Chức Vụ Chữa Lành- Có Một Làn Sóng Thứ 3 Chăng?

CÓ MỘT LÀN SÓNG THỨ BA CHĂNG?

co-mot-lan-song-thu-ba-chang

Bạn tôi là Michael Cassidy thuộc Công Ty Thương Mại Phi Châu nghĩ mình là một trong những người “sống trong ánh sáng thần học chạng vạng giữa phong trào Tin Lành khá khắt khe và một phong trào Ngũ tuần đang nở rộ.” Trong tác phẩm Bursting the Wineskins , ông nói đến những người nhận biết sức mạnh tâm linh mới mẻ mà tôi đã mô tả, là những người ao ước được thấy nó hoạt động trong các chức vụ của họ, nhưng vì những lý do rất khác nhau, họ không cảm thấy tự do để đồng cảm với phong trào phục hưng ân tứ hiện thời.3

Trong suốt thập kỷ 80, số lượng những người Tin Lành truyền thống … đang tìm kiếm và đã tìm được quyền năng thuộc linh mới mẻ gia tăng đáng kể .

Tôi biết chính xác Michael đã đến từ đâu. Bởi vì tôi thấy chính mình cũng ở trong cùng một chỗ đứng đó. Và chúng tôi không cô độc. Nhất là trong suốt thập kỷ 80, một sự gia tăng đáng kể số lượng những người Tin Lành truyền thống, cũng như một số người có lẽ thích đặt chính họ hơi lệch về phía trái của phong trào Tin Lành, đang tìm kiếm và tìm được một sức mạnh tâm linh mới. Giáo sĩ Anh giáo James Wong ở Singapore nhìn thấy khuynh hướng mới này rõ ràng. Ông nói: “Tôi gọi nó là làn sóng mới của Đức Thánh Linh. Thậm chí tôi không thấy nó như là một sức mạnh của phong trào ân tứ”, ông nói thêm: “Tôi xem nó như là một cuộc phục hưng lớn và sự chỗi dậy của niềm khao khát thuộc linh trong lòng con người khi họ nhìn thấy Đức Thánh Linh đang làm công việc tối thượng với các dấu kỳ và phép lạ.”4

Hình ảnh về một vùng đất không hề có giữa một hệ thống Tin Lành có khuynh hướng định kỳ và phong trào Ngũ tuần nầy đã bắt đầu trở nên rõ ràng vào đầu thập niên 80. Khi tôi đang vật lộn với chính hình ảnh của mình và điều mà Đức Thánh Linh dường như đang thực hiện, tôi được Kevin Perrotta thuộc tạp chí Pastoral Renewal phỏng vấn năm 1983. Đến cuối buổi thảo luận khá là hoàn hảo, ông hỏi tôi một câu hỏi thuộc về nhận thức. Ông hỏi có phải điều tôi đang mô tả thật sự là điều gì đó mới mẻ hay đó thật ra chỉ là một phần của điều chúng tôi đã nhìn thấy trong các phong trào Ngũ tuần và ân tứ. Lần đầu tiên tôi có thể nhớ mình đã dùng thành ngữ làn sóng thứ ba, khi trả lời câu hỏi của ông.5

Tôi tiếp tục giải thích rằng tôi thật sự coi đó là điều mới mẻ. Tôi tin rằng trong thế kỷ thứ hai mươi này, chúng ta đang chứng kiến sự tuôn đổ Thánh Linh mạnh mẽ nhất trên Hội Thánh thế giới, là điều mà lịch sử chưa hề biết đến. Ít nhất là về tầm cỡ, nếu không nói về chất lượng nữa, nó vượt quá, thậm chí thế kỷ thứ nhất. Đợt sóng thứ nhất của sự tuôn đổ này là sự bắt đầu và sự phát triển của phong trào Ngũ tuần trong buổi ban đầu của thế kỷ. Làn sóng thứ hai là phong trào ân tứ, đã bắt đầu vào khoảng năm 1960. Cả hai làn sóng này đều đã chứng kiến, và tôi tin rằng sẽ tiếp tục phải thấy, sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh. Bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên chúng một cách phi thường.

Làn sóng thứ ba, đã bắt đầu mang đặc trưng riêng của nó ở tại Hoa Kỳ vào khoảng 1980, gồm những người Michael Cassidy và James Wong đã nhận biết. Khi tôi tình cờ sử dụng chữ làn sóng thứ ba vào năm 1983, tôi không hề nghĩ rằng liệu từ ngữ này sẽ được sử dụng luôn hay không. Chúng ta trong phong trào Hội Thánh tăng trưởng, đã học biết bằng kinh nghiệm rằng, có lẽ một trong năm từ mới được chứng minh là hữu hiệu đối với mọi người trừ ra người đã chế ra từ ấy. Nhưng bởi vì Kevin Perrotta đã chọn sử dụng từ ấy cho tựa đề của bài báo, là bài đã được trích dẫn và tái bản ở nhiều nơi khác, nên tôi đã quyết định tiếp tục công khai xưng nhận mình như là một thành viên của làn sóng thứ ba này.

Chỉ có lịch sử mới cho biết là thuật ngữ ấy có được chấp nhận hay không. Để xác định ngày tháng, hai nhà khảo cứu được công nhận, một xuất thân từ làn sóng thứ nhất và người kia là từ làn sóng thứ hai, đã bắt đầu sử dụng từ ngữ này. Vinson Synan, một người thuộc giáo phái Ngũ tuần kinh điển đã giành được danh tiếng xứng đáng với tư cách một sử gia chính của phong trào, đã đưa một phần nói về làn sóng thứ ba vào trong tác phẩm mới đây của ông In the Latter Days. Ông nhận định: “Đến giữa thập niên 1980 đã có bằng chứng rõ ràng rằng ‘làn sóng thứ ba’ thật sự đã xâm nhập và các Hội Thánh chính thống mà không có sự lẫn lộn các nhãn hiệu đã từng gây ra những rắc rối lớn trong quá khứ.”6

Và David Barrett, một người Anh giáo thuộc phong trào ân tứ, nổi tiếng là nhà biên soạn cuốn Từ Điển Bách Khoa Thế Giới Cơ Đốc , mới đây đã tập trung sức lực của mình vào việc khảo sát các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ. Trong các bảng thống kê mới nhất của ông, ông đã thêm vào một phần có tên làn sóng thứ ba. Trong một cuộc trao đổi riêng tư, ông đã thú nhận rằng lần đầu tiên khi nghe đến cụm từ này cách đây nhiều năm, ông đã không thích nó, nhưng sau khi suy nghĩ nhiều hơn hiện nay ông cảm thấy nó là một tên gọi chính xác cho một nhóm riêng biệt. Ông đã tính được 27 triệu người thuộc làn sóng thứ ba trên khắp thế giới vào năm 1987, và liệt kê đúng 50.000 người vào cuối năm 1970.7

Thời gian sẽ cho biết điều đó, nhưng trong lúc ấy tôi tiếp tục lập luận rằng, phải, hiện có cái được gọi là làn sóng thứ ba.

NHỮNG NGƯỜI NGŨ TUẦN

Nếu như có một làn sóng thứ ba, thì đều quan trọng cần phải biết khá chi tiết không những làn sóng thứ ba là gì, mà nó còn không là gì. Như chúng ta đã thấy, những người tự nhận mình thuộc làn sóng thứ ba thì đã chọn không coi mình là những người Ngũ tuần hoặc những người thuộc các phong trào ân tứ. Sự lựa chọn này không hàm ý họ là những người chỉ trích cả hai làn sóng kia. Tôi không tin bất cứ ai thuộc cả ba làn sóng này là đúng trong khi hai làn sóng kia là sai. Cả ba đều được cam kết với một thân thể, một Thánh Linh, một sự trông cậy, một Chúa Cứu, một đức tin, một phép báp tem và một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người (xem Eph Ep 4:4-6). Hết thảy đều coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh và đều tin vào tính cấp bách của công tác truyền giáo cho thế giới. Tất cả đều xác quyết rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được mô tả trong các sách Phúc Âm và Công vụ các sứ đồ đang hiệu lực khi Nước Đức Chúa Trời được bày tỏ khắp nơi trên thế giới ngày nay. Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều những điểm khác biệt, nhưng có những sự khác biệt quan trọng, bởi vì mỗi nhóm đều cảm biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn để gây dựng qua họ một cách đặc biệt.

Những người Ngũ tuần đến trước nhất. Các sử gia đã tìm ra nguồn gốc của phong trào này hoặc là vào ngày 1.1.1901 khi các sinh viên trong trường Kinh Thánh Bethel của Charles Parham tạiTopeka, Kansas bắt đầu nói các thứ tiếng lạ, hoặc ở tại Phố Azusa nổi tiếng của Los Angeles được dẫn dắt bởi William J. Seymour từ năm 1906 đến năm 1909, hoặc là cả hai. Qua năm tháng, giáo lý quan trọng đã phân biệt những người Ngũ tuần với những người thuộc giáo phái Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh và được sanh lại khác đó là giáo lý của họ về “sự báp tem trong Đức Thánh Linh.” Như là một công việc của ân điển khác với “sự tái sanh” được kèm theo bởi việc nói các thứ tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên. Những người Tin Lành khác, đặc biệt là những người thuộc Wesleyan holiness persuasion đồng ý rằng có một công việc của ân điển thứ nhì, nhưng xem sự nên thánh cá nhân chứ không phải tiếng lạ là dấu hiệu xác nhận chính yếu của kinh nghiệm này. Ví dụ, sứ điệp rõ ràng chính yếu của người nổi tiếng là Ông Ngũ tuần, David du Plessis, có liên quan với “Jê-sus người làm báp tem.”

Tôi đã có được đặc ân làm việc chung với David du Plessis trong những năm cuối cùng của đời ông, khi ông về với Chủng Viện Fuller (nơi tôi dạy) để thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Thuộc Linh Cơ Đốc của David du Plessis. Ông thường xuyên kể về chức vụ rộng lớn suốt 50 năm của ông để bắt những chiếc cầu giữa những người Ngũ tuần và các Hội Thánh Cơ Đốc khác, cả Công giáo lẫn Tin lành. Ông đã mô tả một cách hầu như không thay đổi về trọng tâm chức vụ của ông khi chia sẻ tin mừng Chúa Jê-sus Christ, là Đầu của Hội thánh, là người làm báp tem và rằng phép báp tem của Ngài là ở trong Thánh Linh. Ông đã mô tả việc nói các thứ tiếng như là kết quả của việc báp tem trong Thánh Linh. Tiếp theo điều đó là bông trái của Đức Thánh Linh trong đời sống người tin Chúa và chức vụ với các ân tứ của Thánh Linh.

Lần đầu tiên, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với Du Plessis tôi đang ở trong các giai đoạn đầu của việc chứng kiến các dấu kỳ và các phép lạ trong chính chức vụ của mình và trong chức vụ của những người thân cận với tôi. Tôi còn nhớ rõ rằng khi tôi chia sẻ với lòng nhiệt thành điều tôi được chứng kiến, phản ứng của ông ta hầu như là buồn chán. Thật vậy, ông đã đưa ra một số những lời cảnh báo với tính cách của một người bề trên trong việc quá phấn khích về điều đó. Tôi đã khám phá rằng trong chức vụ cá nhân của chính ông, việc cầu nguyện cho người đau, việc đuổi quỷ và trông đợi các phép lạ đều đã có, nhưng chúng được coi như là một dấu hiệu tương đối thấp, nếu đem so với việc báp tem trong Đức Thánh Linh.

Vì là nói chuyện với Ông Ngũ tuần, tôi đoán định rằng quan điểm của ông có lẽ hơn cả một quan điểm cá nhân, nhưng tượng trưng cho một phong trào. Nó được củng cố vững vàng hơn bởi một tuyên bố của Thomas F. Zimmerman, là Chủ Tịch của Hội Nghị Ngũ tuần Thế Giới trong suốt nhiều năm, kình chống Du Plessis như là người lãnh đạo Ngũ tuần hàng đầu. Cách đây vài năm, Zimmerman được tạp chí Christianity Today mời để bắt đầu phần giải thích của ông về “điều gì đúng trong giáo phái Ngũ tuần.” Ông đã tóm tắt các ý tưởng của mình dưới sáu đầu đề chính. Một trong số các chủ đề đó giải thích sứ điệp riêng biệt của những người Ngũ tuần như là “việc báp tem trong Đức Thánh Linh với việc nói các thứ tiếng.” Nhưng tôi thật ngạc nhiên khi phát hiện rằng không điều nào trong sáu điểm được nhấn mạnh là chức vụ công khai của việc chữa lành người đau và đuổi quỷ (mặc dầu những lời cầu nguyện cho người đau cũng được nhắc đến một cách tình cờ ở trong phần nói về sự thờ phượng).8

Cùng với giáo lý của việc báp tem trong Thánh Linh được chứng tỏ qua việc nói các thứ tiếng, phong trào Ngũ tuần kinh điển đã triển khai một quy ước về phẩm hạnh của người Cơ Đốc hầu như giống hệt với quy ước của những người Tin Lành chính thống, đặc biệt thịnh hành khắp Vành đai Thánh kinh của người Hoa kỳ (American Bible Belt). Đối với họ, việc chứng tỏ sự biệt mình khỏi thế gian là điều quan trọng qua việc kiêng tránh những điều như uống rượu, hút thuốc, khiêu vũ, đánh bài, xinê, chửi thề, và một số những trường hợp như trang điểm, đeo nữ trang, luôn có các kiểu tóc cầu kỳ.