Chức Vụ Chữa Lành- Sự Quy Đạo Của Châu Âu; Thế Giới Quan Tin Là Thấy

SỰ QUY ĐẠO CỦA CHÂU ÂU

Nhưng điều này đã không dừng lại ở vài thế kỷ đầu. Charles Henry Robinson, người chép sử cuộc quy đạo ở châu Âu, là một con người khá hoài nghi khi ông phải ghi chép lại các phép lạ. Ông nói rằng “khi chúng ta xem xét đặc tính phi khoa học của thời đại mà trong đó các phép lạ này được ký thuật, và tính bất khả thi của việc có các bằng chứng có thể làm thỏa mãn nhà sử gia hay chỉ trích, chúng ta không thể thừa nhận sự kiện phép lạ trong bất cứ trường hợp nào.” Dầu vậy, các dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên cũng hết sức phổ biến trong lịch sử của công tác các nhà truyền giáo giữa vòng những người dân châu Âu đến nỗi “chúng ta không thể bỏ qua toàn bộ các câu chuyện này.” 6

su-quy-dao-cua-chau-au

Như vậy, cứ cho rằng sau khi đã bỏ qua càng nhiều sự kiện càng tốt, Robinson đã tường thuật tỉ mỉ từng sự kiện này đến sự kiện khác về việc truyền giảng bằng quyền phép. Patrick, người Ireland đã làm nhiều phép lạ; Germanus người Auxerre đã làm yên một trận bão ở trên kênh đào Anh quốc, trong khi truyền giáo ở tại Pháp, Martin người Tours đã không những đốn hạ một cây tà thần mà còn đứng ngay nơi mà người ta cho rằng phải bị ngã mà không bị hại gì cả; Columbanus đã điều khiển các thú dữ bằng quyền phép của Chúa; ở tại miền Nam nước Ý cả Benedict và Barbatus truyền giáo bằng cách thách thức thẳng với Satan và hủy phá các lùm cây thần; ở tại Hà Lan Wulfram đã khiến một cậu bé sống lại từ kẻ chết; Boniface đã dám đánh đổ cây sồi của Sao Mộc Thiêm ở tại Đức; Bernard đã ngăn để lửa không đốt cháy mình; ở tại NaUy, Vua Olaf, khi thách thức với một người lãnh đạo dân ngoại, thấy Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện cụ thể liên quan đến thời tiết.

Trong thời gian có cuộc cải chánh, có quá nhiều lời tuyên bố giả dối về phép lạ đã bị trộn lẫn với những tuyên bố thật trong Giáo hội Công Giáo Lamã đến nỗi những nhà cải chánh có khuynh hướng muốn rời xa các dấu kỳ và phép lạ. Tuy nhiên, có nhiều nhà cải chánh đã không hoàn toàn bác bỏ các chức vụ mang tính siêu nhiên, đặc biệt là trong những khủng hoảng của chức vụ chính mình. Ví dụ, người ta kể câu chuyện về nỗi đau buồn của Martin Luther trước lời chẩn đoán của bác sĩ rằng người phụ tá của ông, Phillip Melanchthon, mắc một chứng bệnh phải chết. Luther đã quỳ gối cầu nguyện cho sự phục hồi của ông ấy, và tình trạng của ông ta đã lập tức thay đổi hoàn toàn. 7 Người ta nói rằng John Wesley đã chữa lành cho con ngưạ bị què của ông nhờ lời cầu nguyện.8 Người con rể của John Knox là John Welsh, được thuật lại đã quỳ gối và cầu nguyện suốt 36 giờ đồng hồ bên thi thể của một vị bá tước trẻ tuổi là một trong những người hỗ trợ mạnh mẽ cho ông, nài xin Chúa đem người ấy trở lại cho ông, và Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện.9

Một số các giáo phái không thuộc Ngũ tuần ngày nay được đâm rễ sâu xa nơi các chức vụ quyền năng của phép lạ hơn là nhiều thành viên hiện thời nhận biết, bởi vì, hoặc cố ý hay vô tình, phương diện lịch sử đặc biệt ấy của họ đã không được nhấn mạnh. Ví dụ, vào năm 1885 Tướng William Booth, nhà sáng lập Đội Quân Cứu Thế, đã tường thuật “những dấu kỳ và những phép lạ đáng lưu ý hiện nay đã được làm ra giữa vòng chúng ta” và để viết thư cho các đồng sự của ông về những ân tứ phi thường của Đức Thánh Linh như là tiếng lạ, sự chữa lành và các phép lạ. Ông nói rằng ông biết không điều gì trong Kinh Thánh hoặc trong kinh nghiệm “ chứng minh là các phép lạ không ích lợi cho ngày nay cũng như trong bất cứ thời gian nào trước đó của lịch sử Hội thánh.” 10

Một phần cuộc phục hưng ở tại Hội Thánh Lutheran Thụy Sĩ, đã sinh ra Hội Thánh Evangelical Covenant, là sự xuất hiện của “Criers”, những người trẻ tuổi đã được xức dầu một cách siêu nhiên bởi Đức Thánh Linh để rao giảng và nói tiên tri.11 A. B. Simpson, người thành lập Hội Truyền Giáo Phúc âm Liên hiệp, đã dành một ưu tiên cao cho chức vụ chữa lành của Chúa vào cuối thập niên 1800, và nhiều Hội Thánh Alliance đã có chức vụ chữa lành mạnh mẽ. Hội Thánh Nazarene nhấn mạnh việc chữa lành trong những năm đầu của họ, những người thuộc giáo phái Quakers, Mennonites, Moravians và nhiều giáo phái khác cũng vậy.

Một số tác giả của các sách gần đây nói về các chức vụ chữa lành đã bao gồm các dữ liệu lịch sử quý giá, sau khi phát hiện các dấu kỳ và các phép lạ qua lịch sử. Chúng tôi mang ơn các tác giả như Morton T. Kelsey, 12 J. Sidlow Bazter, 13 John Wimber, 14 Rex Gardner,15 John Gunstone16 và những người khác là những người đã nhắc nhở chúng tôi rằng Đức Chúa Jê-sus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi, quyền phép mà Ngài đã chuyển giao cho các môn đồ vẫn còn được chuyển giao cho chúng ta ngày nay.

THẾ GIỚI QUAN: TIN LÀ THẤY

Nếu bạn là một người Tin Lành, có lẽ bạn tin rằng Phierơ đã khiến Đôca sống lại từ kẻ chết. Nhưng liệu bạn có tin rằng Wulfram tại Hà Lan hoặc John Welsh ở tại Scotland đã khiến kẻ chết sống lại không? Còn về chuyện Columbanus kiểm soát được các thú dữ hoặc Germanus làm yên một trận bão hay John Wesley đã chữa lành cho một con ngựa thì sao?

Đôi khi hơn cả những gì chúng ta biết hoặc thích phải thú nhận, câu trả lời của chúng ta trước các câu hỏi như thế phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan riêng của chúng ta. Điều này giải thích cách một học giả có thể xem xét một thời kỳ lịch sử và không thấy các dấu kỳ và phép lạ là quan trọng, trong khi một người khác, cũng có sự chân thành và thông minh ngang bằng, có thể xem xét cùng một giai đoạn và nhìn thấy các phép lạ như là một chiều kích chính của đời sống và lời chứng Cơ Đốc. Cả hai người đều đang làm việc từ những thế giới quan khác biệt trong những mô hình chung hoặc khác nhau đặc biệt. Nhưng thế giới quan không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn xem lịch sử, mà nó còn dầm thấm từng phần của đời sống hằng ngày của bạn.

Ví dụ, Lewis Smedes, chỉ ra cách thế giới quan quyết định thái độ của chúng ta đối với một điều gì đó quan trọng như là vấn đề đạo lý. Ông nói: “Chúng ta không đồng ý, bởi vì chúng ta không nhìn thấy những sự việc giống nhau.” Hoặc nói khác đi “chúng ta không nhìn thấy tầm quan trọng như nhau trong các sự việc mà cả hai chúng ta đều đang quan sát.” 17

Như vậy, chính xác thì điều gì được hàm ý bởi thế giới quan? Một đồng nghiệp của tôi, Charles H. Kraft đã được công nhận rộng rãi là một chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực này, định nghĩa thế giới quan là “Những sự hiểu biết cơ bản đã được rập khuôn theo nền văn hóa (có nghĩa là những giả định, những tiền giả định, lòng tin, v v …) về HIỆN THỰC mà qua đó các thành viên trong một xã hội tổ chức và sống đời sống của họ.” 18 Từ HIỆN THỰC được viết in bởi vì Kraft hàm ý rằng thế giới khách quan bên ngoài chỉ có Đức Chúa Trời nhìn thấy nó. Quan điểm của chúng ta thì luôn luôn là một chữ viết thường hiện thực bởi vì không một ai trong chúng ta nhìn thấy HIỆN THỰC như Đức Chúa Trời thấy.

Nếu người ta tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời không chữa lành bệnh nữa , thì họ sẽ không có khả năng để nhìn thấy sự chữa lành thiên thượng , dẫu cho có một số lượng các tài liệu hoặc các bằng chứng được cung cấp .

Dầu vậy, các quan điểm của chúng ta về hiện thực vẫn có giá trị và vẫn hữu ích để sống đời sống con người của chúng ta. Nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng những người khác gần và xa chúng ta đều có những sự hiểu biết khác nhau về hiện thực, hoặc về những thế giới quan khác. Nói cách khác như Smedes nói, con người ta có thể nhìn cùng một sự việc cách khác nhau.

Tôi thích câu chuyện Colin Brown kể về vua xứ Siam. Dường như vào thế kỷ thứ mười bảy Nhà Vua Siam đã có một cuộc nói chuyện rất thú vị với vị đại sứ Hà Lan. Ông đã bị mê hoặc bởi những câu chuyện về một cuộc sống ở tại xứ sở Hà Lan xa xôi. Bị mê hoặc, là vì khi vị đại sứ bắt đầu kể cho nhà vua nghe mùa đông ở tại Hà Lan là thể nào, nước đã đóng cứng đến nỗi một con voi có thể đi bộ trên đó thì ông vua này vẫn sống cả đời của mình trong vùng nhiệt đới, vị vua đã trả lời: “Từ trước tới nay, ta đã tin những chuyện lạ mà anh thuật, bởi vì ta thấy anh là một con người ngay thẳng, tỉnh táo; nhưng bây giờ thì ta biết chắc rằng anh nói dối.” 19 Thế giới quan của vị vua này, hoặc như Brown đã gọi nó là “khung tham chiếu,” không thể xử lý được thông tin mà vị đại sứ đem đến. Trong trường hợp đặc biệt đó, hiện thực của vị đại sứ tỏ ra gần với HIỆN THỰC hơn là của nhà vua. Trong các trường hợp khác, hiện thực của nhà vua có thể là gần hơn.

Thế giới quan là điều hết sức quan trọng khi có liên quan đến việc đánh giá nhu cầu dành cho chức vụ chữa lành hoặc giá trị của một chức vụ chữa lành. Nếu người ta tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời không còn chữa lành, họ sẽ không thể nào nhìn thấy sự chữa lành của Đức Chúa Trời, dẫu cho số lượng các tài liệu hoặc bằng chứng được cung cấp nhiều đến đâu. Việc thuyết phục một người hoài nghi là một nỗ lực vô bổ. Chính mình Chúa Jê-sus sẽ không làm một phép lạ để thuyết phục những kẻ hoài nghi bởi vì Ngài biết điều đó chẳng ích gì. Bởi vì họ không tin, họ cũng không thể thấy điều Chúa Jê-sus đã làm. Nói cho đúng, tin là thấy.

Rex Gardner, từ quan điểm của một bác sĩ, là người cũng tin nơi sự chữa lành thiên thượng, đã vật lộn với vấn đề này. Ông nêu lên một trường hợp mẫu về một bệnh nhân với hội chứng Waterhouse-Friderichsen, là hội chứng đã gây viêm phổi và chứng mù vĩnh viễn. Khi lời cầu nguyện chữa lành được dâng lên cho Chúa, bà đã phục hồi. Nhưng các bác sĩ chăm sóc cho nạn nhân này không thể tin rằng chữa lành là công việc của Đức Chúa Trời. Gardner nhận xét về trường hợp người phụ nữ được phục hồi thị giác: “Bất chấp việc có bốn bác sĩ chuyên môn đã chứng kiến bà như đã thừa nhận, họ vẫn nhất định giữ sự chẩn đoán của mình, tính chính xác của nó bị đặt nghi vấn bởi những người không thể giải thích sự tồn tại của bà.” 20 Vấn đề của họ là gì? Rõ ràng là cũng giống như vấn đề của Vua Siam-đó là thế giới quan. Họ chỉ có thể thấy nếu họ tin.