Chức Vụ Chữa Lành- Làn Sóng Thứ Ba (Phần 2)

  1. Những đặc điểm về Hội Thánh

Một đặc điểm chính yếu của làn sóng thứ ba là tránh sự chia rẽ hầu như ở bất cứ giá nào. Thành phần nòng cốt của làn sóng thứ ba bao gồm những tín hữu Tin Lành là những người thỏa lòng với sự sáp nhập giáo hội hiện tại của họ và mong muốn nó được giữ nguyên như vậy.

lan-song-thu-ba-phan-2

Một trong những lý do khiến một số những người Tin Lành quyết định không muốn giống với phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ là vì hai phong trào này đều đã mang tai tiếng về sự chia rẽ. Đối với một số người, đây là một hình phạt tồi tệ, nhưng trong nhiều trường hợp nó lại xứng đáng. Ví dụ, những người Ngũ tuần đầu tiên, phần lớn nổi lên từ phong trào thánh khiết. Mặc dầu đó không phải là ý định hoặc mong muốn ban đầu của họ, nhưng họ đã ly khai và hình thành các giáo phái riêng của mình sau khi ở trong con đường của Luther và Wesley. Hội thánh của Nazarene, đó là dẫn chứng một trường hợp, ban đầu được gọi là Hội Thánh Ngũ tuần của Nazarene. Nhưng họ đã phản ứng quá mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là một sự nhấn mạnh không đúng Kinh Thánh về tiếng lạ giữa vòng những người Ngũ tuần mà họ bị ép phải từ bỏ phần đó trong tên gọi của họ, và ba thế hệ sau đó họ vẫn đang day dứt. Phong trào phục hưng ân tứ đã để lại một vết hằn nổi bật về sự phân rẽ của các Hội Thánh suốt các thập niên 60 và 70.

Vào thập kỷ 80, nan đề của sự phân rẽ đã giảm đi nhiều, hết thảy chúng ta đầy lòng cảm tạ vì điều đó. Nhưng những ký ức tôn giáo thì dài, và nỗi lo sợ rằng lịch sử có thể lặp lại sự vương vấn của bản thân nó nhiều nơi.

Những người lãnh đạo của làn sóng thứ ba đang sẵn sàng để thỏa hiệp ở bất cứ những điểm nào ngõ hầu không làm xáo trộn chủ trương, chức vụ của một hội chúng Tin Lành truyền thống. Tôi thấy chính mình đang liên tục thỏa hiệp khi tôi tìm cách gây dựng ở tại Hội Thánh của Giáo Hội Lake Avenue, ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller và trong nhiều khóa hội thảo được tài trợ bởi hiệp hội Charles E. Fuller dành cho việc Truyền Giáo và Tăng Trưởng Hội Thánh. Và tôi vui mừng làm điều đó bởi vì tôi cảm thấy điều đó là sự kêu gọi hiện nay của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi. Nhưng nhiều người trong số những người đồng thời với tôi thấy rằng họ không thể làm như vậy bởi vì họ cảm biết Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ qua một cách khác. Một số trong vòng họ hiện nay là mục sư của các Hội Thánh độc lập là nơi họ có thể làm hầu như mọi điều họ muốn làm theo cách họ muốn. Theo quan điểm của tôi, họ đang ở nơi Chúa muốn họ ở và tôi đang ở nơi Chúa muốn mình ở. Họ ở trong làn sóng thứ hai; còn tôi ở trong làn sóng thứ ba.

Một trong những lãnh vực thỏa hiệp mà tôi coi là quan trọng trong bối cảnh đặc biệt của mình có liên quan đến tiếng lạ công khai. Một lãnh vực chính của chức vụ tôi, như tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về sau, là lớp học Trường Chúa Nhật của tôi ở tại Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 người. Đó là một nhóm làn sóng thứ ba khoảng 100 người lớn. Vào lúc đầu, khi nhiều ân tứ thuộc linh đã trở nên rõ ràng trong lớp học, tôi giải quyết tiếng lạ công khai bằng cách tuyệt đối cấm việc sử dụng chúng. Tôi làm điều này vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì tôi biết đủ về lịch sử phân rẽ của ân tứ để nhận ra rằng tiếng lạ công khai là một trong những yếu tố phân rẽ hơn hết. (Các nan đề với tiếng lạ thật sự đã có từ Hội Thánh Côrinhtô). Ao ước của tôi đối với sự hiệp nhất thân thể Chúa lớn hơn ao ước muốn được nhìn thấy mọi ân tứ được tỏ ra.

Tôi muốn đồng tình với vị mục sư quản nhiệm của tôi là Paul Cedar. Trong một cuộc tư vấn riêng tư, ông đã khích lệ tôi đừng cho phép mọi người sử dụng tiếng lạ trong lớp học. Ông nói rằng một số các người bạn trong phong trào ân tứ của ông đã giữ cùng một lập trường đó. Tuy nhiên, ông khích lệ tôi hãy để Thánh Linh dẫn dắt. Nguyên tắc của ông đối với các chức năng của Hội Thánh là không có tiếng lạ công khai. Tôi cảm thấy hẳn là không khôn ngoan khi tôi để cho lớp học chọn một phương hướng khác đối với một vấn đề có tiềm năng bùng nổ như vậy.

Khi tôi cho lớp học biết nguyên tắc của chúng tôi, một số đã đến gặp tôi và nói: Ông không sợ dập tắt Thánh Linh sao? Câu trả lời của tôi là: Vâng; tôi thật sự đã dè dặt trong lãnh vực đó bởi vì Kinh Thánh chép rằng: “đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ” (14:39). Nhưng đây là một sự liều mình mà tôi sẵn sàng làm bởi vì câu Kinh Thánh kế tiếp chép rằng: “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (câu 40). Hơn nữa, nếu Thánh Linh bị dập tắt, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đức Chúa Trời sẽ không quở trách cá nhân bạn nếu bạn kiềm hãm việc sử dụng tiếng lạ công khai vì vâng lời những người nắm quyền trên bạn trong Chúa. Một sự liều lĩnh thuộc linh lớn hơn đối với bạn là không vâng lời. Không biết chúng tôi có mất các thành viên nào trong lớp vì một mình lý do đó không, tôi không biết. Tôi ngờ rằng có lẽ chúng tôi đã mất một hoặc hai người là nhiều nhất.

Một điểm cuối liên quan đến các vấn đề giáo hội là ngữ nghĩa. Một trong những nguyên nhân chính gây nên chia rẽ là sự sáng tạo vô tình các loại Cơ Đốc nhân hạng một và Cơ Đốc nhân hạng hai trong cùng một hội chúng. Mặc dầu, những người tốt nhất trong phong trào ân tứ đã mạnh mẽ ra sức phủ nhận điều này, song khó có bất cứ cách nào để tránh được những thành ngữ cho thấy những người đã nhận được “kinh nghiệm” này đã bước một bước quan trọng lên một mức thuộc linh cao hơn là họ đã từng có trước kia. Và trong tình yêu Cơ Đốc chân thật, họ không thể làm gì khác hơn là lui lại và ra sức giúp các anh chị em mình trong Chúa bước lên cùng một bước ấy.

Cụm từ phổ biến nhất được dùng để mô tả tình trạng thuộc linh mới mẻ này là một tính từ đầy dẫy Thánh Linh. Cụm từ này phổ biến đến nỗi có nhiều người không nhận biết làm thế nào mà nó lại chia rẽ như vậy. Tất nhiên là nó không phân rẽ, trong một Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, nơi mà việc tìm kiếm sự báp tem trong Thánh Linh là một phần không thể thiếu được của chủ trương chức vụ. Nhưng nó dễ dàng có trong một Hội Thánh Tin Lành, nơi mà số lượng đông đảo những Cơ Đốc nhân trưởng thành đang bước đi gần gũi với Chúa có thể bị làm cho họ có cảm giác mình là Cơ Đốc nhân thuộc hạng hai bởi vì họ không hề nói tiếng lạ cũng không thích ở xung quanh những người nói tiếng lạ. Để hiểu sự lan tràn của cụm từ này, bạn hãy kiểm tra xem nó được sử dụng trung bình một giờ bao nhiêu lần trong một buổi nói chuyện trên ti vi qua chương trình Cơ Đốc. Chúng tôi thường nghe nói về các Hội Thánh đầy dẫy Thánh Linh và các khóa hội thảo đầy dẫy Thánh Linh cũng như cách nhóm học Kinh Thánh đầy dẫy Thánh Linh. Tôi đã thấy một bức thư mới đây gửi cho các nhà biên tập của tờ Charisma ám chỉ đến tờ báo ấy như là một tạp chí đầy dẫy Thánh Linh.

Vì những lý do đó, những Cơ Đốc nhân thuộc làn sóng thứ ba không thích được coi như là người đầy dẫy Thánh Linh. Và vì những lý do tương tự, phần lớn là vì những phiền toái mang tính lịch sử mà nó mang theo, họ thích không bị gọi là những người thuộc phong trào ân tứ hơn.