Chức Vụ Chữa Lành- Cuộc Phục Hưng Ở Tại Indonesia

CUỘC PHỤC HƯNG Ở TẠI INĐÔNÊSIA

Các vấn đề này đã được bàn cãi trong và sau cuộc phục hưng nổi tiếng ở tại Inđônêsia, bắt đầu vào năm 1965 và kéo dài cho đến đầu thập niên 70. Rất nhiều câu chuyện về các dấu kỳ và các phép lạ ở mức độ Tân Ước đã xuất hiện ở tại Inđônêsia vào những ngày đó, bao gồm cả một số việc người chết được sống lại.

Communication Companion Volume 9

Tin tức phấn khích đến nỗi có nhiều lãnh đạo Cơ Đốc đã bay đến Inđônêsia để đích thân chứng kiến. Một trong số họ là nhà truyền giáo học George W. Peters thuộc Chủng Viện Thần Học Dallas. Chúng ta biết nhiều hơn về chuyến thăm của Peters so với một số những người khác bởi vì ông tường thuật những điều ông phát hiện được trong cuốn sách của mình Cuộc Phục Hưng Inđônêsia (Indonesian Revival). Trong quyển sách đó, ông mạnh mẽ khẳng định lòng tin của ông đặt nơi một Đức Chúa Trời tối thượng, làm các phép lạ. Ông quả quyết nếu Đức Chúa Trời quyết định làm điều đó, thì ngày nay Ngài có thể thực hiện các phép lạ như Ngài đã làm trong thời kỳ Tân Ước.

George Peters cũng khẳng định rằng chúng ta phải thử các thần, vì vậy, ông đã quyết định đưa các câu chuyện của người Inđônêsia vào thử nghiệm. Ông đọc rất nhiều, đi du lịch khắp nơi và thực hiện vô số các cuộc phỏng vấn. Kết luận của ông là: “Tôi không nghi ngờ ngày nay Đức Chúa Trời có thể khiến kẻ chết sống lại nhưng tôi thắc mắc một cách nghiêm túc rằng vì sao Ngài đã làm điều đó ở tại Timor. Thật vậy, tôi bị thuyết phục rằng điều đó đã không xảy ra.” Sau đó, ông tiếp tục giải thích rằng: “Theo cách họ sử dụng từ ngữ sự chết, và khái niệm của họ về sự chết, họ đã kinh nghiệm sự hồi phục.” Nhưng “Theo quan niệm của tôi về sự chết thì không có những phép lạ như vậy xảy ra.” 22

Khái niệm của người Inđônêsia về cái chết là gì? Khái niệm đó có thật sự xa rời khái niệm của chúng ta không?

Một trong những người lãnh đạo cuộc phục hưng Inđônêsia tên là Mel Tari, người cũng đã ghi nhận quan sát của mình trong tác phẩm Like a Mighty Wind (Như Tiếng Gió Thổi Ào Ào) trong đó chúng ta đọc thấy đội chức vụ nhỏ bé của Tari đã được kêu gọi đến một đám tang ở tại một ngôi làng của Amfoang để an ủi gia đình đang đau buồn. Người đàn ông này đã chết hai ngày không được tẩm ướp và đang phân hủy nhanh chóng. Tari nói: “Trong đất nước nhiệt đới của chúng tôi, khi bạn qua đời được sáu giờ, thi thể sẽ bắt đầu bị phân hủy. Nhưng sau hai ngày – ô, tôi xin nói với bạn, bạn không thể đứng 30 mét cách xa người ấy. Bạn ngửi thấy mùi ấy! thật kinh khủng.” 23 Tôi phải thú nhận những nền văn hóa khác nhau nhìn sự chết theo những cách khác nhau, nhưng nếu lời mô tả của Tari là chính xác, thì điều đó nghe giống như là một ví dụ đáng tin mang tính xuyên văn hóa về sự chết.

Giữa tang lễ, Đức Chúa Trời bảo Tari và tổ nhóm của ông đứng xung quanh tử thi và hát các bài hát cho đến khi người ấy sống lại từ kẻ chết. Vì vậy, mặc dầu mùi hôi thối khiến họ phát nôn, họ đã vâng lời, đến bài hát thứ sáu thì người chết bắt đầu động đậy các ngón chân, và đến cuối bài thứ tám thì người ấy sống lại và mỉm cười. Điều này đã dẫn đến sự truyền giảng bằng quyền phép lạ lùng, và cuối cùng, Tari tường thuật, 21.000 người trong khu vực đã đến chỗ nhìn biết Chúa Cứu Thế Jê-sus qua lời làm chứng của người đàn ông này.

Nhưng bởi vì tin là thấy, một số người thậm chí vẫn không bị thuyết phục bởi trường hợp này. Những người khác thì có. Kurt Koch cũng đã đi đến Inđônêsia để khảo sát. Ông nói: “Tôi cũng vậy, đã nghi ngờ những lời tường thuật đến từ khu vực có phục hưng.” Nhưng sau khi chính mắt ông đã chứng kiến, ông nói: “Ngày nay tôi không thể nào nghi ngờ nữa từ khi đã đích thân nói chuyện với những người lãnh đạo cuộc phục hưng.” 24 Sau đó, ông tiếp tục chứng minh bằng các tài liệu một số trường hợp người chết được sống lại. Vào khoảng cùng thời gian đó Don Crawford được Ken Taylor thuộc Tyndale House sai phái để tường thuật về cuộc phục hưng này. Ông khẳng quyết trong tác phẩm của mình rằng: “Sự chữa lành bằng đức tin, việc trừ quỷ, và sự sống lại của kẻ chết, tất cả là một phần của sự kiện tôn giáo phi thường ở tại Inđônêsia.” 25

Từ khi trở thành một thành viên thuộc làn sóng thứ ba, khi đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, tôi tập trung vào việc điều tra hỏi han về việc người chết được sống lại, và tôi đã nghe một số những lời tường thuật trực tiếp cũng như nhiều lời gián tiếp khác. Những con người tôi tôn kính như là Daisy Osborne ở Tulsa, Oklahoma và Benson Idahosa ở thành phố Benin, Nigeria và Ki Dong Kim ở Seoul thuộc Triều Tiên và những người khác mà chính họ đã được Chúa dùng để khiến người chết sống lại. Bạn thân của tôi, Paul Yonggi Cho, cách đây không lâu đã ngồi trong chính phòng khách của tôi và kể lại cho một nhóm các nhà truyền giáo học thể nào Chúa đã dùng ông để khiến chính con trai của ông là Samuel sống lại từ kẻ chết.

Có phải ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là khiến kẻ chết sống lại không? Tất nhiên là không. Tôi thích câu trả lời của một lãnh đạo Inđônêsia, người đã được Chúa dùng để khiến 12 người chết sống lại trước câu hỏi mà Lester Sumrall đặt ra: “Anh khiến họ sống lại như thế nào?” Ông nói: “Tôi chỉ nói một lời cầu nguyện đơn giản: ‘Lạy Chúa, người này đã sống hết số ngày mà Ngài định cho họ chưa?’ …. Nếu Đức Chúa Trời nói rồi, chúng tôi chôn cất người chết. Nếu Đức Chúa Trời nói chưa, chúng tôi nói: ‘chúng ta sẽ ngừng lại ngay bây giờ. Hỡi sự chết, hãy nghe chúng ta. Chúng ta phán với ngươi trong danh của Con Đức Chúa Trời vinh hiển, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết. Hỡi sự chết, ngươi hãy lìa người ấy ngay bây giờ.’ Sự sống người ấy bèn hoàn lại.” 26

Điều này đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của mình: Nếu chúng ta làm những công việc mà Chúa Giê-xu đã làm, thì chúng ta, giống như Chúa Jê-sus, chỉ sẽ làm những gì chúng ta thấy Cha làm. Chính mình chúng ta không khiến người chết sống lại hoặc gia thêm thức ăn hoặc trám răng hoặc tạo những bộ phận mới trong cơ thể. Chính Đức Chúa Cha làm. Nhưng chúng ta có thể làm những ống dẫn cho Đức Chúa Cha thực hiện những điều đó, theo ý muốn Ngài, bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.

Đó là điều mà làn sóng thứ ba hàm ý.

 

Ghi chú

  1. Colin Brown, That You May Believe (Grand Rapids, MI: Wm B. Eerdmans Pub. Co., 1985), pp. 198,199.
  2. Alban Butler, The Lives of the Fathers, Martyrs, and Other Principal Saints (New Yoric D. & Co., n.d.). Vol. ll, p. 33.
  3. Bruce Olson, Bruchko (Carol Stream, IL: Creation House, 1978), pp. 159-161.
  4. Eric Balley, “Christian Surfers Rely on Power of Waves to Spread the Gospel,” Los Angeles Times, Jan. 17, 1987, ll:4.
  5. Francis MacNutt, Healing (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 1974), pp. 327-333.
  6. Rex Gardner, Healing Miracles (London: Darton, Longman and Todd, 1986), p. 175.
  7. Cùng tác phẩm, tr. 178.
  8. Cùng tác phẩm, tr. 181.
  9. David du Plessis, A Man Called Mr. Pentecost (Plainfield, NJ: Logos International, 1977), p. 82.
  10. Cùng tác phẩm, tr. 84.
  11. Cùng tác phẩm. tr. 86.
  12. Cùng tác phẩm, tr. 86,87.
  13. Rebecca Chao, “Can Miracles Ever Become Commonplace?” China and the Church Today, 1981, p. 20.
  14. Kurt Koch, The Revival in Indonesia (Grand Rapids, MI: Kregal Publications, 1972). p. 134.
  15. Cardner, Healing Miracles, p. 13.
  16. Herbert Thurston, S.J., The Physical Phenomena of Mysticism (Chicago: Henry Regnery Co., 1952), p. 394. Reference from Rene Laurentin, Miracles in El Paso? (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1982), p. 100.
  17. Rick Thomas, “Christmas at the Dump,” Charisma, Dec. 1985, p. 55.
  18. Laurentin, Miracles in El Paso? pp. 96,97.
  19. Gardner, Healing Miracles, p. 137.
  20. Brandon Bailey, “Miracle: One can happen-ask Buzzy’s Mom” Pasadena Star News, Pasadena, CA, Dec. 12, 1982, p. 1.
  21. Trong cùng tác phẩm.
  22. George W. Peters, Indonesia Revival (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1973), pp. 80,83.
  23. Mel Tari, Like a Mighty Wind (Carol Stream, IL: Creation House, 1971), p. 66.
  24. Koch, Revival in Indonesia, p. 130.
  25. Don Crawford, Miracles in Indonesia (Wheaton, IL: Tyndale House, 1972), p. 84.
  26. Lester Sumrall, Faith to Change the World (Tulsa, OK: Harrison House, 1984), p. 69.