Chức Vụ Chữa Lành- Thần Học Nhập Thể (Phần 2)

Sự Cám Dỗ

Một hàm ý quan trọng hơn nữa về việc Chúa Jê-sus là Ađam thứ hai trong vấn đề mà tôi đang làm rõ trong chương này có liên quan đến những cám dỗ của cả hai. Tôi đã đề cập ở trước rằng cả Ađam và Chúa Jê-sus đều đã bước vào các giao kèo về sự vâng lời với Đức Chúa Cha. Khi Satan cám dỗ họ, sự vâng lời là điểm yếu mà nó tấn công mạnh mẽ trong cả hai trường hợp. Đối với Ađam, điểm yếu chính là trái cây cấm. Còn đối với Chúa Jê-sus, đó là việc Ngài sử dụng các thuộc tính thiên thượng.

AGN35544

Tôi biết một số người sẽ không đồng ý, nhưng tôi vẫn tin rằng sự cám dỗ của Chúa Jê-sus thật sự nghiêm túc. Nói cách khác, Chúa Jê-sus đã có thể phạm tội. Nếu Ngài không thể phạm tội, thì theo tôi, toàn bộ sự việc chẳng khác gì một trò đùa lố bịch. Vậy Ngài có thể phạm tội bằng cách nào? Ngài có thể phá vỡ giao kèo vâng lời với Đức Chúa Cha bằng cách sử dụng các thuộc tính thiên thượng của mình.

Satan dường như biết rất rõ điều này, bởi vì cả ba lần cám dỗ của Chúa Jê-sus đều đụng đến chính điểm sử dụng các thuộc tính thiên thượng của Ngài. Chúa Jê-sus có thể biến đá thành bánh chỉ bằng cách sử dụng thuộc tánh toàn năng thiên thượng của Ngài. Ngài có thể gọi các thiên sứ đến cứu Ngài nếu Ngài nhảy xuống từ nóc Đền Thờ, bởi vì Ngài chính là Đức Chúa Trời và là người đứng đầu các đội quân thiên sứ. Ngài có thể nắm quyền trên các nước của thế gian nếu Ngài muốn thậm chí không phải thờ lạy Satan, bởi vì Ngài vốn là Vua của các vua và Chúa của các chúa. Nhưng Ngài không làm một điều nào kể trên, bởi vì bất cứ điều nào cũng làm gãy đổ giao kèo vâng lời mà Chúa Jê-sus đã lập với Cha Ngài như là một phần trong sự nhập thể của Ngài. Khi Chúa Jê-sus đã chống lại những cám dỗ này một cách đắc thắng, sự thất bại của kẻ thù đã bắt đầu một cách nghiêm túc.

Điều này nhắc nhở tôi một điều về người bạn của tôi là Edward Murphy, phó chủ tịch Các Chiến Dịch Truyền Giáo Hải Ngoại, một lần đã nói với tôi. Murphy, người mà tình cờ dạy ở tại trường đại học Biolas trong nhiều năm, có ơn đuổi quỷ, và ông đã được Đức Chúa Trời sử dụng rất lớn lao trong chức vụ giải phóng những người bị quỷ ám. Sự dạy dỗ của ông về chiến trận thuộc linh là điều tốt nhất mà tôi từng được nghe. Một lần nọ ông tham gia vào một cuộc đối thoại sống động đặc biệt với một tà linh khôn ngoan lạ thường, là kẻ không muốn lìa con người đó. Ed nói rằng: “Ngươi có biết rằng chủ của ta đã đánh bại chủ ngươi chăng?” Con quỷ đã phải thú nhận điều đó là sự thật. Sau khi chế nhạo con quỷ này một chút (ông thừa nhận là có thể không bao giờ nên làm điều đó), Ed nói: “Chủ của ta đánh bại chủ ngươi ở đâu?” Ông tưởng rằng nó sẽ trả lời là ở tại Gôgôtha. Thay vào đó trước sự ngạc nhiên của Murphy, con quỷ nói: “Ở lần cám dỗ trong đồng vắng”.

Bởi vì Chúa Jê-sus đã từng trải đời sống qua nhân tánh của Ngài , không ngạc nhiên khi Ngài kinh nghiệm cuộc đời cũng giống như chúng ta, ngoại trừ việc Ngài không phạm tội .

Tôi không tin rằng ma quỷ có những tuyên bố đáng tin cậy về mặt thần học, nhưng ít ra thì điều này cũng khá là thú vị.

Satan đã thử một lần chót ở tại vườn Ghếtsêmanê. Nó đã tấn công vào cùng một điểm, lần này là giây phút yếu đuối đặc biệt. Chúa Jê-sus hẳn đã làm hầu như mọi điều để tránh bị đóng đinh; mọi điều, có nghĩa là ngoại trừ việc phá hỏng giao kèo vâng lời với Đức Chúa Cha. Một lần nữa, Ngài đã có thể gọi một quân đoàn thiên sứ để quét sạch đạo quân Lamã, nhưng nếu Ngài làm như vậy, kế hoạch cứu rỗi sẽ bị chấm dứt, nước Đức Chúa Trời sẽ bị rút về, và Satan sẽ vẫn nắm quyền cai trị.

Nguồn Quyền Năng của Chúa Jê-sus

Chúng ta không cần phải nỗ lực giảng giải những lời tuyên bố như HeDt 4:15 rằng Chúa Jê-sus đã “chịu cám dỗ trong mọi sự cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội.” Bởi vì Chúa Jê-sus đã từng trải đời sống qua bản tánh loài người của Ngài, nên không có gì ngạc nhiên rằng Ngài đã từng trải cuộc đời cũng giống như chúng ta, ngoại trừ việc Ngài không phạm tội. Ngài biết cách để vâng lời Đức Chúa Cha tốt hơn chúng ta.

Nhưng điều này cũng dẫn chúng ta đến chỗ hiểu rõ hơn cách Chúa Jê-sus thi hành các phép lạ, chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ. Về mặt tiêu cực, chúng ta biết chắc rằng điều này không được thực hiện qua các thuộc tánh thiên thượng của Ngài. Về mặt tích cực, chúng ta hiểu rằng toàn bộ chức vụ siêu nhiên của Chúa Jê-sus đã được thực hiện, không phải bởi chính mình Ngài, mà là bởi quyền phép của Thánh Linh. Không phải tự Ngài có thể làm được các phép lạ. Rốt cuộc, Ngài đã là Đức Chúa Trời. Nhưng vì cớ sự vâng lời tình nguyện của mình, Ngài đã từ chối làm điều đó, thậm chí khi bị thách thức trực tiếp bởi đối thủ chính của Ngài.

Sứ đồ Phierơ đã biết điều đó, và ông đã giải thích điều đó khi ông rao giảng trong nhà của Cọtnây. Ông đã thuật lại thể nào Chúa Jê-sus “đã đi từ nơi nọ qua chỗ kia, làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp.” Nhưng có phải Ngài đã tự mình làm điều đó không? Không, Ngài đã làm được điều đó chỉ vì “Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Jê-sus ở Naxarét bằng Thánh Linh và quyền phép” (xem Cong Cv 10:38). Việc xức dầu hàm ý rằng có điều gì đó ở bên ngoài chính mình Ngài đã được ban cho Ngài. Nhưng nếu Ngài vận hành bởi các thuộc tính thiên thượng của Ngài, thì Ngài đã chẳng nhận lấy từ bên ngoài chính mình, bởi vì Đức Chúa Trời là mọi sự trong mọi sự.

Chúa Jê-sus đã phải nói gì về điều này? Rất nhiều. Thoạt đầu, Ngài đã nói: “Con chẳng tự mình làm nổi việc gì nhưng làm điều Con thấy Cha làm” (GiGa 5:19). Chúa Jê-sus luôn luôn lệ thuộc vào Cha Ngài.

Bạn có bao giờ suy nghĩ Chúa Jê-sus giống như thế nào khi Ngài lớn lên không? Có lẽ Ngài đã khóc khi Ngài đói, cũng giống như tất cả các em bé mà chúng ta biết. Và Ngài cũng cần phải được tập luyện để bỏ mang tả. Tôi hát lời này, nhưng không tin vào câu hát Giáng sinh đó là “Hài nhi Jê-sus không tiếng oe oe nằm tự nhiên khoan khoái.” Ngài đã phải học đi học lại nhiều lần mới nói được tiếng Aram. Ngài không thể hiểu được một từ của tiếng Trung Hoa hoặc ngôn ngữ Aztec, bởi vì Ngài chẳng bao giờ học các thứ tiếng đó cả. Tôi hình dung cha mẹ Ngài đã nhiều lần cũng phải mắng Ngài. Có lẽ Ngài cũng đã sai phạm trong thời gian tập việc ở tại xưởng mộc và cần phải được cha mình là Giôsép sửa dạy. Ngài đã bị khó tiêu khi ăn phải thức ăn xấu hoặc ăn quá nhiều vào những ngày lễ. Thật vậy, dân chúng trong quê hương Naxarét của Ngài đã nghĩ Ngài chỉ là một cậu bé Do Thái bình thường cho nên họ mới cho rằng việc Chúa Jê-sus là Đấng Mêsi chẳng có ý nghĩa gì đối với họ cả.

Nhưng mặc dầu Ngài có thể giống các cậu bé khác trạc tuổi, nhưng Ngài cũng không giống chúng trong cách Ngài hoàn toàn vâng phục Cha Ngài. Câu chuyện đầu tiên không bình thường mà chúng ta được biết đó là khi Ngài đã ở lại tại đền thờ Giêrusalem để đối đáp với các giáo sư Do Thái. Bạn còn nhớ điều Ngài nói với cha mẹ để giải thích không? “Cha mẹ há không biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (LuLc 2:49). Mari và Giôsép dường như đã không hiểu. Nhưng chúng ta thì hiểu, bởi vì chúng ta đã có GiGa 5:19 giải thích rằng Con chỉ làm “điều chi con thấy Cha làm.”

Chúng ta có thể nghĩ rằng sự vâng lời của Chúa Jê-sus là điều tự động. Điều đó sẽ đúng nếu như Ngài sử dụng các thuộc tánh thiên thượng, nhưng không phải vậy. Bởi vì Ngài đang hoạt động với tư cách một con người 100 phần trăm, Ngài đã phải học tập để vâng lời, chính xác là điều HeDt 5:8 đã nói: “dầu Ngài là Con, cũng đã chịu học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu.” Chúng ta đoán chừng là khi năm tháng trôi đi, Ngài ngày càng vâng phục Đức Chúa Cha hơn nữa.

Khi Chúa Jê-sus đuổi quỷ, không phải bằng chính sức mạnh của Ngài. Ngài đã phán rằng: “Ta cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỷ” (LuLc 11:20). Khi Ngài đoán xét, thì đoán xét bằng thẩm quyền mà Cha Ngài đã giao cho Ngài. Ngài phán: “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con” (GiGa 5:22). Và sau đó Ngài phán: “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe” (câu 30). Sự dạy dỗ của Chúa Jê-sus đến từ đâu? “Vậy, những điều ta nói, thì nói theo như Cha ta đã dặn” (12:50). Không ai có quyền lấy đi sự sống của Chúa Jê-sus mà không có sự đồng ý của cá nhân Ngài. Ngài đã phán: “Ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại,” qua câu nói này có phải Ngài ám chỉ là Ngài thừa hưởng quyền phép thiên thượng không? Không, bởi vì Ngài đã giải thích: “Ta đã lãnh mạng lệnh này nơi Cha ta” (10:18).

Trong mọi điều này, Chúa Jê-sus đã làm một số điều mà một con người khác không có quyền hợp pháp để làm: Ngài đã chấp nhận sự thờ phượng của những người khác. Ngài có thể làm điều đó bởi vì, dầu mọi sự, Ngài vẫn không bao giờ thôi là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Những nhà thông thái đã đến để thờ phượng Ngài (xem Mat Mt 2:2). Một người mù được Chúa chữa lành đã thờ phượng Ngài (xem GiGa 9:38). Một người bị quỷ ám đã thờ phượng Ngài ngay trước khi các quỷ bị đuổi ra (xem Mac Mc 5:6). Bởi vì Ngài luôn luôn có bản tánh của Đức Chúa Trời, nên Chúa Jê-sus đã không phải trả lời như Phierơ khi Cọtnây sấp mình xuống và thờ lạy ông: “Ngươi hãy đứng dậy, chính ta cũng chỉ là người mà thôi” (Cong Cv 10:26). Không giống như Chúa Jê-sus, Phierơ chỉ có một bản tánh, bản tánh loài người.

Cuối Cùng của sự Vâng Lời

Giao kèo của Chúa Jê-sus về sự vâng lời không tồn tại mãi mãi. Như chúng ta đã thấy trong Phi Pl 2:8, Ngài “đã vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Nhiều người không hiểu rằng Chúa Jê-sus hoạt động bởi nhân tánh của Ngài nên đã không hiểu được tiếng kêu thống thiết của Ngài trên thập tự giá: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mat Mt 27:46). Nhưng điều này thật có ý nghĩa nếu chúng ta biết rằng vào thời điểm đặc biệt đó, Đức Chúa Cha đã chọn để không mặc khải cho Chúa Jê-sus chính xác lý do vì sao điều đó xảy ra, và câu hỏi của Chúa Jê-sus là phản ứng của một con người bình thường.

Khi Chúa Jê-sus nói: “Lạy Cha, Con giao linh hồn Con trong tay Cha” (LuLc 23:46), giao kèo vâng lời đã chấm dứt. Như vậy, Ngài bắt đầu sử dụng lại thần tánh của Ngài.

Một bằng chứng chúng ta tìm được để hiểu rằng một sự thay đổi đã xảy ra vào lúc ấy sau khi Chúa Jê-sus sống lại, đó là khi Ngài đang rao bảo sự dạy dỗ cuối cùng cho các môn đồ. Họ đã hỏi Ngài: “Lạy Chúa, có phải trong lúc này Chúa sẽ lập lại nước Ysơraên chăng?” (Cong Cv 1:6). Câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi đã dấy lên rắc rối trong Mac Mc 13:32. Vào lúc ấy, trước khi chịu chết, Chúa Jê-sus không biết câu trả lời, và Ngài đã nói như vậy. Nhưng lần này, sau khi phục sinh, Ngài đã biết bởi vì Ngài đang sử dụng các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ngài đã phán rằng: “Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha ta đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Cong vu 1:7).