Chức Vụ Chữa Lành- Câu Hỏi Đích Thực
CÂU HỎI ĐÍCH THỰC
Theo tôi thấy, câu hỏi cần hỏi không phải là một trường hợp nào đó về việc chữa lành của Chúa có thể được chứng minh vượt trên tất cả những nghi ngờ khoa học hay không. Câu hỏi ở đây là lời ký thuật này có được hậu thuẫn bởi loại bằng chứng cho thấy rằng việc chấp nhận nó là xác thực có phải là một câu trả lời hợp lý đối với người cho nó là điều khả thi hay không.
Nếu đó là trường hợp này, và tôi tin như vậy, thì tại sao không chấp nhận những lời làm chứng, như chúng ta chấp nhận đối với sự cứu rỗi cá nhân? Cách chấp nhận phổ biến nhất được chấp nhận về những sự quy đạo được chứng minh là qua những lời làm chứng. Ví dụ, trước khi được cứu tôi là một người say sưa, và Đức Chúa Trời đã thay đổi đời sống tôi qua sự tái sanh. Bạn còn cần bao nhiêu sự xác minh nữa để thật sự tin tôi? Liệu tôi có cần phải lấy lời báo cáo của những người làm công tác xã hội không? Tôi có cần được phân tích về tâm thần không? Tôi có phải trải qua cuộc thử nghiệm của máy phát hiện lời nói dối không? Làm thế nào tôi biết mục sư của mình đã thật sự được cứu? Hay là vợ tôi thật sự đã được cứu? Vâng, chúng ta mong chờ nhìn thấy những kết quả của sự ăn năn trong đời sống, nhưng trong các trường hợp về y khoa, chúng ta cũng trông mong nhìn thấy các triệu chứng bộc lộ. Giả sử, có một người khác bảo tôi rằng răng của họ bị hỏng, và có người đã cầu nguyện cho chúng, Chúa đã trám những chiếc răng ấy trực tiếp, tôi nhìn xem, và thật rõ ràng, những chiếc răng đã được trám. Vậy tôi có thật sự cần lời xác nhận của nha sĩ không? Khi những người hoài nghi chất vấn người mù việc Chúa Jê-sus đã chữa lành cho anh ta, anh mù đã trả lời: “Tôi chỉ biết một điều, là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng” (GiGa 9:25). Đó là một câu trả lời thích hợp vào lúc ấy, và cũng thích hợp hiện nay.
Quan điểm hiện tại của tôi đó là trừ phi tôi có lý do đặc biệt để không tin (như là lời làm chứng của một người phụ nữ Phi Châu bảo rằng bà đã mang thai sáu tháng và Chúa đã cho bà sinh hai đứa con sinh đôi qua lời cầu nguyện), tôi tiếp nhận lời làm chứng của những con người chân thành sáng suốt theo giá trị bề mặt. Tôi không muốn bị mắc lừa, nhưng tôi thật sự muốn làm gương thái độ được sứ đồ Phaolô ủng hộ: đó là tình yêu thương “tin mọi sự” (ICo1Cr 13:7). Khi phải có một lựa chọn, tôi nghĩ tốt hơn là hãy làm một người tin hơn là một người hoài nghi. Tôi thà giữ theo nguyên tắc của Chúa Jê-sus còn hơn là nguyên tắc của Thôma. Chúa Jê-sus đã nói về Thôma, con người hoài nghi: “Vì ngươi đã thấy ta, nên người tin.” Nguyên tắc của Chúa Jê-sus là: “Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy” (GiGa 20:29).
Sự Khai Trình
Dầu vậy, tôi tin nơi sự khai trình. Tôi là một người cũng có tính khoa học đủ để muốn kiểm tra tính hiệu quả của mình. Tôi cầu nguyện cho người đau, nhưng tôi có là một người thành công không? Có bao nhiêu người sẽ được chữa lành để gọi là một chức vụ chữa lành thành công? Chúa Jê-sus có lẽ đã hướng đến 100 phần trăm. Trước khi tôi tham dự vào làn sóng thứ ba này, tôi đang xem xét điều gì đó gần với zero phần trăm hơn, vì vậy có thể tôi quan tâm trong việc xem nó cao hơn zero phần trăm của tôi bao nhiêu hơn là thấp hơn 100 phần trăm bao nhiêu.
Chưa kể đến vấn đề so sánh, tôi thật sự phải đau khổ để đưa một bảng báo cáo cho mỗi người mà tôi đã cầu nguyện cho họ. Tờ báo cáo này nằm trong một bì thư có sẵn địa chỉ trả lại, và tôi xin họ gởi nó trở lại khi có đủ thời gian trôi qua để biết có điều gì đã xảy ra hay không. Tờ báo cáo có những chỗ để kiểm tra không cải thiện, có cải thiện ít, cải thiện đáng kể, và hoàn toàn khỏe mạnh. Một số những câu hỏi khác được điền vào dữ kiện nền tảng.
Tôi đã bắt đầu tiến trình này vào mùa thu năm 1986. Trong hai năm 1986 và 1987, tôi đã nhận được 114 tờ. Kết toán có được như sau:
Không cải thiện 18%
Cải thiện ít 28%
Cải thiện đáng kể 25%
Hoàn toàn khỏe mạnh 29%
Điều này có thể được gọi là thành công hay không, tôi không biết nhưng thật là đáng phấn khởi. Tất nhiên, tôi không biết tỉ lệ phần trăm của những bức thư không trả lại. Nhưng trong số các thư trả lại, tôi biết rằng 82 phần trăm những người tôi đã cầu nguyện cho đã cảm thấy khá hơn sau đó. Thật là một điều phấn khởi. Và 29 phần trăm hoàn toàn khỏe mạnh thì sao? Tôi vô cùng vui mừng vì đã cầu nguyện và họ cũng vậy. Hi vọng của tôi là 29 phần trăm này mỗi năm sẽ cao hơn nữa khi tôi cứ tiếp tục.
Theo tôi, những cá nhân, những nhóm hoặc những Hội Thánh nào đã dành được danh tiếng tốt đối với chức vụ chữa lành đức tin thì sẽ làm tốt việc theo sát các kết quả của họ và chia sẻ thông tin này cho mọi người. Một trong những chức vụ chữa lành mang trọng trách mục vụ cao nhất và có tổ chức tốt nhất mà tôi biết là buổi nhóm dầm thắm trong sự cầu nguyện của Small Ministry Teams (Các Tổ Chức vụ Nhỏ) thuộc Hiệp Hội Thông Công Cơ Đốc Vineyard ở tại Anaheim, California. Bill McReynolds, một trong những mục sư phụ tá của John Wimber, giám sát không dưới 325 tín hữu được huấn luyện là những người đã hình thành 80 tổ cầu nguyện. Dưới những điều kiện lâm sàng được giám sát một cách chặt chẽ, mỗi tổ kết ước với một cá nhân trong sáu buổi liệu pháp cầu nguyện kéo dài một giờ mỗi tuần.
Năm 1987, họ giúp cho trên 600 người với những kết quả sau đây:
Không cải thiện 19%
Một vài cải thiện hoặc cải thiện đáng kể 58%
Hoàn toàn khỏe mạnh 26%
Tôi thấy điều này thật đáng kể bởi vì tỉ lệ của Vineyard và của tôi hóa ra là gần giống nhau. Họ sẽ so sánh thế nào với các kết quả của các bác sĩ y khoa hoặc các nhà điều trị y khoa tôi không biết, bởi vì những số liệu này thật hiếm khi nào được mọi người biết.
Liệu Sự Chữa Lành Có Bị Giả Mạo Không?
Thế giới lúc nào cũng có những thứ giả mạo. Thậm chí vào thời Chúa Jê-sus cũng đã có những người nói tiên tri, đuổi quỷ và nhơn danh Chúa Jê-sus làm phép lạ, song Ngài đã phán rằng Ngài không biết họ (xem Mat Mt 7:22, 23). Sứ đồ Phaolô đã cảnh cáo Timôthê về các thần giả và đạo dối của các quỷ dữ (xem ITi1Tm 4:1). Trong sách Khải huyền chúng ta đã thấy con thú cũng đã làm các dấu lạ lớn (xem 13:13-14) và tà linh của các quỷ cũng đã làm các dấu lạ (xem 16:14) và các tiên tri giả cũng làm các dấu kỳ (xem 19:20). Rõ ràng là hiện nay có các thế lực siêu nhiên không thuộc về Đức Chúa Trời.
Thế lực này được sử dụng để giả mạo các phép lạ thật của Đức Chúa Trời. Timothy Warner đã nói: “Các phép lạ giả mạo này có tầm rộng khắp từ các bông trái giả đến các ân tứ Thánh Linh giả cho đến những việc chữa lành và những việc lạ lùng giả dối khác nữa.” 5 Chúng ta thấy những giả mạo ở trong tà giáo voodoo của người Haitian, thuật thông linh của người Brazil, trong các tôn giáo truyền thống Phi Châu, trong tà giáo ở tại đây, Hoa Kỳ, và ở bất cứ nơi nào, phù phép, ma thuật và thuật chiêm tinh đang có mặt. Ở tại Thái Lan “Thầy Noi” ba tuổi đã chữa lành cho hàng ngàn người bằng phù phép vỏ cây. Ở tại Ấn Độ, người Hinđu đâm vào thân thể họ bằng những chiếc móc và đi chân không trên than đỏ, mà không thấy đau đớn gì.
Quyền lực này của Satan nhiều lúc đối đầu với quyền phép của Đức Chúa Trời. Đó là trường hợp của Môise khi dẫn dân Ysơraên ra khỏi Ai Cập. Chỉ sau cuộc đối đầu hàng loạt về quyền phép, cuối cùng Pharaon mới cho dân sự Đức Chúa Trời ra đi. Các thuật sĩ của Pharaôn đã có thể làm những thứ phép lạ giả mạo – nhưng chỉ ở mức nào đó mà thôi. Chúng trông thật sự tồi tệ. Họ đã đánh mất nguồn khởi động khi cây gậy của Arôn đã nuốt hai cây gậy của các thuật sĩ. Họ cũng đã làm lại hai tai vạ đầu tiên để biến nước thành máu và các loài ếch nhái. Nhưng sau đó họ đã cạn kiện quyền lực và không thể nhái theo tám tai vạ kia. Đức Chúa Trời đã thắng dứt khoát hoàn toàn trong cuộc đối đầu đó, nhưng các thuật sĩ cũng đã chứng minh rằng họ có thể làm được một số những việc giả mạo, nhờ vào quyền phép của kẻ thù (xem XuXh 7:11, 22; 8:7).
Thậm chí những người được xem là Cơ Đốc nhân cũng kẹt trong những vụ lừa dối này.
Jim Jones có thể giả mạo chữa bệnh ung thư bằng cách kéo … gan gà và các cơ quan khác từ cổ họng của những người mà ông cầu nguyện cho. Peter Popoff đã nhận được “những lời tri thức” trong các buổi nhóm chữa lành, mà sau này hóa ra là các sứ điệp từ nơi vợ ông đã được truyền đi qua một thiết bị điện tử kỹ thuật cao. Không có gì đáng ngạc nhiên, Dave Hunt đã bối rối và đã viết cuốn sách bán chạy nhất của ông là The Seduction of Christianity (Sự Lôi cuốn Của Cơ Đốc giáo ). Không may, trong khi đưa ra các câu hỏi thích hợp, Hunt có khuynh hướng đi đến các thái cực với những câu trả lời của ông, dán nhãn “người quyến rũ” không những lên những người của Jim Jones và của Peter Popoff mà còn cả những người của John Wimber và Robert Wise cũng như những người của Richard Foster và những người của Paul Yonggi Cho. Tôi đồng ý với Richard Lovelace là người khẳng định rằng Thân Thể Đấng Christ thật sự cần một hệ thống báo động qua hình thức của những kẻ chỉ trích, là những người mà giống như các bạch huyết cầu, phát hiện và tấn công các loại vi trùng. “Nhưng,” Lovelace nói rằng: “Một hệ thống miễn nhiễm quá tích cực sẽ đề kháng các phần có cần trong thân thể, như điều thường xảy ra trong trường hợp cấy ghép các cơ quan, bởi vì nó phát hiện sai lầm rằng những cơ quan này là thù địch.” 6
Làm Sao để Phân Biệt sự Khác Nhau
Như vậy thì chúng ta có thể phân biệt được giữa đúng và giả mạo không? Tôi tin rằng có ba cách:
Trước hết, chúng ta sử dụng những lẽ thường đã được công nhận. Kinh Thánh mô tả những Cơ Đốc nhân trưởng thành là những kẻ “hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và điều dữ” (HeDt 5:14). Khi chúng ta đã đến chỗ hiểu biết Chúa Jê-sus rõ ràng hơn, chúng ta nhạy cảm hơn với những điều gì không thuộc về Đức Chúa Trời. Ví dụ, một mục quảng cáo trên tờ Globe nói rằng: “Ta là Andreika, ta có thể làm thay đổi vận mệnh. Hãy trả tiền, thì ta sẽ niệm phù chú cho bạn.” Giá bao nhiêu? 13 đô rưỡi. Lẽ thường của người Cơ Đốc sẽ cho chúng ta biết điều này xuất phát từ điều ác, chứ không phải điều thiện. Mặc dầu nó hứa đem đến sức khỏe và hạnh phúc.
Thứ hai, chúng ta sử dụng ân tứ phân biệt. Trong ICo1Cr 12:10, chúng ta thấy “ơn phân biệt cách linh” là một trong những liệt kê chính về các ân tứ thuộc linh. Theo sự hiểu biết của tôi thì đây là khả năng đặc biệt mà Chúa ban cho những người nhất định trong thân thể của Đấng Christ để biết chắc hành vi nhất định nào đó trong thực tế được tỏ ra là của Chúa, của loài người hoặc của Satan.7 Mặc dầu tôi không có được ân tứ này, nhưng nhiều người trong số các bạn của tôi thì có. Chẳng hạn như Michael Green, ông nói: “Tôi phát hiện ra rằng tôi sở hữu ân tứ này mặc dầu tôi không tìm kiếm, và ân tứ này hết sức hữu ích trong các tình huống mục vụ khó khăn.” 8 Một số thành viên trong lớp học Trường Chúa Nhật Thông Công 120 Người của tôi cũng có ân tứ này, và tôi phải gọi đến họ khi cần có sự phân biệt đặc biệt.
Thứ ba, chúng ta tìm các ân tứ của Thánh Linh. Những kết quả cuối cùng của việc chữa lành hoặc các phép lạ là gì? Giacơ cho chúng ta một số những dấu hiệu rất tốt để biết “sự khôn ngoan từ trên mà xuống,” khác với sự khôn ngoan “thuộc về đất, về xác thịt, và về ma quỷ.” Sự khôn ngoan của Satan sinh ra những bông trái ganh tị, vị kỷ, khoe mình, và nói dối. Còn sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời thì “thanh sạch, hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành. Không có sự hai lòng và giả hình” (Gia Gc 3:17). Michael Harper tỏ rõ rằng “Giữa vòng các tôn giáo của thế giới, duy chỉ có Cơ Đốc giáo xưng nhận bởi ân điển của Đức Chúa Trời và quyền phép của Đức Thánh Linh sở hữu năng lực chữa lành người bệnh và làm các phép lạ.” 9
Tôi thích cách đánh giá của Barton Stone, nhà lãnh đạo lớn của các Hội Thánh thuộc phong trào Đấng Christ trong thế kỷ vừa qua về một số những hiện tượng phục hưng mới mẻ mà ông chưa hiểu được. Sau khi khảo sát những gì đã xảy ra, ông thừa nhận rằng ma quỷ luôn luôn tìm cách bắt chước các công việc của Đức Chúa Trời và làm cho các công việc ấy bị mang tiếng xấu. Nhưng hiện tượng mà ông đã thấy “không thể là công việc của Satan được,” bởi vì “những công việc đó đã đưa con người đến sự xưng nhận hạ mình và từ bỏ tội lỗi – đến sự cầu nguyện nghiêm trang, sự ngợi khen Chúa sốt sắng và lòng cảm tạ biết ơn, đến chỗ kêu gọi các tội nhân yêu thương chân thành để ăn năn và đến với Chúa Jê-sus là Đấng Cứu Thế.” 10
Đó là những dấu hiệu tốt lành. Cũng là bảng danh sách của Paul Hiebert. Như là những chỉ dẫn để phân biệt những sự tỏ ra của Thánh Linh Đức Chúa Trời trái với những bộc lộ của kẻ thù, Hiebert liệt kê sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, quyền tể trị của Đấng phước, sự hòa hợp với lời Kinh Thánh, bông trái của Đức Thánh Linh, sự trưởng thành thuộc linh, sự quân bình trong việc trình bày toàn bộ Tin Lành, sự hiệp một của thân thể Đấng Christ và sự toàn vẹn. 11 Đây là một bảng danh sách kiểm tra mà tôi thấy rất hữu ích trong việc tiếp tục công tác phân biệt giữa điều giả với điều thật.
Chúng ta đừng rơi vào chiếc bẫy phản ứng quá mấu khi biết rằng Satan có thể và thường giả mạo công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng khước từ quyền phép Chúa dựa trên cơ sở ấy. Timothy Warner nói rằng điều này sẽ giống như “từ chối không xài đồng 20 đôla bởi vì bạn được biết có những đồng đôla giả đang lưu hành.” 12