Chức Vụ Chữa Lành- Các Dấu Hiệu Tích Cực
CÁC DẤU HIỆU TÍCH CỰC
Khi chúng ta hướng đến thế kỷ hai mốt, một số những đặc điểm khá rõ ràng về bức tranh Cơ Đốc cho thấy một khuynh hướng ngày càng cởi mở hơn đối với công tác của Đức Thánh Linh trong Tân Ước cả trong lý thuyết lẫn trong thực tế. Khi xem xét những điều đó, có ít nhất năm đặc điểm chính để dẫn đến những kết luận sau đây:
- Có nhiều người thuộc phái tự do đang trở thành những người Tin Lành . Cơ Đốc giáo tự do đã đạt đến đỉnh điểm cách đây hai hoặc ba thập kỷ. Những người lớn mới quy đạo theo Cơ Đốc giáo trên khắp thế giới hầu hết đều là ở trong các Hội Thánh tự nhận họ là bảo thủ về mặt thần học. Vào nhiều dịp khi tôi có dịp chia sẻ gây dựng trong các hội đồng của các mục sư và nói chuyện cá nhân với các mục sư, người này hoặc người khác đã nhận xét một cách khá là thoải mái: “Trước kia khi tôi vẫn còn là một người thuộc khuynh hướng tự do …” Các phong trào Ngũ tuần và ân tứ đã khuấy động khuynh hướng này một cách đáng kể.
Ngay cả một số người vẫn thuộc khuynh hướng tự do dầu vậy vẫn đang cởi mở trước các hiện tượng về các dấu kỳ và các phép lạ siêu nhiên cũng như các chức vụ chữa lành. Ví dụ, trong một bài báo mới phát hành của tờ International Review of Mission, giám đốc điều hành Hội Nghị Thế Giới của Các Hội Thánh là Arne Sovik xét duyệt sáu cuốn sách nói về việc chữa lành được viết bởi các tác giả thuộc loại dung hòa. Trong nhận xét mở đầu của mình ông nói: “Chỉ thời gian khá gần đây mới có một sự phục hồi mối quan tâm nghiêm túc đặt nơi việc nghiên cứu về lượng đức tin mà một người có được nơi sự chữa lành là bao nhiêu.” Sau đó ông tuyên bố một điều hết sức bày tỏ quan điểm của mình như sau: “Mãi cách đây một hoặc hai thập kỷ dường như chức năng chủ yếu của vị mục sư tuyên ý trong bệnh viện không phải là một phần tử của đội ngũ chữa lành mà chỉ là để chuẩn bị bệnh nhân cho tình huống cho thấy việc chữa lành có thể không đến.”2 Rõ ràng là sự việc ngày nay đã khác.
Mục sư Vic Varkoni thuộc Hội Thánh Trưởng Lão Phía Đông ở tại Charlotte, Bắc Carolina đang dự phần vào cùng một khuynh hướng ấy. Ông nói: “Phương diện nổi bật hơn hết của chức vụ Hội Thánh chúng tôi là chữa bệnh.” Ông cảm tạ Chúa vì đã đem đến sự chữa lành mặc dầu họ đã không cầu xin chức vụ này hoặc có dự định gì cho điều đó. Ông xem điều này là lạ lùng bởi vì: “Chúng tôi không phải là những người Tin Lành hoặc phong trào ân tứ, vậy mà chúng tôi vẫn đang được chữa lành … Chúng tôi, những người thuộc Hội Trưởng Lão không hề trông đợi điều này.”3
Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh , những người Tin Lành ngày nay hiện không bàn cãi với nhau về giá trị của các phép lạ . Mà câu hỏi ở đây là liệu chúng ta có đang mong chờ phép lạ xảy ra trong chức vụ của mình ngày nay không .
- Người Tin Lành tin vào các phép lạ . Vì cớ sự cam kết của họ đối với thẩm quyền của Kinh Thánh, những người Tin Lành hiện nay không bàn luận với nhau về tính hiệu lực của các phép lạ. Tuy nhiên vấn đề là liệu chúng ta có đang mong đợi phép lạ xảy ra trong chức vụ ngày nay của chúng ta hay không. Ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng biết để đến chỗ tin nơi các phép lạ nói chung cho đến việc tin vào các phép lạ ngày nay là không lớn lắm.
- Những người Tin Lành tin nơi ma quỷ . Thậm chí giữa vòng những người Tin Lành đã lập luận rằng phong trào ân tứ là không đúng Kinh Thánh và những người dạy rằng ân tứ tiếng lạ và lời tiên tri cũng như sự chữa lành và các phép lạ đã không còn tiếp tục sau thời các sứ đồ, một số đông những người theo chủ nghĩa hiện thực, thừa nhận rằng ma quỷ đang hoạt động tích cực ngày nay và cần phải được xử lý. Ví dụ, Học Viện Kinh Thánh Moody, nằm ở trung tâm khuynh hướng định kỳ thuyết của người Mỹ và trước đây vẫn công khai chống lại phong trào ân tứ. Dầu vậy, nhà xuất bản Moody đã cho ra đời hai trong số những cuốn sách hay nhất nói về sự giải cứu khỏi ma quỷ: là cuốn Kẻ Đối Nghịch của Mark I. Bubeck và cuốn Overcoming the Adversary ( Đắc Thắng Kẻ Đối Nghịch). Tôi sử dụng cả hai quyển sách này trong các lớp học của tôi ở tại Chủng Viện Fuller. Gần đây hơn, chủ tịch của Khoa Thần Học Moody là C. Fred Dickason, đã cho ấn bản cuốn Demon Possession and the Christian ( Tình Trạng Quỷ Ám Và Cơ Đốc Nhân), ông thuật lại, giữa vòng những điều khác nữa, cách ông đã đích thân giúp đỡ cho hơn 400 anh chị em Cơ Đốc nhân bị quỷ ám.
- Người Tin Lành tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa bệnh . Nói về mặt thần học, thì không nên có một khoảng cách lớn ở giữa việc tin rằng Đức Chúa Trời đuổi quỷ một cách siêu nhiên ngày nay với việc tin rằng Ngài chữa lành bệnh tật một cách siêu nhiên ngày nay. Và đây chính là vấn đề. Khi đối diện trực tiếp với vấn đề, có rất ít nếu như có, một người Tin Lành nào, khẳng định ngày nay Đức Chúa Trời không thể hoặc không chữa lành. Hầu hết mọi người, nếu được hỏi, đều tuân theo những chỉ dẫn đã được đặt để trong Gia Gc 5:13-15, mời các trưởng lão đến và xức dầu rồi cầu nguyện bởi đức tin. Nhưng thực tế mà nói, những trông mong đối với sự chữa lành bằng phép lạ giữa vòng những người Tin Lành điển hình vẫn không cao lắm. Elmer L. Towns đã mô tả tượng hình điều này khi ông nói: “Cả vị mục sư lẫn bệnh nhân đều không mong đợi sự can thiệp lạ lùng của Đức Chúa Trời. Mục sư thường cầu nguyện yếu ớt như vầy: ‘Lạy Chúa xin ban phước cho các bác sĩ để họ có sự khôn ngoan. Xin đặt tay chữa lành của Ngài trên con cái Ngài. Amen.’” Ông Towns tiếp tục nhận xét: “Điều đó dường như không phải là đức tin lớn hay là việc chữa lành.”4
Bài báo phát hành vào tháng mười năm 1982 của tạp chí Christian Life (Đời sống Cơ Đốc) mô tả khóa học MC510 ở tại Chủng Viện Fuller như sau: “Các Dấu Kỳ, Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng Của Hội Thánh.” Kết quả là các nhà xuất bản đã kinh nghiệm phản ứng lớn nhất trước một đặc trưng riêng lẻ trong lịch sử của tạp chí. Vì cớ sự đòi hỏi của công chúng bài báo đã được in lại nhiều lần.5 Các nhà xuất bản đã tiếp tục đăng một bài khảo sát về các ý kiến của đa số các nhà lãnh đạo Tin Lành trên khắp đất nước. Một trong các câu hỏi là: Bạn có tin vào “các dấu kỳ và phép lạ” được nhắc đến trong Tân Ước là dành cho ngày nay không? Trong số 29 người lãnh đạo nổi bật tượng trưng cho toàn bộ phạm vi của giáo phái Tin Lành, chỉ có hai người là trả lời không. Chắc chắn rằng không phải tất cả 27 câu trả lời tích cực kia đều hòa nhập với làn sóng thứ nhất, thứ nhì hoặc thứ ba, nhưng đồng thời chúng cũng không ở quá xa.
5. Những người Tin Lành đang lắng nghe Những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ . Đôi khi những người Tin Lành nói chung đối xử với Những Người Ngũ tuần và phong trào ân tứ bằng một sự dửng dưng ôn hòa. Không nhắc đến tính thù địch. Nhưng sự tăng trưởng ồ ạt của các phong trào này, là điều mà tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo, hiện nay đã làm cho điều này hoàn toàn không thể được. Tôi thích cách nhà truyền giáo học Tin Lành kỳ cựu J. Herbert Kane thuộc Trường Trinity Evangelical Divinity đã nói: “Cho đến gần đây, vẫn có nhiều người Tin Lành phản đối các dấu kỳ và các phép lạ; họ đã làm như vậy dựa trên các cơ sở thần học …. Nhưng tất cả những điều đó hiện đang bắt đầu thay đổi.” Ông tỏ ra rằng những người Tin Lành đang nỗ lực dùng các phương pháp sứ đồ trong lãnh vực truyền giáo nhưng: “Than ôi, chúng ta đã quên rằng các phương pháp sứ đồ ấy mà không có quyền năng của các sứ đồ, thì chẳng khá hơn bất cứ phương pháp nào khác.” Điều gì đang đem lại sự thay đổi trong cách suy nghĩ này? Kane nói rằng: “Những người bạn trong phong trào ân tứ và Ngũ tuần của chúng ta đã giúp chúng ta rất nhiều trong lãnh vực này và chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn.”