Chức Vụ Chữa Lành- Sự Đối Đầu Bằng Quyền Phép

SỰ ĐỐI ĐẦU BẰNG QUYỀN PHÉP

Khi chúng ta nói đến thế giới quan Tây phương và phi Tây phương , thật dễ để cho rằng không có ai trong đất nước Hoa Kỳ có quan điểm phi Tây phương. Điều này chưa bao giờ đúng, và ngày nay, điều đó lại càng không đúng hơn. Ví dụ như những người Ấn Độ Bắc Hoa Kỳ, họ luôn luôn là một phần của dân tộc chúng ta, nhưng thế giới quan của họ rất khác so với thế giới quan của người Mỹ gốc Anh điển hình. Mặc dầu phần lớn dân di trú trong quá khứ đến từ các quốc gia châu Âu với thế giới quan tương tự, nhưng hiện nay điều này không còn nữa. Phần đông những người mới đến là Trung Hoa, Đông Âu, Mễ Tây Cơ, Ả Rập, Phi luật tân, Jamaica, Samoan, Triều Tiên, Nigeria và nhiều dân tộc khác, mang theo họ các thế giới quan khác nhau. Thậm chí giữa vòng những người Mỹ gốc Anh truyền thống, khoảng giữa bị loại trừ cũng đang biến mất.

su-doi-dau-bang-quyen-phep

Tạp chí Time (7.12.1987) mới đây đã cho đăng một câu chuyện ngoài trang bìa về Phong Trào Thời Đại Mới , là phong trào bắt nguồn từ một thế giới quan phi Tây phương. Sự phát triển của thuật thông linh, phù thủy, thờ Satan với các tà thuật và thuật chiêm tinh cũng như các tôn giáo Đông phương là một sự kiện mới đáng kể của thời đại chúng ta ngay tại nước Mỹ ngày nay.

Ở tại châu Âu, nơi mà cả một thế hệ bị sanh ra trong một thế giới tự đe dọa nó với sự hủy diệt của vũ khí nguyên tử, thì lòng tin đặt nơi khoa học như là câu trả lời cho các nan đề của con người đang bị suy yếu. Một mục sư Báptít ở tại Rumani đã nói rằng: “Niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng Sản không phải là nan đề của chúng tôi. Không ai tin vào Chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Nan đề của chúng tôi là phù phép, các tôn giáo Đông phương và thuật huyền bí cùng tà thần.” Từ Đức Quốc, một nhân sự của Chiến Dịch Sinh Viên tường thuật rằng hàng đoàn những người trẻ tuổi đang quay sang Phong Trào Thời Đại Mới, thuật chiêm tinh, khoa tâm lý học cận đại và tà thuật. Jack MacDonald của TEAM tường thuật rằng “những người chữa bệnh bằng phù phép ở tại Pháp vượt hơn số các bác sĩ y khoa, và cứ 120 người dân Pháp thì có một thầy đồng.” 24 Những sự phát triển mới này trong lịch sử đã làm cho việc truyền giảng bằng quyền phép thích hợp vô cùng trong các quốc gia Tây phương truyền thống cũng như trong các nước thuộc Thế giới Thứ ba.

Đối với những người có tiếp xúc gần gũi với thế giới linh, thì loại truyền giáo đòi hỏi sự đối đầu bằng quyền phép thường hiệu quả hơn những phương pháp khác tập trung vào sứ điệp phúc âm. Mặc dầu đối với một số người thì những vấn đề về đạo đức và tội lỗi nằm ở hàng đầu chương trình, nhưng đối với nhiều người khác thì vấn đề sợ hãi và quyền phép là quan trọng nhất. Đối với nhà truyền giáo học Alan Tippett, một trong những người đầu tiên ủng hộ việc truyền giáo đối đầu bằng quyền phép, thì sự đối đầu bằng quyền phép có thể tạo được toàn bộ sự khác biệt về phía cá nhân hoặc gia đình hoặc thậm chí cả bộ lạc tiếp nhận hoặc từ khước Tin Lành. Đối với nhiều người, Tippett nói rằng sự đối đầu bằng quyền phép được coi là “một cuộc đối đầu giữa vị thần cũ của họ và Đức Chúa Trời mới.” Muốn được tham gia vào một cuộc đối đầu như vậy thì cần phải có can đảm lớn, bởi vì “họ đã từ chối các lực lượng siêu nhiên mà trước kia họ từng nhờ cậy, và đang thách thức quyền lực cũ hãm hại họ.” 25

Loại đối đầu bằng quyền phép mà tôi muốn nói đến là sự chứng tỏ hiển hiện, thực tế rằng Chúa Cứu Thế Jê-sus có quyền năng trên các tà linh, các thế lực hoặc các thần giả dối mà các thành viên trong một nhóm dân tộc nhất định thờ phượng hoặc sợ hãi. Đúng ra, mỗi sự quy đạo đều là một cuộc đối đầu bằng quyền phép, bởi vì cá nhân ấy được giải cứu khỏi thế lực của sự tối tăm để dời qua quyền phép của sự sáng (xem CoCl 1:13). Ở đây tôi muốn nói đến sự thách thức hiển hiện và được nhiều người biết đến hơn cho thấy Đức Chúa Trời đối địch với Satan.

Timothy Warner ở trường Trinity Evangelical Divinity cho một ví dụ phù hợp về điều tôi hàm ý. Ông kể về một số người sống tại làng đánh cá Hồi Giáo Phi luật tân là những người đã trực tiếp thách thức một tín hữu nhân sự Cơ Đốc trong một một cuộc đối đầu quyền phép. Họ bảo: “Nếu ông đuổi được quỷ ra khỏi người đàn bà này, chúng tôi sẽ thật sự tin và lập tức đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Jê-sus.” Họ ấn định một thời điểm, ma quỷ đã được đuổi ra, người đàn bà này được chữa lành và cả làng đã trở thành những Cơ Đốc nhân. 26

Edward Murphy, người tôi có nhắc đến trước đây, đi rất nhiều nơi trên thế giới với các Chiến Dịch Truyền Giáo Hải Ngoại. Ở tại Ấn Độ, thỉnh thoảng ông cũng có làm việc với một nhà truyền giáo tên là Patro, một người ủng hộ mạnh mẽ sự đối đầu bằng quyền phép. Theo Murphy, thực tế, Patro và đội ngũ của ông thường bước vào một ngôi làng Ấn Độ giáo có thái độ thù địch, mời gọi người tư tế của làng đến và nói lớn: “Đức Chúa Trời của Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời có một và thật, là Đức Chúa Trời hằng sống – Đức Chúa Trời của quyền phép. Hãy đem cho chúng tôi những người đau yếu nhất trong làng của các anh.” Khi họ làm điều đó, Patro cầu nguyện để có sự chữa lành trước mặt dân chúng, và khi người đó được lành, lòng người ta nhanh chóng cởi mở đối với Tin Lành. Đôi khi những người bị quỷ ám cũng được mang đến bị cột trói hoặc nhốt trong cũi, và họ đã được giải cứu.

Câu hỏi cơ bản mà nhiều người trên thế giới, và chúng ta ngay tại Hoa Kỳ thường hỏi là: “Liệu Đức Chúa Trời của bạn có nhiều quyền hơn các thần của chúng tôi không?” Timothy Warner đã hỏi một câu hỏi gây bối rối: “Liệu chúng ta có sẵn sàng đối đầu trong một cuộc chạm trán bằng quyền phép với những người thực hành thông linh, là kẻ đã có thành tích quá khứ được chứng minh bởi các thành quả không? 27 Bởi vì chức vụ này rõ ràng có liên quan đến chiến trận, nên thật dễ hiểu lý do vì sao có nhiều Cơ Đốc nhân sẽ tránh xa. Warner thú nhận trước đây nhiều năm ông cũng đã làm như vậy, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Ông nói rằng nếu chúng ta né tránh sự đối đầu bằng quyền phép, “chúng ta sống bên dưới những đặc quyền của Tin Lành dành cho mình, chúng ta đánh mất chức vụ dành cho những con người hết sức cần đến quyền năng đã dành sẵn cho họ qua sự đắc thắng của Chúa Cứu Thế, và chúng ta cho Satan sự thỏa mãn vì được chứng kiến Đức Chúa Trời bị tước bỏ vinh hiển là điều xứng đáng thuộc về Ngài.” 28

Một sinh viên của tôi, Lisa Tunstall, đang cùng chồng cô là John thành lập một Hội Thánh mới ở tại Inglewood, California. Một ngày nọ, cô đến lớp muộn bởi vì vào 1:30 sáng hôm đó John đã nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một phụ nữ trong Hội Thánh. Người phụ nữ này đang trong tình trạng hoảng sợ, và anh đã nghe những tiếng nói lạ trong bối cảnh đó. Khi anh đến nơi, người phụ nữ đang ngồi đờ đẫn trong một chiếc ghế và nhìn chằm chặp vào anh, một giọng đàn ông phát ra từ miệng bà: “Ngươi có phải là người của Đức Chúa Trời không? Ta đã chờ đợi ngươi đây. Hãy tỏ cho ta quyền phép của ngươi!”

John Tunstall là một truyền đạo thuộc giáo phái Các Môn Đệ Đấng Christ, giáo phái này không nhấn mạnh đến việc truyền giáo bằng quyền phép. Nhưng anh và Lisa là một phần của làn sóng thứ ba, vì vậy anh đã biết mình đang ở trong cuộc đối đầu bằng quyền phép. Anh đáp ngay với tà linh: “Hãy cho ta thấy quyền phép của ngươi!” Lập tức một chậu hoa trên kệ bể tung thành từng mảnh nhỏ với một tiếng động lớn.

Nhưng John đã sẵn sàng cho điều đó. Anh nói: “Quyền năng của ta chính là huyết của Chúa Cứu Thế Jê-sus. Trong Danh Ngài ta truyền cho ngươi phải ra khỏi người đàn bà này.” Con quỷ vật vã. Người đàn bà trườn trên sàn nhà như một con rắn, rồi vật vã. Nhưng quyền năng của Chúa Jê-sus đã thắng hơn, con quỷ bị đuổi đi, và người đàn bà được hoàn toàn khỏe mạnh. Ít có ai thắc mắc vì sao hội chúng của Tunstall đang lên đến 500 người. Họ đã hiểu tập làm quen với quyền phép là thế nào.

Ghi chú

  1. Benjamin B. Warfield, Miracles: Yesterday and Today, Real and Counterfeit (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1954), pp. 23,24. The first edition was published in 1918.
  2. Michael Green, Evangelism in the Early Church (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1970), p. 189.
  3. Derek Tidball, The Social Context of the New Testament (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1984), pp. 74-75.
  4. Ramsay MacMullen, Christianizing the Roman Empire (New Haven, CT: Yale University Press, 1984), p. 27.
  5. Cùng tác phẩm, tr. 4.
  6. Charles Henry Robinson, The Conversion of Europe, (London: Longmans, Green and Co., 1917), pp. 38,39.
  7. Xem Willem J. Kooiman, By Faith Alone: The Life of Martin Luther (London: Lutterworth Press, 1954), p. 192.
  8. See Morton T. Kelsey, Healing and Christianity (New York: Harper and Row, 1973), p. 235.
  9. See Rex Gardner, Healing Miracles (London: Darton, Longman and Todd, 1986), pp. 82-85. The story is told in “The History of Mr. John Welsh,” ascribed to James Kirkton, in Select Biographies, W. K. Tweedie, ed. (Edinburgh: Woodrow Wociety, 1845), Vol. 1, pp. 35ff.
  10. William Booth, The General’s Letters 1885 (London: Salvationist Publishing and Supplies, 1886), pp. 82,83.
  11. See Karl A. Olsson, By One Spirit (Chicago: Covenant Press, 1962), pp. 6068.
  12. Kelsey, Healing and Christianity.
  13. J. Sidlow Baxter, Divine Healing of the Body (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1979).
  14. John Wimber with Kevin Springer, Power Evangelism (San Francisco: Harper and Row, 1986).
  15. Gardner, Healing Miracle.
  16. John Gunstone, Healing Power (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1987).
  17. Lewis B. Smedes, “On Reverence for Life and Discernment of Reality,” The Reformed Journal, July 1987, p.18.
  18. Charles H. Kraft, “Worldview and Bible Translation,” Notes on Anthropology, Summer institute of Linguistics, June-Sept. 1986, p. 47.
  19. Colin Brown, That You May Believe (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans, 1985), p. 33.
  20. Rex Gardner, “Miracles of Healing in Anglo-Celtic Northumbria as Recorded by the Venerable Bede and His Contemporaries: A Reappaisal In the Light of Twentieth Century Experience,” British Medical Journal, Vol. 287, 1983, offprint p. 6.
  21. Paul G. Hiebert, “The Flaw of the Excluded Middle,” Missiology: An International Review, Vol. X, No. 1, Jan. 1982, p. 35.
  22. Paul Brand with Philip Yancey, “A Surgeon’s View of Divine Healing,” Christianity Today, Nov. 25, 1983, p. 15.
  23. Paul G. Hiebert, “A Conflict of World Views,” Together, July-Sept. 1984, p. 23.
  24. Jack MacDonald, “Stance,” TEAM Horizons, Nov./Dec. 1982, p. 15.
  25. Alan Tippett, Introduction to Missiology (Pasadena, CA: William Carey Library, 1987), p. 83.
  26. Timothy M. Warner, “Encounter with Demon Power,” Trinity World Forum, Winter 1981, p. 4.
  27. Cùng tác phẩm.
  28. Timothy M. Warner, “Power Encounter in Evangelism,” Trinity World Forum, Winter 1985, p. 2.