Chức Vụ Chữa Lành- Làn Sóng Thứ Ba Và Những Người Tin Lành

LÀN SÓNG THỨ BA VÀ NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH

Jesus heals blind Bartimaeus Mark 10:46-52

Bối cảnh của làn sóng thứ ba là cộng đồng Tin Lành. Từ khi có hàng chục ngàn từ đã được viết ra nhằm nỗ lực định nghĩa từ Tin Lành (evangelical) nhằm thỏa mãn mọi người mà vẫn không thành công mấy, tôi đặc biệt không có ý định thêm vào sự lẫn lộn ấy. Điều tôi hàm ý khi dùng chữ Tin Lành trong cuốn sách này không có gì phức tạp. Tôi đang sử dụng từ này theo cách mà hầu hết những Cơ Đốc nhân ngồi trong các dãy ghế nhà thờ đều hiểu ở đây và hiện bây giờ tại Hoa Kỳ. Tôi chỉ hàm ý điều được ra đời ở Wheaton, Cơ Đốc giáo ngày nay, Trường Kinh Thánh Moody, Hội Nghị Lausanne, InterVarsity, Gospel Light, Billy Graham, Báp tít phía Nam, loại Tin Lành của Zondervan. Bao gồm một phần sự trùng lặp bên tay phải với những người thuộc chính thống và bên tay trái với những người Tin Lành hòa giải. Tôi nhận biết rằng theo ý nghĩa rộng lớn nhất thì tất cả những người Ngũ tuần và ân tứ đều nằm thích hợp bên dưới chiếc dù Tin Lành, nhưng hiện bây giờ tôi đang dùng từ này với một ý nghĩa hẹp hơn, là ý nghĩa không bao gồm những người Ngũ tuần hoặc ân tứ.

Nếu làn sóng thứ ba muốn tuôn chảy tràn trề, nó phải tuôn tràn chủ yếu giữa vòng những người Tin Lành như tôi đã mô tả họ. Nhưng điều này không tự động mà có. Nó không tuôn tràn qua đặc tính Tin Lành một cách dễ dàng và tự nhiên như là một quyển sách của Chuck Swindoll hay là một bộ phim của James Dobson. Các thập kỷ về thuật hùng biện chống Ngũ tuần đã dấy lên một số những hàng rào khó vượt qua. Seduction of Christianity ( Sức Lôi Cuốn của Cơ Đốc Giáo) của Dave Hunt vẫn đứng trên đầu cuốn Power Evangelism (Tin lành quyền năng) của John Wimber trong danh sách các tác phẩm Tin Lành bán chạy nhất hiện nay.

Đối với nhiều người Tin Lành, cách giải thích của tôi về làn sóng thứ ba trong chương này nghe có vẻ không có ý nghĩa. Họ sẽ nhìn vào đó đơn giản như một hình thức che đậy sơ sài của giáo phái Ngũ tuần. Rốt lại, há không phải làn sóng thứ ba cũng nắm giữ việc những chữa lành và việc giải phóng khỏi các tà linh hay sao? Há không phải một số người cũng nói tiếng lạ thường xuyên hay sao? Không có những lời xưng nhận đối với các phép lạ và những lời tiên tri cùng những khải tượng và những lời về sự thông biết sao? Há không phải thân vị và công việc của Đức Thánh Linh được nhấn mạnh hay sao?

Tất cả điều này nghe có vẻ đáng ngờ đối với những người Tin Lành là những kẻ mà hai thế hệ qua, trong phản ứng (một vài phản ứng đã được chứng minh là đúng) với những sự thái quá trong phong trào Ngũ tuần, đã được dạy điều mà Richard Lovelace thuộc Chủng Viện Gordon-Conwell nói bông đùa gọi là giáo lý về sự khiêm nhường của Đức Thánh Linh. Một sự hiểu lầm về GiGa 16:13 đã đưa nhiều người đến chỗ tin rằng Đức Thánh Linh không bao giờ nói về chính mình Ngài. Lovelace nhận định: “Chính ân tứ này không những đã loại trừ phong trào Tin Lành mà thậm chí còn là nguy hiểm khi nói quá nhiều về Đức Thánh Linh.”12

Thần học Tin Lành Cải Chánh, vốn bắt nguồn từ Benjamin Warfield thuộc Princeton và John Calvin, đã dạy rằng các ân tứ dấu kỳ như là tiếng lạ, thông giải các thứ tiếng, chữa lành và các phép lạ đã chấm dứt với thời các sứ đồ. Mặc dầu từ đó ông đã giải thích quan điểm của mình, John R. W. Stott đã phản ánh quan điểm chung của Tin Lành vào thời đó khi ông tuyên bố ở tại Hội Nghị Thế Giới về Truyền Giáo tại Berlin năm 1966: “Sứ mạng của Hội Thánh không phải là chữa lành kẻ đau mà là giảng Tin Lành … Hội thánh ngày nay không có thẩm quyền để thi hành một chức vụ thường xuyên về việc chữa bệnh bằng phép lạ.”13

Gần đây hơn, J. I. Packer, là người cảm thấy rằng ban bồi thẩm vẫn còn đang họp bàn xem xét về vấn đề không biết các ân tứ dấu kỳ có còn tiếp tục sau thời các sứ đồ hay không, nói rằng: “Lý thuyết về các ân tứ dấu kỳ của những người chủ trương phục hưng, là điều mà phong trào ân tứ cũng đã kế thừa từ phong trào Ngũ tuần trước nữa, hiện nay không áp dụng được; không ai có thể quả quyết, và cũng không có vẻ như là các ân tứ về tiếng lạ, thông giải, chữa lành và các phép lạ của thời Tân ước đã được khôi phục lại.”14 Tôi có thể hiểu được điều này bởi vì nó giống với điều mà tôi đã được dạy khi theo học ở tại Trường Thần Học Fuller vào những năm 1950.

Thần học theo thuyết định kỳ, vốn đã được mô tả trong nhiều trường thần học Tin Lành nổi tiếng cũng như các trường Kinh Thánh trong nước, đã củng cố khuynh hướng Tin Lành này. John F. MacArthur, Jr. nói rằng: “Đây là một tuyên bố rõ ràng và đúng Kinh Thánh cho thấy các phép lạ, dấu kỳ và ân tứ dấu lạ đã được ban cho trong đời các sứ đồ đầu tiên nhằm làm cho vững rằng họ là các sứ giả của một sự mặc khải mới.”15

Dave Breese lập luận rằng: “Chức năng của các phép lạ theo thánh kinh đã chấm dứt, trong đó lời được viết ra của Đức Chúa Trời đã được chứng thực bằng các dấu kỳ, các phép lạ, các dấu dị và các ân tứ của Đức Thánh Linh rồi.”16

Quan điểm của Ray Stedman về các dấu kỳ và phép lạ cùng các sự kiện quyền năng mà chúng ta tìm thấy trong Tân Ước là “chúng là các dấu kỳ để nhận biết các sứ đồ, chứ không bao giờ có ý định dành cho Hội Thánh nói chung.”17

Điều quan trọng cần phải hiểu đó là không người nào trong số các tác giả Tin Lành này theo như tôi được biết, từ chối rằng ngày nay Đức Chúa Trời có chữa lành. Vấn đề là hoặc Ngài có sử dụng các ân tứ dấu kỳ như là phương tiện để hoàn thành chức vụ này hay không. Đối với một bộ phận lớn của hệ thống Tin Lành, là số góp phần trong Giáo Hội Cải Chánh hoặc định kỳ thuyết, cho rằng các ân tứ dấu kỳ đã chấm dứt, thì làn sóng thứ ba xuất hiện được ngầm hiểu như là một sự đe dọa. Tuy nhiên, theo quan niệm của tôi thì những thái độ này đã và đang thay đổi trong khoảng 10 năm qua.

Khi các Hội Thánh Cơ Đốc hiện thời phát triển các chủ trương của họ về chức vụ, họ thường làm tốt để cho công chúng biết họ nhận định chính mình ở đâu trên toàn bộ phạm vi: từ ân tứ đến không ân tứ – cởi mở; đến không ân tứ – khép kín; đến chống ân tứ. Khi năm tháng trôi đi, dường như khuynh hướng giữa vòng những người Tin Lành là đã dịch chuyển khỏi vị trí chống ân tứ và hướng đến vị trí không ân tứ. Một số cởi mở và bảo rằng: “Chúng tôi hoan nghênh những người thực hành ân tứ như là một phần của Hội Thánh chúng tôi với việc hiểu rằng họ đang gia nhập vào một Hội Thánh không ân tứ. Họ có thể thực thi các ân tứ của mình, nhưng không tham gia vào chương trình chính thức của Hội Thánh chúng tôi.” Một số thì khép kín hơn và bảo rằng: “Chúng tôi xác nhận Ngũ tuần và Cơ Đốc giáo ân tứ là một phần của công việc Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay, nhưng chúng tôi cảm thấy nó không dành cho chúng tôi hoặc về lý thuyết hoặc về thực hành. Nếu bạn là người của phong trào ân tứ có lẽ bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở một Hội Thánh khác.”

Tôi thích cách các Mục Sư George Mallone, John Opmeer, Jeff Kirby và Paul Stevens cô đọng thiên lộ lịch trình của họ. Không một ai trong số họ tự coi mình là một mục sư ân tứ thuộc Hội Thánh ân tứ. Họ thú nhận rằng: “Nền tảng của chúng tôi đều thuộc định kỳ thuyết hoặc cải chánh, đã dạy chúng tôi tin rằng những ân tứ công khai của Đức Thánh Linh đã chấm dứt từ thời các sứ đồ. Để đỗ trong các bài thi thần học tất cả chúng tôi đều phải chấp nhận đường lối của tổ chức.” Tuy nhiên, một khi đã rời chủng viện và bắt đầu tham gia vào chức vụ trong những giai đoạn thời kỳ khác nhau, họ thấy chính mình dự phần vào khuynh hướng mà tôi đang mô tả. Hiện nay, họ đã đi đến ba kết luận:

(1) sự đình chỉ các ân tứ nhất định đã không được dạy trong Kinh Thánh ; (2) Hội Thánh đã vô cùng yếu ớt và thiếu sức sống vì cớ thiếu các ân tứ này ; và (3) điều chúng ta đang chứng kiến trong kinh nghiệm của chính mình đã gợi ý rằng các ân tứ này có sẵn dành cho Hội Thánh ngày nay .18

Điều này nghe như làn sóng thứ ba đối với tôi vậy. Hãy lưu ý, một yếu tố quan trọng trong việc thay đổi tâm trí của những mục sư Tin Lành này là kinh nghiệm cá nhân của họ về sức mạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong chức vụ của họ. Điều này phù hợp với nhận định của tôi rằng một sự phơi bày trực tiếp trước một việc chữa lành, một phép lạ, một lời tri thức hoặc một sự giải cứu khỏi các quỷ là yếu tố duy nhất thường xuyên hơn hết cảm động những người Tin Lành đi từ chỗ hoài nghi các dấu kỳ và các phép lạ đến chỗ đặt lòng tin và cởi mở rồi sau đó là đích thân dự phần vào loại chức vụ thuộc làn sóng thứ ba.

Làm thế nào mà điều này xảy ra với tôi, tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo.

 

Ghi chú

  1. C. Peter Wagner, On the Crest of the Wave (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1983), pp. 19-21.
  2. C. Peter Wagner, Spiritual Power and Church Growth (Wheaton, IL: Creation House, 1987).
  3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw, 1983), p. 11.
  4. James Wong, “Reaching the Unreached,” The Courier, Mar.-Apr., 1984, p. 6.
  5. C. Peter Wagner, “A Third Wave?” Pastoral Renewal, July.-Aug., 1983, pp. 1-5.
  6. Vinson Synan, In the Latter Days: The Outpouring of the Holy Spirit in the Twentieth Century (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1984), p. 137.
  7. David Barrett, World Christian Encyclopedia (New York: Oxford University Press, Inc., 1982).
  8. Thomas F. Zimmerman, “Priorities and Beliefs of Pentcostals,” Christianity Today, Sept. 4, 1981, pp. 36,37.
  9. Larry Christenson, “Baptism with the Holy Spirit,” Focus Newsletter, Fellowship of Charismatic Christians in the United Church of Christ, June 1985, pp. 1-3.
  10. Ibid., p. 3.
  11. Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), pp. 33-34.
  12. Richard Lovelace, “We Need Other Christians,” Charisma, May 1984, p. 10.
  13. John R. W. Stott, “The Great Commission,” One Race, One Gospel, One Task, Carl F. H. Henry and W. Stanley Mooneyham, eds. (Minneapolis: World Wide Publications, 1967), Vol. 1, p. 51.
  14. J. I. Packer, Keep in Step with the Spirit (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1984), p. 229.
  15. John F. MacArthur, Jr., The Charismatics (Grand Rapids, MI: Zondervan Academie Books), 1978, p. 78.
  16. Dave Breese, Satan’s Ten Most Believable Lies (Chicago: Moody Press, 1974), p. 86.
  17. Ray Stedman, Acts 1-12: Birth of the Body (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1974), p. 105.
  18. George Mallone, Those Controversial Gifts (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1983), p. 11.