Chức Vụ Chữa Lành- Làn Sóng Thứ Ba (Phần 1)

LÀN SÓNG THỨ BA

lan-song-thu-ba-phan-1

Làn sóng thứ ba khác với phong trào Ngũ tuần và phong trào ân tứ như thế nào?

Để nhấn mạnh, tôi xin lặp lại điều tôi đã nói ở phần trước: Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều so với những điểm dị biệt. Tuy nhiên, những điểm khác nhau không phải là không quan trọng, và tôi muốn nói đến những điểm khác nhau đó.

Tôi xin được nói ngay từ ban đầu rằng tôi chỉ nói với tư cách của một cá nhân. Tôi không phải là Chủ tịch của Hội Nghị Làn Sóng Thứ Ba của Thế Giới – không có một thực thể như vậy tồn tại. Tôi chỉ là một trong số nhiều người lãnh đạo mà Chúa dường như đang dấy lên khắp nơi trên thế giới để gây dựng theo một phong cách của làn sóng thứ ba. Chính xác là có bao nhiêu người tôi cũng chưa biết, nhưng nếu ước tính của David Barrett về 27 triệu tín hữu đã làm việc chung với làn sóng thứ ba ở đâu đó gần chính xác, thì hẳn phải có một con số lớn về những người này. Phong trào này đang trong thời kỳ phôi thai của nó và những lời định nghĩa rõ ràng hơn sẽ rõ nét hơn khi thời gian trôi đi. Với tuyên bố từ chối đó, tôi có thể đi tiếp để nhấn mạnh cách mà tôi thấy làn sóng thứ ba vào thời điểm này.

Khi tôi phân tích những đặc điểm của làn sóng thứ ba, có ba lãnh vực nổi bật: về giáo lý, về hàng giáo phẩm và sự thực nghiệm.

  1. Những Điểm Nổi Bật về Giáo Lý

Giữa vòng những người Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh, những khác biệt về giáo lý là có thể chấp nhận được trên cơ sở, bởi sự nhất trí đó là những vấn đề thứ yếu. Báp tem là một trường hợp điển hình. Những người thuộc Hội Giám Lý thì rảy nước, những người Báp tít thì dìm vào trong nước, và những người thuộc giáo phái Quaker thì “lau khô”.

Mỗi giáo phái đều xác quyết vững chắc điều họ đang làm là đúng, nhưng thường thì họ khoan dung đối với những giáo phái khác. Hầu hết mọi người trong những ngày này không coi đó là điều đáng phải đánh nhau.

Chính bản chất của thần học tự nó cho phép những khác biệt như vậy. Thần học không là gì hơn hoặc kém nỗ lực của loài người để giải thích Lời Đức Chúa Trời và những công việc của Đức Chúa Trời một cách hợp lý và có hệ thống. Hai nguồn phương tiện chính yếu về dữ kiện chính là Kinh Thánh và kinh nghiệm của người Cơ Đốc. Điều này không hàm ý rằng những con người khác nhau nhìn thấy Kinh Thánh theo những cách khác nhau và họ giải thích kinh nghiệm bằng những cách khác nhau. Và bởi vì có những sự bất đồng, điều đó không hàm ý rằng một quan điểm này nhất thiết phải là sai. Chúng vẫn có thể đều đúng cả, mỗi quan điểm nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng của lẽ thật Đức Chúa Trời.

Các vấn đề quan trọng về giáo lý phân rẽ làn sóng thứ ba với hai làn sóng kể trên bao gồm một số những giáo lý thứ yếu này, đặc biệt là báp tem trong Thánh Linh, tiếng lạ và các ân tứ thuộc linh. Cả hai quan điểm đều chấp nhận Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền tối hậu của họ. Và cả hai đều tuân giữ những kinh nghiệm Cơ Đốc giống nhau. Ví dụ, (a) một số Cơ Đốc nhân, tiếp theo sự tái sanh, kinh nghiệm một sự ban năng lực sâu xa của Đức Thánh Linh trong đời sống họ, và đối với một số người điều đó xảy ra trên một lần; (b) một số Cơ Đốc nhân nói các tiếng lạ còn một số thì không; (c) đôi khi (a) và (b) là các phần của cùng một kinh nghiệm, nhưng đôi khi thì không. Như vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích điều Kinh Thánh dạy và điều chúng ta học từ kinh nghiệm Cơ Đốc?

Như chúng ta đã thấy, hầu hết những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ gọi kinh nghiệm ấy là báp tem trong Thánh Linh và dạy rằng bạn có thể biết điều đó thật sự xảy ra hay chưa đối với bạn là bởi việc bạn có nói tiếng lạ hay không. Họ hậu thuẫn cho điều đó bằng cách liên hệ trong Lời của Chúa Giê-xu: “Nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp tem bằng Đức Thánh Linh” (Cong Cv 1:5) với lễ Ngũ tuần nơi mà 120 người ở tại phòng cao “đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác” (2:4). Đây là một sự giải thích hợp lý và có hệ thống về dữ kiện nầy.

Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là … điều mà Cơ Đốc nhân mong đợi phải được lặp đi lặp lại từ lúc này sang lúc khác suốt trong đời sống Cơ Đốc.

Mặc dù thừa nhận điều đó, tôi tự nhiên tin rằng cách hiểu của tôi về dữ kiện này thậm chí còn hợp lý và có hệ thống hơn của họ. Sau đây là những quan điểm của tôi trong một hình thức được rút gọn:

Nhận định đầu tiên của tôi là hiện tượng những Cơ Đốc nhân được ban năng lực bởi Đức Thánh Linh như vậy được coi như là việc đổ đầy chứ không phải là việc báp tem trong Tân ước. Thật vậy, ký thuật của Kinh Thánh về kinh nghiệm Lễ Ngũ tuần tự nó không nói rằng người tin Chúa được “báp tem trong Thánh Linh” mà nói rằng họ được “đổ đầy Thánh Linh” (2:4). Tôi hiểu phần giới thiệu Tin Lành cho người Do Thái (xem2:1-47), cho người Samari (xem 8:1-40) và cho dân ngoại (xem 10:1-48) như là ba giai đoạn của “sự kiện Ngũ tuần” hoàn toàn, là điều đã xảy ra mang tính cách lịch sử một lần cho mọi người. Tiếp sau điều đó, người tin Chúa vẫn cần phải được đổ đầy Đức Thánh Linh. Có lẽ một số, nếu không phải tất cả, trong nhóm những người được mô tả trong 4:30 đã có mặt ở tại lễ Ngũ tuần. Chắc chắn Phierơ và Giăng đã có mặt. Nhưng “họ đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh” một lần nữa vào dịp này. Những ví dụ khác trong Kinh Thánh có thể được cho.

Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là điều gì đó không bị giới hạn đối với kinh nghiệm một lần đủ cả (như kinh nghiệm tái sanh ), mà đó là điều Cơ Đốc nhân cần phải mong đợi được tái diễn từ lúc này sang lúc khác suốt đời sống Cơ Đốc của mình .

Nhận xét thứ nhì của tôi là phép báp tem của Đức Thánh Linh là một kinh nghiệm một lần đủ cả thật sự đầy đủ và rằng điều đó xảy ra khi chúng ta được sanh lại. ICo1Cr 12:13 chép rằng: “Chúng ta … đã chịu phép báp tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân.” Tôi nhận ra rằng David du Plessis thường nói ở đây Đức Thánh Linh là Đấng làm báp tem, nhưng chúng ta cũng hãy tìm kiếm một kinh nghiệm thứ hai đối với Chúa Jê-sus là Đấng làm báp tem. Đó là sự khác biệt của chúng ta.

Nhận xét thứ ba của tôi là việc nói tiếng lạ là một ân tứ thuộc linh. Đây cũng chỉ là một trong 27 ân tứ thuộc linh khác nhau mà tôi tin là Đức Chúa Trời đã phân phát khắp thân thể Đấng Christ “theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (12:11). Một số người có ân tứ nói tiếng lạ và một số người không có, cũng như một số người có ân tứ truyền giáo, tiếp khách hoặc dạy dỗ và một số người không có.

Nhận xét thứ tư của tôi là một người có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh, bộc lộ bông trái Đức Thánh Linh, hầu việc Chúa bằng các ân tứ thuộc linh trong quyền năng, và là một ống dẫn cho việc chữa lành người đau và đuổi quỷ, tất cả, mà không nói tiếng lạ. Rốt lại, sứ đồ Phaolô đã nêu lên câu hỏi: “Có phải cả thảy đều nói tiếng lạ sao?” (12:30). Câu trả lời rõ ràng là không.

Vì vậy, trong làn sóng thứ ba bạn sẽ không thấy những người khuyến khích những Cơ Đốc nhân khác tìm kiếm phép báp tem trong Thánh Linh và bạn sẽ không thấy tiếng lạ được nhấn mạnh hơn bất cứ ân tứ nào khác.

Liên quan đến điều này là giáo lý về các ân tứ thuộc linh. Nhiều người Ngũ tuần và ân tứ có khuynh hướng nhấn mạnh đến chín ân tứ trong 12:8-10, coi chúng như là điều gì đó chỉ tỏ về chức vụ đầy dẫy Thánh Linh nhiều hơn là 18 ân tứ kia. Thêm vào đó là quan niệm cho rằng người tin Chúa, khi được báp tem trong Thánh Linh (như những người Ngũ tuần hoặc ân tứ hiểu) có được tiềm năng sử dụng tất cả chín ân tứ suốt trong đời sống Cơ Đốc của họ. Làn sóng thứ ba, như tôi sẽ giải thích vào đúng tiến trình, có một cái nhìn khác hơn về những vấn đề này, là điều mà một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, là các giáo lý thứ yếu.