đang làm. Và một khi chúng ta biết điều Ngài đang làm, thì chúng ta có thể hành động với sự dạn dĩ và đức tin lớn hơn.

Ví dụ, Floyd McClung, Giám Đốc Các Hoạt Động Quốc Tế dành cho Thanh Niên Với Sứ Mạng (YVAM), đã từng kể cho tôi nghe về kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên của vợ ông, là Sally. Lúc ấy cô mới 16 tuổi, trong một đội gồm tám thiếu niên ở tại Đảo Samoan. Người truyền giáo lớn tuổi hơn giám sát họ đã mở tấm bản đồ và chỉ cho họ một số những ngôi làng mà họ có thể truyền giáo. Nhưng ông trỏ tay vào một ngôi làng và nói: “Dầu làm bất cứ điều gì, các em cũng không được đi đến ngôi làng này. Chúng tôi đã thử rồi. Vị trưởng làng này rất thù địch và đã tuyên bố ngôi làng của ông là ngôi làng đóng kín. Ông đã trang bị quanh ngôi làng mình bằng một số các bầy cho dữ để người lạ không đến được.”

Khi các em thiếu niên đã cầu nguyện, chúng nhận được một lời tri thức mà trong đó Chúa bảo chúng phải đi đến ngôi làng ấy. Tất cả các em đều có những nỗi lo sợ bình thường của con người và sự hoài nghi, song chúng đã quyết định vâng lời. Chúng tiến gần đến ngôi làng. Bầy chó xông lên tấn công. Nhưng khi chúng đến gần các nhà truyền giáo, chúng quay lại và bỏ chạy vào bụi rậm, cứ như là các thiên sứ hoặc một lực lượng siêu nhiên nào khác đang rượt đuổi chúng. Trong ba giờ đồng hồ, trưởng thôn, là người mà cuộc đối đầu bằng quyền phép hợp pháp này đã dành cho ông, tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Trong số 500 dân làng, 300 người đã tiếp nhận Chúa. Hiện nay, ngôi làng này là Hội Thánh Ngũ tuần của Đức Chúa Trời lớn nhất trong Quần Đảo Samoan.

Không phải tất cả những lời tri thức đều mang một mức độ kịch tính như vậy, nhưng bởi vì Đức Chúa Trời trực tiếp có liên quan, nên tất cả những lời đó đều đáng kinh sợ. Bạn của tôi là Omar Cabrera thường hoạt động hầu như một cách riêng biệt với những lời tri thức trong chức vụ chữa lành của ông. Trong một buổi nhóm có mấy ngàn người, chẳng hạn, Đức Chúa Trời bảo ông rằng Ngài muốn chữa lành những người bị thoát vị. Vì vậy, ông mời gọi những người ấy tiến lên phía trước, cầu nguyện cho họ và sau đó mời những người đã được chữa lành đứng lên làm chứng. Ngoài chứng thoát vị còn có thể là ung thư, những nan đề về thận, những người nghiện thuốc lá, bệnh tim hoặc bất cứ bệnh gì bạn mắc phải.

Một lần nọ, Omar Cabrera đang thương lượng với một nhóm các chủ khách sạn để thuê một số các ngôi nhà cho kỳ hội đồng mà ông cần. Một trong số họ là một người phải sử dụng khung kim loại có bốn chân, chẩn đoán là ung thư ruột … ở thời kỳ cuối cùng. Cabrera không có thói quen cầu nguyện cho những người ông tình cờ tiếp xúc với họ. Nhưng lần này ông nhận được một lời tri thức mà Chúa truyền muốn chữa lành cho người này. Vì vậy, khi cuộc thương lượng đã kết thúc, ông nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho ông.” Ông cầu nguyện và nói: “Bây giờ, hãy bước đi!” Thật hết sức ngạc nhiên đối với ông, người đàn ông này bắt đầu bước đi được. Cabrera nói: “Hãy đi về nhà. Đức Chúa Trời đã chữa lành cho ông.” Trong hai tuần lễ đó, ông đã tham dự một trong các buổi nhóm của Cabrera, và đã chạy lên bục giảng làm chứng rằng không những ông đã được chữa lành mà ông còn được cứu nữa.

Tôi không bảo bạn là phải nói với một người: “Đức Chúa Trời đã chữa lành cho anh,” trừ phi chính Đức Chúa Trời đã mặc khải điều đó trực tiếp với bạn như với Cabrera. Tôi hiếm khi nào nghe được câu nói ấy, và thậm chí khi điều đó xảy ra, tôi cũng nói một cách hết sức dè dặt, sử dụng tất cả những từ giả định mà tôi có thể nghĩ ra. Thật vậy, tôi không có ân tứ này, và tôi rất hiếm khi nhận được các lời tri thức, nhưng tôi thật sự đã thi hành vai trò của mình và cố gắng cởi mở khi Chúa muốn phán trực tiếp với tôi.

Để minh họa, ở tại một trong các khóa học chuyên sâu kéo dài hai tuần lễ về sự tăng trưởng của Hội Thánh của tôi, một nhà truyền giáo cho Thái Lan là Joe Harbison đã đăng ký theo học. Trong tuần lễ đầu, anh xin cầu nguyện để được Chúa hướng dẫn về việc anh nên ở lại trường hoặc đi sang Thái Lan trở lại. Sau khi lớp học đã cầu nguyện, anh cảm biết Chúa rõ ràng truyền phán anh hãy trở lại Thái Lan trong một năm, sau đó trở lại trường truyền giáo thế giới. Vào giờ cầu nguyện của chúng tôi trong ngày học cuối, anh xin cầu nguyện cho việc tài trợ để trở về. Tôi hỏi anh cần bao nhiêu, anh trả lời 1.000 Mỹ kim. Tôi mời Brad Brinson, làm người hướng dẫn giờ cầu nguyện, và trong khi Brad còn đang cầu nguyện cho nhu cầu của Joe Harbison, Đức Chúa Trời đã phán với tôi qua một lời tri thức rõ ràng: “Con hãy dâng 500; phần còn lại ở trong lớp học này.” Trong lời cầu nguyện còn lại của Brad, tôi cứ vật lộn với Chúa về việc làm thế nào mà tôi phải nói cho cả lớp, bởi vì tôi không muốn khoe bất cứ sự rộng lượng nào mà tôi có thể có được trước mặt đám đông. Tay phải không nên biết việc tay trái làm. Nhưng Đức Chúa Trời lại phán một lần nữa: “Hãy nói!” Vì vậy tôi đã vâng lời.

Khi buổi nhóm kết thúc, tôi nói với lớp học rằng tôi cảm biết Chúa bảo tôi phải dâng một một nửa đầu trong số 1.000 Mỹ kim và một nửa còn lại là ở trong lớp học này. Lập tức một mục sư Báptít miền Nam, Dan Lindsey, giơ tay lên và nói: “Đây là nửa còn lại! Đức Chúa Trời bảo tôi trong giờ cầu nguyện rằng nếu có ai đề nghị dâng một nửa đầu, thì tôi phải dâng một nửa còn lại.” Sau đó, Dan Lindsey nói với tôi một cách riêng tư: “Chưa có điều gì như vậy xảy ra với tôi trước đây. Tôi không hề có ý định như vậy – tôi là một người thuộc giáo phái Báptít phía Nam mà.

Sự Khảo Sát Mang Tính Khoa Học

Một trong những phần thú vị nhất ở trong cuốn Power Healing (Quyền Năng Chữa Lành) của John Wimber là phần phụ lục với lời tường thuật của Tiến Sĩ David C. Lewis thuộc Trường Đại Học Nottingham, Anh Quốc, với một hàng tựa dài như vầy: “Các dấu kỳ và phép lạ ở tại Sheffield : Phân Tích của Một Nhà Nhân Chủng Học Xã Hội về Những Lời Tri Thức , Những Sự Bày Tỏ của Đức Thánh Linh , và Tính Hiệu Quả của Việc Chữa Lành của Chúa .” Vào năm 1985, Lewis đã khảo sát một trong các kỳ hội đồng của John Wimber, bằng cách sử dụng “các kỹ thuật về nhân chủng học tiêu chuẩn để khảo sát người tham dự và các cuộc phỏng vấn sâu sát .” Nhà khoa học này đã lập luận rằng các lời tri thức được công bố trước công chúng bởi những nhà thực hành có kinh nghiệm dày dặn như John Wimber và một số những người phụ tá của ông có thể được giải thích đúng nhất bằng giả thuyết của chính họ rằng họ đang nói ra những lời mặc khải từ Đức Chúa Trời. Những lời cụ thể như “một người đàn ông ngồi ở dãy ban công có một cái nấm cùi ở lòng bàn chân trái nổi lên ở giữa ba ngón cuối của bàn chân” có thể được kiểm tra một cách chính xác, như Lewis đã nói với nhiều lời tri thức như thế. Lewis tính toán rằng để cho bất cứ một trong những điều này xảy ra tình cờ, thay vì có một cử tọa 3.000 người như số họ hiện có, họ sẽ phải cần tới 750.000 người.12

Trong nhiều năm, John Perkins, nhà sáng lập chức vụ The Voice of Calvary ở tại Mississippi và hiện nay đứng đầu Trung Tâm Harambee, Pasadena, California, vẫn là một thành viên của lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 Người của tôi. Vào tháng 11 năm 1983, một thành viên trong đội cầu nguyện của chúng tôi, là Cathryn Hoellwarth, đã nhận được một lời tri thức và công bố trong lớp rằng Đức Chúa Trời muốn giúp đỡ một người bị khổ sở vì chứng rối loạn tiêu hóa. Bà ta có được hình ảnh rõ ràng về nan đề này, nhưng không ai lên tiếng nhận cả. Vì vậy, Cathryn cứ cầu nguyện điều đó suốt tuần lễ và vào ngày thứ năm, Đức Chúa Trời cho bà biết đó là John Perkins. Ông đã không đến lớp học vào ngày Chúa nhật hôm đó.

Nhưng Chúa nhật tuần sau thì ông đã có mặt. Cathryn tiếp xúc với ông và hỏi có phải ông có nan đề về bao tử không, sau đó bắt đầu mô tả những chi tiết bệnh lý với sự chính xác từng điều một. Perkins xác nhận rằng lời của bà là đúng, ông đã bị đau hàng tháng rồi, bệnh ngày càng tồi tệ hơn, và chính vào ngày Chúa nhật hôm đó là ngày tồi tệ nhất của ông. Vì vậy, Cathryn đã mời ông đến phòng cầu nguyện sau giờ học.

Lúc ấy là thời điểm mà tất cả chúng tôi đều chỉ mới làm quen với loại hiện tượng của làn sóng thứ ba. John Perkins, cũng giống như nhiều người Tin Lành truyền thống trong số chúng tôi, chỉ có cơ sở ít ỏi để chuẩn bị mình cho một sự kiện như vậy, vì vậy ông đã ngần ngại. Những lời tri thức lúc đầu có lẽ đáng sợ. Vì vậy, ông hỏi Doris và tôi có bằng lòng đến phòng cầu nguyện vơí ông không, chúng tôi đã đi cùng ông. Quyền phép lớn thật rõ ràng và chúng tôi cảm biết Đức Chúa Trời đã làm một điều thật quan trọng.

Dầu vậy, chúng tôi không thể biết chắc, bởi vì ngay sau đó, Perkins đã được chỉ định lãnh một Công tác đặc biệt của Tổng Thống Reagan điều tra và báo cáo về những người đói và đã phải mất nhiều tuần lễ ở các nơi khác trong nước. Nhưng vào tháng giêng, khi anh trở về với lớp học, anh đã đứng lên và nói: “Bây giờ, tôi không còn là một con người cảm xúc nữa, nhưng tháng mười một vừa rồi, khi đội cầu nguyện cầu nguyện cho tôi sau giờ học, có điều gì đó đã xảy ra với tôi. Kể từ đó, tôi thấy mình khá hơn so với những năm qua.”

Chúng ta không nên có tư tưởng rằng những lời tri thức là then chốt cho một chức vụ chữa lành hiệu quả. Nhiều người, kể cả tôi, đã cầu nguyện cho người đau, và họ được chữa lành mà không có lời phán nào cả hoặc có rất ít. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng Đức Chúa Trời thường xuyên chọn sử dụng loại phương tiện này. Tôi biết ơn những người ở chung quanh tôi có được ân tứ này và những người nhận những lời tri thức trên cơ sở thường xuyên. Và mặc dầu tôi không có được ân tứ này, tôi muốn giữ mình cởi mở với Chúa để ban cho tôi những lời này khi có cần, là lúc Ngài chọn đề làm điều đó.

Ghi chú

  1. Emerging Trends, Princeton Religious Research Center, June 1983, p. 4.
  2. Cheryl Katz, “Religious Attitudes in Orange County Parallel Nationwide Findings,” Orange County Register, Dec. 25, 1984, p. A16.
  3. Robert L. Wise, “The Healing Ministry: What Is Really Involved?” Christian Life, June 1984, p. 51.
  4. Body Life, newsletter of the 120 Fellowship, Lake Avenue Congregational Church, Pasadena, CA, Nov. 1987, p. 5.
  5. Francis MacNutt, The Power to Heal (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1977), p. 96.
  6. John Gunstone, Healing Power (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1987), p. 9.
  7. Paul A. Cedar, “Ministering to the Sick on Sunday Morning,” Leadership 100, Sept.-Oct. 1982, p. 17.
  8. Lloyd John Ogilvie, Why Not? (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1985), p. 39.
  9. Oral Roberts, “How to Find Your Point of Contact,” Church Growth, Seoul, Korea, Dec. 1983, p. 8.
  10. Để có các chi tiết đầy đủ về cách sử dụng năm bước này, xin xem cuốn sách của John Wimber và Kevin Springer, Power Healing (San Francisco: Harper and Row, 1987), Chap. 11, 12. Another helpful summary is found in Ken Blue’s Authority to Heal (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1987), chap. 11.
  11. Jack Hayford, “Healing for Today,” Charisma, Sept. 1984, p. 43.
  12. Wimber with Springer, Power Healing, pp. 248-269.